Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 9, Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Ở những tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được vị trí địa lí cũng như đặc điểm khí hậu ở đới nóng. Với đặc điểm khí hậu như vậy đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ra sau. Câu trả lời sẽ có sau khi các em học xong bài 9 hôm nay

Bước 2 ( 5 phút )

Tìm hiểu đặc điểm sản xuất nông nghiệp

- GV: Nhắc lại vị trí của đới nóng?

- HS: Nằm khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam

- GV: Đới nóng gồm có những môi trường nào?

- HS:

 + Xích đạo ẩm

 + Nhiệt đới

 + Nhiệt đới gió mùa

 + Hoang mạc

- GV: Khí hậu đới nóng có những đặc điểm gì?

- HS: Nắng nóng quanh năm và mưa nhiều.

Bước 3 ( 5 phút )

 Thảo luận nhóm

- GV: Chia HS làm 4 nhóm

- Câu hỏi: Khí hậu ở đới nóng có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả của nhóm mình

- GV: Nhận xét và đánh giá

- GV: Quan sát H9.1 và 9.2 nêu nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở MT xích đạo ẩm?

Bước 4 ( 10 phút )

Giáo dục môi trường

- GV: Hướng dẫn HS

 + Lớp mùn ở đới nóng không dày nên dễ bị nước mưa cuốn trôi nếu không có rừng cây che phủ

 + Vì vậy điều cần thiết phải trồng và bảo vệ rừng

- GV: Cho HS1số tranh ảnh của môi trường đới nóng

- GV: Tìm ví dụ

 để thấy ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp?

- HS: Mưa tập trung vào 1 mùa gây lũ lụt, mùa khô kéo dài làm hạn hán, canh tác không khoa học làm đất thoái hóa

- GV: Nêu những biện pháp để hạn chế những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

- HS: Trồng và bảo vệ rừng, làm tốt công tác thủy lợi, có biện pháp phòng chống thiên tai và dịch bệnh

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 9, Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 - Tiết: 9
Tuần 5
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. Biết 1 số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng
- HS hiểu: Nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm. Giải thích được nguyên nhân những loại cây này lại phát triển mạnh ở đới nóng
 1.2/ Kĩ năng : 
 	- HS thực hiện được: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở môi trường đới nóng, giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng. KNS như tư duy, giao tiếp, tự nhận thức
 	- HS thực hiện thành thạo: Đọc các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của đới nóng
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, biểu đồ và tranh ảnh về đặc điểm sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở đới nóng.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức : Tự tin khi trình bày 1 phút kết quả làm việc nhóm
 1.3/ Thái độ 
- Thói quen: Tuyên truyền và giúp mọi người xung quanh hiểu được quan hệ tương hỗ giữa sản xuất công nghiệp và môi trường 
- Tính cách: Ý thức được sự cần thiết phải BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở đới nóng và BVMT để sản xuất
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
3/ CHUẨN BỊ
- GV: Tranh 1 số hình ảnh về nông nghiệp của đới nóng
- HS: SGK, tập ghi, bài tập địa lí
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng: Không
Câu 1.( 7đ )Tại sao nói Tây Ninh có vị trí quan trọng về kinh tế lẫn quốc phòng, có cơ hội hoà nhập vào thị trường trong nước và thế giới ? 
Đáp án: 
- Cầu nối giữa Thnh phố Hồ Chí Minh với Phnôm Pênh.
- Giáp các tỉnh trong khu vực và Campuchia qua các cửa khẩu.
- Vị trí quốc lộ 22, đường xuyên Á.
 	Câu 2.( 3đ ) Em hãy kể tên các huyện , thành phố ở Tây Ninh ?
	Đáp án:
	Gồm 1 Thành phố, 8 huyện, 8 thị trấn, 5 phường và 82 xã.	
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. Nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở môt trường xích đạo ẩm
- Kĩ năng : Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lí cho học sinh 
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan,thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: H9.1 và 9.2 SGK
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Ở những tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được vị trí địa lí cũng như đặc điểm khí hậu ở đới nóng. Với đặc điểm khí hậu như vậy đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ra sau. Câu trả lời sẽ có sau khi các em học xong bài 9 hôm nay
Bước 2 ( 5 phút )
Tìm hiểu đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- GV: Nhắc lại vị trí của đới nóng?
- HS: Nằm khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam 
- GV: Đới nóng gồm có những môi trường nào?
- HS: 
 + Xích đạo ẩm
 + Nhiệt đới
 + Nhiệt đới gió mùa
 + Hoang mạc
- GV: Khí hậu đới nóng có những đặc điểm gì?
- HS: Nắng nóng quanh năm và mưa nhiều.
Bước 3 ( 5 phút )
 Thảo luận nhóm 
- GV: Chia HS làm 4 nhóm
- Câu hỏi: Khí hậu ở đới nóng có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả của nhóm mình
- GV: Nhận xét và đánh giá
- GV: Quan sát H9.1 và 9.2 nêu nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở MT xích đạo ẩm?
Bước 4 ( 10 phút )
Giáo dục môi trường
- GV: Hướng dẫn HS
 + Lớp mùn ở đới nóng không dày nên dễ bị nước mưa cuốn trôi nếu không có rừng cây che phủ
 + Vì vậy điều cần thiết phải trồng và bảo vệ rừng
- GV: Cho HS1số tranh ảnh của môi trường đới nóng
- GV: Tìm ví dụ
 để thấy ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp?
- HS: Mưa tập trung vào 1 mùa gây lũ lụt, mùa khô kéo dài làm hạn hán, canh tác không khoa học làm đất thoái hóa
- GV: Nêu những biện pháp để hạn chế những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- HS: Trồng và bảo vệ rừng, làm tốt công tác thủy lợi, có biện pháp phòng chống thiên tai và dịch bệnh
1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ
- Khó khăn: Đất dễ bị thoái hóa, xói mòn, nhiều sâu bệnh, khô hạn bão lũ
Hoạt động 2: Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết 1 số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng. Giải thích được nguyên nhân những loại cây này lại phát triển mạnh ở đới nóng
- Kĩ năng : Luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho học sinh ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng	
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp: lúa nước, cây công nghiệp.
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở đới nóng
- GV: Vì sao những vùng trồng lúa nước thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất trên TG? 
- HS: Đáp ứng nhu cầu lương thực
- GV: Hãy kể 1 số cây lương thực ở đới nóng? Và cho biết chúng được trồng nhiều ở đâu?
- HS: Ngô trồng ở vùng đủ ẩm
- GV: Cho biết ở đới nóng có những cây công nghiệp nào quang trọng? phân bố ở đâu?
- HS: Cà phê, cao su
- GV: Tại sao những loại cây này lại phát triển mạnh ở đới nóng?
- HS: Mỗi loại cây phù hợp với khí hậu và đất đai riêng nếu phù hợp nó sẽ phát triển
- GV: Tình hình chăn nuôi ở đới nóng như thế nào?
- HS: Chưa phát triển bằng trồng trọt
- GV: Hãy kể 1 số loài vật được chăn nuôi nhiều ở đây? Phân bố của chúng?
- HS: Trâu bò
Bước 2 ( 3 phút )
 Liên hệ thực tế ở Việt nam
- GV: Ngành trồng trọt ở Việt Nam phát triển như thế nào ?
- HS:Ngành trồng trọt Việt Nam cũng phát triển mạnh như lúa, cà phê, hồ tiêu... luôn đứng Top đầu thế giới)
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
- Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang
- Cây công nghiệp nhiệt đới: Cà phê, cao su, dừa, bông, mía
- Chăn nuôi: Trâu, bò, dê, lợn
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Đất ở đới nóng dễ bị xói mòn và thoái hóa là do đâu ?
- Đáp án câu 1: 
+ Lượng mưa lớn và tập trung ở 1 mùa
+ Mùa khô kéo dài
+ Việc canh tác không đúng KH 
- Câu 2: Để khắc phục những khó khăn do KH nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần có những bpháp nào ? 
- Đáp án câu 2: 
+ Trồng và bảo vệ rừng
+ Làm tốt công tác thuỷ lợi
+ Phòng chống thiên tai dịch bệnh
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 32 SGK.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Đọc trước bài mới 10 DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
	+ Tìm hiểu sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường như thế nào ?
+ Nêu biện pháp khắc phục những tác động xấu đến môi trường do việc tập trung dân cư quá đông ở các khu vực Đông Nam Á và Nam Á ?
+ Những công việc hàng đầu về dân sinh ở đới nóng là gì ? Biện pháp giải quyết ?
6/ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT9 - BAI 9.docx
Giáo án liên quan