Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 4, Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Để củng cố lại sự thể hiện dân số qua các lược đồ, các tháp tuổi hôm nay chúng ta sẽ thực hành phân tích lược đồ và tháp tuổi để thấy rõ điều đó

Bước 2 ( 20 phút )

- GV : Cho HS quan sát H4.2 và H4.3

- GV: Cho biết các lứa tuổi thể hiện trong tháp tuổi?

- HS :

- GV: Tháp tuổi cho ta biết điều gì?

-HS:

- GV: Tháp tuổi như thế nào thể hiện dân số trẻ, già, ổn định?

- HS:

 + Tháp dân số trẻ: Đáy rộng, thân hẹp, đỉnh nhọn.

 + Tháp dân số già: Đáy hẹp, thân rộng.

 + Tháp dân số ổn định: 2 cạnh bên gần thẳng đứng, hình ngôi tháp.

- GV: phân tích độ tuổi từ 0 – 4 tuổi ở 2 tháp tuổi?

- HS:

 + Tháp 1: Nam 5%, nữ gần 55

 + Tháp 2: Nam gần 45, nữ 3.5%

- GV: Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi sau 10 năm?

- HS:

 + Tháp 1989 có đáy rộng, thân thu hẹp hơn

 + Tháp 1999 có đáy thu hẹp hơn, thân mở rộng

- GV: Sau 10 năm, hình dạng tháp tuổi đã thay đổi. điều đó chứng tỏ dân số TP. HCM thay đổ như thế nào?

- HS: Sau 10 năm dân số TPHCM già đi

- GVKL:

 + Tháp dân số 1989: dân số trẻ

 + Tháp dân số 1999: già đi

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 4, Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 - Tiết:4
Tuần 2
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
 - HS biết: Củng cố cho HS kiến thức về tháp tuổi. Củng cố cho HS các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á
 - HS hiểu: Hiểu được ý nghĩa về hình ảnh tháp tuổi. Giải thích được nguyên nhân các đô thị phân bố không đồng đều
 1.2/ Kĩ năng : 
- HS thực hiện được: Kỹ năng sống như tư duy và giao tiếp. Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số
- HS thực hiện thành thạo: Đọc sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi 1 địa phương qua tháp tuổi, nhân dạng tháp tuổi
* Kĩ năng sống : 
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin qua lược đồ, tháp tuổi về mật độ dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở một số tỉnh, thành phố ở nước ta
+ So sánh các tháp tuổi để rút ra nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ của các nhóm tuổi.
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
 1.3/ Thái độ : 
- Thói quen: Nhận thức được vai trò của dân số đối với kinh tế của đất nước
- Tính cách: Giáo dục học sinh ý thức về sức ép dân số với tài nguyên môi trường 
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Bài tập 2 và 3
3/ CHUẨN BỊ 	
- GV: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng:
- Câu 1( 6đ ):Quần cư nông thôn là gì? Quần cư đô thị là gì? 
- Đáp án câu 1 1: 
+ Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp, làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
+ Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ
- Câu 2 ( 2đ ): Dân số đô thị thế giới hiện nay như thế nào ?
- Đáp án câu 2: Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị
- Câu 3( 2đ ): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 Tháp tuổi như thế nào thì thể hiện dân số trẻ? 
 	- Đáp án câu 3: Tháp tuổi có đáy tháp mở rộng 
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Bài tập 2
1. Mục tiêu:
- Kiến thức : Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
- Kĩ năng : Đọc và khai thác các thông tin trên tháp tuổi. Sự biến đổi kết cấu dân số 
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: H4.2 và H4.3 ( SGK )
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Để củng cố lại sự thể hiện dân số qua các lược đồ, các tháp tuổi hôm nay chúng ta sẽ thực hành phân tích lược đồ và tháp tuổi để thấy rõ điều đó
Bước 2 ( 20 phút )
- GV : Cho HS quan sát H4.2 và H4.3
- GV: Cho biết các lứa tuổi thể hiện trong tháp tuổi?
- HS :
- GV: Tháp tuổi cho ta biết điều gì?
-HS:
- GV: Tháp tuổi như thế nào thể hiện dân số trẻ, già, ổn định?
- HS: 
 + Tháp dân số trẻ: Đáy rộng, thân hẹp, đỉnh nhọn.
 + Tháp dân số già: Đáy hẹp, thân rộng.
 + Tháp dân số ổn định: 2 cạnh bên gần thẳng đứng, hình ngôi tháp.
- GV: phân tích độ tuổi từ 0 – 4 tuổi ở 2 tháp tuổi?
- HS:
 + Tháp 1: Nam 5%, nữ gần 55
 + Tháp 2: Nam gần 45, nữ 3.5%
- GV: Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi sau 10 năm?
- HS: 
 + Tháp 1989 có đáy rộng, thân thu hẹp hơn
 + Tháp 1999 có đáy thu hẹp hơn, thân mở rộng
- GV: Sau 10 năm, hình dạng tháp tuổi đã thay đổi. điều đó chứng tỏ dân số TP. HCM thay đổ như thế nào?
- HS: Sau 10 năm dân số TPHCM già đi
- GVKL:
 + Tháp dân số 1989: dân số trẻ
 + Tháp dân số 1999: già đi
1. Bài tập 1 ( giảm tải )
2. Bài tập 2
- Tháp 1989 có đáy rộng, thân thu hẹp hơn
- Tháp 1999 có đáy thu hẹp hơn, thân mở rộng
- Sau 10 năm dân số TPHCM già đi
 + Nhóm trong độ tuổi lao động tăng về tỉ lệ
 + Nhóm dưới độ tuổi lao động giảm về tỉ lệ
Hoạt động 2 : Bài tập 3
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á
- Kĩ năng : Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ phân bố dân cư Châu Á
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Bản đồ phân bố dân cư Châu Á
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 5 phút )
- GV: Cho HS theo dõi lược đồ H4.4
* Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống ( 10 phút )
- Câu hỏi: Quan sát H.4.4 + Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á. Tìm những khu vực tập trung đông dân? Các đô thị lớn thường phân bố ở đâu? Giải thích tại sao dân số châu Á lại phân bố không đều?
- HS: Thảo luận và và đại diện từng nhóm lênbáo cáo kết quả của nhóm mình.
- GV giải thích:
 + Ở vùng cực khí hậu giá lạnh
 + Ở vùng trung tâm địa hình hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt
 + Ở vùng Tây Nam Á khí hậu khắc nghiệt
3. Bài tập 3
- Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á..
- Các đô thị lớn thường tập trung ở đồng bằng và ven biển
- Dân cư và các đô thị tập trung đông ở những nơi điều kiện sống thuận lợi và ngược lại
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
	- Câu 1: Tháp tuổi hư thế nào thể hiện dân số trẻ, già, ổn định?
- Đáp án câu 1: 
 + Tháp dân số trẻ: Đáy rộng, thân hẹp, đỉnh nhọn.
 + Tháp dân số già: Đáy hẹp, thân rộng.
 + Tháp dân số ổn định: 2 cạnh bên gần thẳng đứng, hình ngôi tháp.
- Câu 2: Dân số trẻ, già, ổn định thường xuất hiện ở những nước nào?
- Đáp án câu 2: 
+ Đang phát triển, Tây Âu, Bắc Âu
+ Những bậc cha mẹ xin nghỉ việc một năm để sinh con thứ ba mỗi tháng sẽ được trả 916 USD thay vì 510 USD. Những gia đình có 3 con trở lên cũng sẽ được giảm giá phương tiện giao thông công cộng, hàng tiêu dùng cho gia đình và các phương tiện giải trí.
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài,hoàn chỉnh lại bài tập 2,3 trong SGK
+ Làm bài tập 1, 2 trang 3 - Tập bản đồ Địa lí 7.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm”:
+ Ôn tập lại các đới khí hậu chính trên trái đất về ranh giới, khí hậu (địa lí lớp 6 ) ?
+ Tìm hiểu môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào? 
	+ Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?
6/ PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT4 - BAI 4.docx