Giáo án Địa ký Lớp 7 - Tiết 19, Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình ô nhiễm không khí.

GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK/56

? Quan sát hình ảnh sau, và sự hiểu biết của mình em hãy nêu hiện trạng bầu khí quyển ở đới ôn hòa

HS: TB

? Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm là gì?

HS: TB

? Ngoài những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân nào khác?

HS: TB

? Tình trang ô nhiễm không khí nặng nề ở đới ôn hòa gây nên những hiện tượng tiêu cực gì?

HS: TB

? Tác hại của những hậu quả trên?

HS: TB

GV: Chiếu hình ảnh – Giảng về những tác hại của mưa axit, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzôn, ô nhiễm phóng xạ nguyên tử.

? Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đã làm gì để giảm tác hại gây ô nhiễm môi trường?

HS: TB Nhiều nưới trên thế giới đã kí nghị định thư Ki-ô-tô ngày 16 tháng 2 năm 2005

Năm 2012 nghị định được LHQ gia hạn đến năm 2020

GV: Chiếu hình khí thải của Pháp Và Mĩ cho học sinh quan sát.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa ký Lớp 7 - Tiết 19, Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 7A;
 7B;
TIẾT 19. BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 - HS biết được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nước ở các nước pt
 - Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi 1 đới và có tính chất toàn cầu.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có
 - Phân tích ảnh địa lí.
 3. Thái độ: HS ý thức bảo vệ môi trường 
* Tích hợp GDANQP: ví dụ để giải thích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán..
 - NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
 1. GV: - Tranh ảnh về ô nhiễm không khí và nước, ảnh chụp lỗ thủng tầng ozon.
 - Máy chiếu.
 - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
 2. HS : - Chuẩn bị bài ở nhà .
 - Tập bđ, SGK
 3. Phương pháp : Đàm thoại, gợi mở, hđ nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề,...
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức : (1 phút) 7A:.......................Vắng:.............................................
 7B:.......................Vắng:.............................................
 2.	Kiểm tra bài cũ : (4phút)
 ? Cảnh quan CN ở đới ôn hòa được biểu hiện ntn?ảnh hưởng tới việc bảo vệ MT ra sao?
 ? hãy mô tả hiện tượng khí quyển và nước bị ô nhiễm, nêu tác hại với thiên nhiên và con người?
 3. Bài mới: (35phút)
Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường nước và không khí. Đặt ra vấn đề, tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục..... học sinh cùng tìm hiểu trong giờ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình ô nhiễm không khí.
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK/56
? Quan sát hình ảnh sau, và sự hiểu biết của mình em hãy nêu hiện trạng bầu khí quyển ở đới ôn hòa
HS: TB
? Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm là gì?
HS: TB
? Ngoài những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân nào khác? 
HS: TB
? Tình trang ô nhiễm không khí nặng nề ở đới ôn hòa gây nên những hiện tượng tiêu cực gì? 
HS: TB
? Tác hại của những hậu quả trên?
HS: TB
GV: Chiếu hình ảnh – Giảng về những tác hại của mưa axit, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzôn, ô nhiễm phóng xạ nguyên tử.
? Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đã làm gì để giảm tác hại gây ô nhiễm môi trường?
HS: TB Nhiều nưới trên thế giới đã kí nghị định thư Ki-ô-tô ngày 16 tháng 2 năm 2005 
Năm 2012 nghị định được LHQ gia hạn đến năm 2020
GV: Chiếu hình khí thải của Pháp Và Mĩ cho học sinh quan sát.
* Tích hợp GDANQP: là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí?
HS: trình bày theo ý hiểu
GV: Chuẩn hóa kiến thức.
1. Ô nhiễm không khí :
- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
- Nguyên nhân.
+ Do sự phát triển của công nghiệp, động cơ các phương tiện giao thông, các hoạt động sinh hoạt của con người thải nhiều khói, bụi vào trong không khí.
+ Ngoài ra còn do các hiện tượng tự nhiên: cháy rừng, bão cát, bụi núi lửa, gió lốc, quá trình phân hủy xác động thực vật.
+ Do rò rỉ phóng xạ nguyên tử
- Hậu quả:
+ Mưa axit ảnh hưởng lớn tới cây trồng và môi trường.
+ Tăng hiệu ứng nhà kính => Trái Đất nóng lên,->biến đổi khí hậu 
+ Làm thủng tầng ô-zôn, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người
- Giải pháp:
+ Giảm lượng khí thải độc hại.
+ Bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng.
Hoạt động2: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước.
HS: Chú ý mục 2 SGK và cho biết
? Có những nguồn nước nào bị ô nhiễm ở đới ôn hòa?
HS: TB
GV: Cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3, 17.4, và nội dung sgk yêu cầu học sinh thảo luận.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1:
- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngọt?
Nhóm 2:
- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặn?
Nhóm 3:
- Tìm các biện pháp khác phục ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa?
Nhóm 4: 
- Nêu biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước?
HS: Thảo luận trong vòng 7 phút sau đó đại diện nhóm báo cáo.
GV: Chiếu hình và phân tích cho học sinh hiểu
* Tích hợp GDANQP:
? Tình trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay ra sao?
GV: Chiếu hình phân tích.
? Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi nước?
GV: Phân tích và chốt ý
2. Ô nhiễm nước:
- Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: nước biển nước sông hồ, nước ngầm...
 (Bảng bổ sung)
Ô nhiễm nước sông ngòi
Ô nhiễm nước biển
Nguyên nhân
- Rác thải từ công nghiệp
- Thuốc trừ sâu
- Phân bón hóa học
- Rác thải sinh hoạt
Váng dầu do khai thác,
 chuyên chở, đắm tàu...
- Khu đô thị ven biển
- Nước thải từ sông đổ ra biển
Hậu quả
- Gây bệnh tật cho con người.Làm chết các sinh vật sống trong môi trường nước
- Tạo ra hiện tượng 
 “Thủy triều đen” 
 “Thủy triều đỏ”
Biện pháp
- Xử lí nước thải, rác thải trước khi đổ vào môi trường
- Không lạm dụng phân bón hóa học,thuốc trừ sâu
 4. Củng cố - dặn dò: (4phút)
 1. Nguyên nhân gây ô nhiễm ở đới ôn hòa?
 2. Bài tập: Biểu đồ lượng khí thải độc hại các nước có bình quân đầu người cao nhất thế giới?
 - Vẽ biểu đồ cột.
 - Cách vẽ.
 * Tổng lượng khí thải của Pháp năm 2000 là :
 59.330.000 x6 = ?
 281.421.000x20 =?
 5. Hướng dẫn về nhà: (1phút)
- Ôn kiến thức cách nhận biết đặc điểm khí hậu qua biểu đồ ở MT đới ôn hòa.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 17 O nhiem moi truong o doi on hoa_12718478.doc