Giáo án Địa lý 7 - Tiết 4-6

Tiết 6

Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới

- Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới

2. Kĩ năng:

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường nhiệt đới, kĩ năng nhận biết môi trường địa lí qua ảnh chụp, tranh vẽ.

3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ các môi trường địa lí.

- Biểu đồ khí hậu nhiệt đới hình 6.1 và 6.2 SGK (tự vẽ)

- Ảnh xavan đồng cỏ và động vật của xavan

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Trong đới nóng có các kiểu môi trường nào? Nêu đặc điểm tự nhiên của môi trường xích đạo ẩm?

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 4-6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn : 20/8 
Tiết 4 
Bài 4: THỰC HÀNH
 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI.
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Qua bài thực hành củng cố cho HS :
- Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
- Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư và các đô thị trên bản đồ phân bố dân cư và đô thị .
- Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân ở châu Á
- Đọc sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi một địa phương qua tháp tuổi. Nhận dạng tháp tuổi.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Á.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên châu Á
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 	Quần cư là gì ? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt đông 1: 
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2 và nhắc lại cách nhận dạng tháp dân số.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.2 và 4.3 sgk, thảo luận theo bàn (4 phút). Nội dung :
 - Sau 10 năm (1989- 1999) hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi ? (đáy tháp, thân tháp). Nhận xét ?
Đặc điểm
H 4.2
H 4.3
Đáy tháp
Mở rộng
0 - 4t : 
Nam : 5%
Nữ : 5%
Thu hẹp lại → có xu hướng giảm.
0 - 4t : 
Nam : 4%
Nữ : 3,5%
Thân tháp
Thon dần về đỉnh. 
Lớp tuổi đông nhất là 
15 - 19t
Mở rộng hơn → có xu hướng tăng. 
Lớp tuổi đông nhất là 
20 – 24 t
25 – 29t
Nhận xét
Tháp dân số trẻ
Tháp dân số già
- Sau 10 năm nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ ? Tăng bao nhiêu ? 
+ Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? Giảm bao nhiêu?
- Sự thay đổi trên nói lên điều gì về tình hình dân số ở thành phố Hồ Chí Minh?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập 2
Hoạt động 3: 
Yêu cầu HS nhắc lại trình tự đọc lược đồ và vận dụng đọc lược đồ 4.4 sgk.
Hướng dẫn HS phân tích lược đồ theo các yêu cầu sau:
- Tìm trên lược đồ những nơi tập trung các chấm nhỏ dày đặc ? Đọc tên những khu vực đó ? Mật độ chấm đỏ nói lên điều gì?
 - Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn lớn và vừa? Cho biết các đô thị tập trung chủ yếu ở đâu? Giải thích tại sao?
GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập 3
GV treo bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu Á, yêu cầu HS xác định những nơi tập trung đông dân ở châu Á. Xác định và đọc tên các siêu đô thị ở châu Á. Cho biết các siêu đô thị đó ở nước nào?
- Đọc yêu cầu bài tập và trả lời, nhận xét, bổ sung 
- Quan sát H4.4 và trả lời câu hỏi
Câu hỏi 2 :
- Tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động (0- 14t) giảm
- Tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động (15- 59t) tăng lên.
- Sau 10 năm ( 1989- 1999) dân số thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng già đi. 
Câu hỏi 3 :
- Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á là: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
- Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở ven biển của 2 đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và dọc các dòng sông lớn.
4. Củng cố:
 	GV nhận xét ưu, khuyết điểm giờ thực hành, khen ngợi và ghi điểm đối với một số HS hoạt động tích cực và giải tốt bài tập.
5. Dặn dò:
 	- Làm bài tập.
 	- Ôn tập lại các đới khí hậu trên trái đất, ranh giới và đặc điểm của các đới.
 	- Chuaån bò tröôùc baøi 5 “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm” , trả lời câu hỏi
 	+ Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng.
 	+ Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì?
IV. Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................
......................................................................................................................................................
	Tuần 3 Ngày soạn : 27/8 
Tiết 5 
PHẦN 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Bài 5: ĐỚI NÓNG . MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức:
- HS xác định được vị trí đới nóng và các kiểu môi trường trong đới nóng trên bản đồ tự nhiên Thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
2. Kĩ năng:
- Đọc các bản đồ : tự nhiên Thế giới, khí hậu Thế giới, lược đồ các kiểu môi trường ở đới nóng, lược đồ phân bố dân cư trên Thế giới.
- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm 
- Đọc sơ đồ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : 
Kể tên, xác định các khu vực đông dân, các đô thị lớn ở châu Á trên lược đồ tự nhiên?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: 
Gọi 1 HS đọc thuật ngữ “môi trường” (sgk/ Tr.187)
- Trên Trái đất có mấy vành đai nhiệt ? Có mấy đới khí hậu ?
- Trên Trái Đất có mấy môi trường địa lí ?
GV giới thiệu về 3 môi trường địa lí trên thế giới và treo bản đồ của các môi trường địa lí, hướng dẫn HS quan sát kết hợp hình 5.1 sgk
- Xác định vị trí, giới hạn đới nóng? So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái đất và rút ra nhận xét ?
- Hãy cho biết tại sao đới nóng còn gọi là khu vực nội chí tuyến ?
Ý nghĩa của nội chí tuyến : là khu vực 1 năm có 2 lần Mặt Trời chiếu thằng góc và 2 chí tuyến là giới hạn cuối cùng của Mặt Trời chiếu thẳng góc một lần, và đây là khu vực góc Mặt Trời chiếu sáng lớn nhất, nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời cao nhất nên gọi nơi dây là đới nóng.
GV treo bản đồ các loại gió trên Trái đất.
- Xác định hướng và tên các loại gió thổi thường xuyên, quanh năm ở khu vực đới nóng ?
- Nêu đặc điểm khí hậu đới nóng ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến giới sinh vật và sự phân bố dân cư ở đới nóng ?
- Dựa vào hình 5.1/ Tr.16, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?
Đối với HS Khá, giỏi: Yêu cầu xác định vị trí của các môi trường ở đới nóng trên bản đồ
GV: Môi trường hoang mạc có cả ở đới nóng và đới ôn hoà nên chúng ta sẽ được học ở một chương riêng .
Hoạt động 2: 
Gọi HS xác định vị trí, giới hạn của môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ các môi trường địa lí.
- Cho biết quốc gia nào của châu Á nằm trong môi trường xích đạo ẩm ? Xác định vị trí của quốc gia đó trên bản đồ ?
Giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po.
Nhận xét và chuẩn xác kết quả báo cáo của HS 
Nhấn mạnh để HS hiểu đây là biểu đồ khí hậu đại diện cho tính chất khí hậu ở môi trường xích đạo ẩm.
- Từ kết quả trên, hãy nêu khái quát đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm ?
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn HS quan sát hình 5.3sgk
- Quan sát ảnh trên, em có nhận xét gì về thành phần, mật độ và trạng thái lá cây trong môi trường xích đạo ẩm?
- Quan sát h5.4 cho biết: Rừng có mấy tầng? Kể tên? Tại sao rừng ở đây lại có nhiếu tầng như vậy ?
- Thực, động vật ở đây ra sao?
Nhận xét, kết luận và giới thiệu thêm về rừng ngập mặn H.5.5 SGK
- Liên hệ rừng U minh ở Việt Nam.
- Liên hệ địa phương.
- Đọc thuật ngữ
- Dựa SGK trả lời
- Gió tín phong Đông Bắc và Đông Nam
- Thảo luận theo bàn tìm hiểu đặc điểm khí hậu của Xin-ga-po theo hệ thống các câu hỏi của mục II - phần 1 sgk/ Tr.16
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung.
- QS H5.3 và trả lời
- Thực vật, động vật phong phú 
I. Đới nóng.
- Vị trí : Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, trải dài từ Tây sang Đông thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất.
- Giới thực – động vật rất đa dạng, phong phú; 
- Là khu vực đông dân trên Thế giới.
- Gồm 4 kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm; môi trường nhiệt đới; môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc.
II. Môi trường xích đạo ẩm :
* Vị trí: Nằm trong khoảng từ 50B đến 50N.
1. Khí hậu:
- Nhiệt độ TB năm: >250C
- Độ ẩm TB: > 80%
- Lượng mưa : mưa quanh năm (từ 1500 đến 2500 mm), càng gần xích đạo mưa càng nhiều
à Khí hậu nóng, ẩm quanh năm.
2. Rừng rậm xanh quanh năm.
- Độ ẩm và nhiệt độ cao ® rừng rậm xanh quanh năm phát triển.
- Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống. 
 	4. Củng cố:
- GV chuẩn xác lại kiến thức bài học
- Hướng dẫn HS phân tích đoạn văn ở BT 3/ tr 18, sgk
- Trong đới nóng có những kiểu môi trường nào? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào?
 - Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường Xích đạo ẩm?
	5. Dặn dò:	 
- HS học bài cũ.
- Làm bài tập 3 - tr.18 SGK vào vở (Không làm câu 4)
- Tìm hiểu bài 6 “Môi trường nhiệt đới”, trả lời các CH sau:
+ Phân tích 2 biểu đồ khí hậu H 6.1 và 6.2, sgk / tr 20
 + Tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới
IV. Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Tuần 3 Ngày soạn : 27/8
Tiết 6 
Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới 
- Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới 
2. Kĩ năng:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường nhiệt đới, kĩ năng nhận biết môi trường địa lí qua ảnh chụp, tranh vẽ.
3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Biểu đồ khí hậu nhiệt đới hình 6.1 và 6.2 SGK (tự vẽ)
- Ảnh xavan đồng cỏ và động vật của xavan
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 	Trong đới nóng có các kiểu môi trường nào? Nêu đặc điểm tự nhiên của môi trường xích đạo ẩm?
3 Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của GV 
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
Yêu cầu HS quan sát bản đồ các môi trường địa lí kết hợp lược đồ H5.1/ Tr.16, SGK và xác định vị trí của môi trường nhiệt đới
Giới thiệu và yêu cầu HS xác định vị trí của 2 địa điểm Ma-la-can và Gia-mê-na trên bản đồ các môi trường địa lí.
Nhấn mạnh 2 địa điểm trên đều nằm trong môi trường nhiệt đới và chênh lệch nhau 3 vĩ độ
Hướng dẫn HS quan sát 2 biểu đồ hình 6.1 và 6.2 SGK. Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (3 phút)
 + Nhóm 1 và 2: Nêu nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa ở Ma-la-can
 + Nhóm 3 và 4: Nêu nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa ở Gia-nê-ma
GV nhận xét, hướng dẫn HS so sánh 2 biểu đồ và hoàn chỉnh kết quả vào bảng phụ. ( Phần phụ lục)
- Qua kết quả ở bảng phụ, hãy rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu nhiệt đới
- Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm khác khí hậu xích đạo ẩm như thế nào?
Nhận xét, hoàn chỉnh đặc điểm khí hậu nhiệt đới
Hoạt động 2: 
Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 và 6.4 SGK/ Tr.21
- Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa xavan ở Kê-ni-a và xavan ở Cộng hòa Trung Phi? 
- Vì sao có sự khác nhau ở trên?
- Sự thay đổi lượng mưa của môi trường nhiệt đới có ảnh hưởng gì đến sự biến đổi cây cỏ trong năm ?
 - Từ xích đạo về 2 chí tuyến, thực vật có sự thay đổi như thế nào?
Giảng: Ở môi trường nhiệt đới, lượng mưa và thời gian khô hạn có ảnh hưởng đến thực vật, con người và thiên nhiên. Xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới là thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới
- Mực nước sông thay đổi như thế nào trong 1 năm ?
Yêu cầu HS đọc đoạn SGK để tìm hiểu quá trình hình thành đất feralit và giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng.
- Mưa tập trung vào 1 mùa ảnh hưởng tới đất như thế nào? 
- Tại sao khí hậu nhiệt đới có 2 mùa mưa, khô rõ rệt lại là nơi tập trung đông dân trên thế giới?
- Tại sao xavan ở môi trường nhiệt đới ngày càng mở rộng? Biện pháp khắc phục?
- Biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở môi trường nhiệt đới ?
Giáo dục HS ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên, phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Liên hệ đến việc bảo vệ đất ở Việt Nam
- QS H5.1 xác định
- Làm trên phiếu học tập 
- So sánh, kết luận
- Giống: xa van vào mùa mưa
- Khác: H6.3 cỏ thưa, ít xanh, không có rừng hành lang. H6.4 thảm cỏ dày và xanh hơn, nhiều cây cao phát triển, có rừng hành lang.
- Thực vật nghèo nàn, khô cằn 
- Đọc SGK
- Trả lời 
* Vị trí: nằm trong khoảng từ 50 đến chí tuyến của cả 2 bán cầu
1. Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
- Lượng mưa TB: 500mm → 1500mm; mưa tập trung vào 1 mùa 
- Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn 
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa.
- Thảm thực vật thay đổi về phía 2 chí tuyến: rừng thưa → đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) → nửa hoang mạc
- Sông có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn
- Thích hợp trồng nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp → là một trong những khu vực đông dân của thế giới
4. Củng cố:
 	 - Quang cảnh của môi trường nhiệt đới thay đổi dần về 2 phía chí tuyến theo thứ tự:
Rừng thưa, nửa hoang mạc, xavan
Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc
Xavan, nửa hoang mạc, rừng thưa
 	d. Nửa hoang mạc, xavan, rừng thưa
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4/22 SGK
5. Dặn dò: 
- Học bài, làm bài tập ở vở bài tập
- Chuẩn bị bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa. 
 +Sưu tầm các tranh ảnh về các cảnh quan trong môi trường nhiệt đới gió mùa ( Cảnh rừng rụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.)
IV. Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
6. Phụ lục:
Yếu tố
Nhiệt độ
Lượng mưa
Địa điểm
Thời kì nhiệt độ tăng
Biên độ nhiệt
Nhiệt độ TB
Số tháng mưa
Số tháng không mưa
Lượng mưa TB
Malacan
( 9oB)
Tháng 3- 4
Tháng 10-11
25-28oC
(3oC)
25oC
9 tháng
3 tháng
840mm
Giamêna
( 12oB)
Tháng 4- 5
Tháng 8- 9
22-34oC
(12oC)
22oC
7 tháng
5 tháng
647mm
Kết luận
Có 2 lần nhiệt độ tăng cao trong 1 năm
Giamêna > Malacan
Giamêna
< Malacan
Giảm dần
Tăng dần
Giamêna
<
Malacan

File đính kèm:

  • docxTuan_23_dia_7.docx