Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 12, Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng - Lê Hoàng Phương

Bước 1 ( 1 phút )

Giới thiệu bài: Đời sống khó khăn làm xuất hiện các luồng di dân. Điều này đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và đã rơi vào khủng hoảng đô thị, gây ra hiện tượng hỗn loạn, tác hại trầm trọng và mang tính chất toàn cầu. Vậy biện pháp nào giải quyết tình trạng này. Ta tìm hiểu bài học hôm nay.

Bước 2 ( 10 phút )

Tìm hiểu sự di dân

- GV: hướng dẫn cho HS đọc thuật ngữ di dân trong SGK

- GV: Nhắc lại xem tình hình dân cư và sự gia tăng dân số các nước ở đới nóng như thế nào ?

- HS: Dân số đông và tăng nhanh

- GV: Có bao nhiêu dân số TG ở đới nóng?

- HS: Khoảng 50%

- GV: Với sự dân số đông và tăng nhanh như vậy dẫn đến cuộc sống khó khăn nên cần phải di chuyển nơi khác để tìm kiếm việc làm, đất sinh sống

- GV: Nêu những nguyên nhân nào dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?

- GV: Các cuộc di dân này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

- HS: Tác động môi trường, kinh tế .

- GV: Nam Á, Tây Nam Á di dân do thiếu nước. Di dân tích cực thì tác động tích cực đến phát triển KTXH.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 12, Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 - Tiết: 12
Tuần 6
DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ 
ĐÔ THỊ
1/ MỤC TIÊU:
 1.1/ Kiến thức:
- HS biết: Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng. Trình bày được vấn đề sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
- HS hiểu: Quá trình người dân vào đô thị xin việc quá nhiều sẽ để lại nhiều hậu quả. Nguyên nhân và hậu quả của bùng nổ đô thị
 1.2 Kĩ năng :
- HS thực hiện thành thạo: Phân tích ảnh địa lí về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng
- HS thực hiện được: KNS: Tư duy và giao tiếp
 1.3 Thái độ: 
- Thói quen: Không đồng tình với hiện tượng di dân làm tăng dân số đô thị quá nhanh và dẫn đến những hậu quả năng nề cho môi trường.
- Tính cách: Có thái độ đứng đắn trong việc phát triển đô thị tự phát
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Sự di dân
	- Đô thị hóa
3. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới
- HS: SGK, tập ghi, tập bản đồ 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
 4.2 Kiểm tra miệng:
- Câu 1:(6đ) Ngư nghiệp Tây Ninh phát triển dựa vào những nguồn lực nào?
 Đáp án câu 1: 
a. Diện tích mặt nước:
- Có khoảng 32.000 ha có khả năng nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
b. Nguồn lợi thuỷ sản:
- Có nhiều nguồn cá: Tự nhiên, nhập nội và thuỷ đặc sản.
c. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động dồi dào.
d. Sản xuất cá giống:
- Có 15 trại các giông với sản lượng 42 triệu con các giống/năm
 - Câu 2(3đ) Rừng được phân loại theo công dụng gồm có:
Rừng phòng hộ, rừng sản xuất
Rừng nghèo.
Rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Không có đáp án đúng
 - Đáp án câu 2: C
- Câu 3:(1đ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
 	 Nguyên nhân nào dẫn đến di dân ở đới nóng?
 	- Đáp án câu 3: 
 + Do chiến tranh, nghèo đói, kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm. 
 + Do nhà nước tổ chức di dân để phát triển KTXH ở vùng núi, ven biển
 4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Sự di dân
1. Mục tiêu:
- Kiến thức :Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng. Quá trình người dân vào đô thị xin việc quá nhiều sẽ để lại nhiều hậu quả
- Kĩ năng : Phân tích những tác động do di cư tự do mang lại
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: 
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài: Đời sống khó khăn làm xuất hiện các luồng di dân. Điều này đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và đã rơi vào khủng hoảng đô thị, gây ra hiện tượng hỗn loạn, tác hại trầm trọng và mang tính chất toàn cầu. Vậy biện pháp nào giải quyết tình trạng này. Ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Bước 2 ( 10 phút )
Tìm hiểu sự di dân
- GV: hướng dẫn cho HS đọc thuật ngữ di dân trong SGK
- GV: Nhắc lại xem tình hình dân cư và sự gia tăng dân số các nước ở đới nóng như thế nào ?
- HS: Dân số đông và tăng nhanh
- GV: Có bao nhiêu dân số TG ở đới nóng?
- HS: Khoảng 50%
- GV: Với sự dân số đông và tăng nhanh như vậy dẫn đến cuộc sống khó khăn nên cần phải di chuyển nơi khác để tìm kiếm việc làm, đất sinh sống 
- GV: Nêu những nguyên nhân nào dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?
- GV: Các cuộc di dân này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- HS: Tác động môi trường, kinh tế.
- GV: Nam Á, Tây Nam Á di dân do thiếu nước. Di dân tích cực thì tác động tích cực đến phát triển KTXH.
1. Sự di dân
- Di dân ( hay chuyển cư ) : di chuyển dân cư trong nước ( từ nông thôn ra thành thị vầ ngược lại,hoặc từ vùng này sang vùng khác ) và từ nước này sang nước khác.
- Nguyên dân di dân rất đa dạng
+ Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm
+ Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển
Hoạt động 2 : Đô thị hóa
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được vấn đề sự bùng nổ đô thị ở đới nóng. Nguyên nhân và hậu quả của bùng nổ đô thị
- Kĩ năng : Quan sát và khai thác kiến thức từ tranh ảnh về các đô thị, tranh ô nhiễm môi trường
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về đô thị, tranh ô nhiễm môi trường
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở đới nóng
- GV : cho HS nhắc lại khái niệm đô thị hóa
- GV: Quan sát H11.3. Nhận xét tốc độ tăng dân đô thị ở 1 số nơi trên TG?
- HS: Đọc biểu đồ tỉ lệ dân đô thị H11.3?
 2001
 + Châu Á 15% 37%
 + Châu Phi 15% 33%
 + Nam Mĩ 15% 79%
- GV: Qua đó các em thấy thời gian gần đây vấn đề 
đô thị hoá ở đới nóng diễn ra như thế nào ?
- HS: Đô thị hóa cao
- GV : Cho HS quan sát H3.3 trong SGK ,kể tên các siêu đô thị có trên 8 tiệu dân ở đới nóng?
- HS : Mum-bai , Mêxicô city, la-gốt, Manila
- GV: Năm 1950 không có đô thị 4 triệu dân. Năm 2000 có 11 siêu đô thị trên 8 triệu dân. Năm 1989 đến 2000 dân số đô thị đới nóng tăng lên gấp đôi. Vài chục năm nữa dân số đô thị sẽ gấp 2 lần dân đô thị ở các nước ôn hòa
* Giáo dục môi trường
Sự di dân tự do đến các TP lớn làm cho dân đô thị hoá tăng nhanh dẫn đến những hậu quả nặng nề
Bước 2 ( 5 phút )
Thảo luận nhóm và rèn kĩ năng sống
- Câu hỏi: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu là do nguyên nhân nào? Tạo ra hậu quả gì?
- HS: Thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình
 + Do di dân tự do
 + Tạo sức ép lớn tới môi trường, việc làm
- GV: Phân tích H11.1 và H11.2 để phân biệt quá trình đô thị hóa có kế hoạch và tự phát
- HS:
 + Đô thị hóa nhanh và tự phát ở Ấn Độ:thiếu điện, nước, tiện nghi sinh hoạt, ô nhiễm môi trường không khí, nước do rác thải - > dễ bị dịch bệnh
 + Đô thị hóa có kế hoạch ở Singapo cuộc sống người dân ổn định, môi trường đô thị sạch đẹp, văn minh...
2. Đô thị hóa
- Trong những năm gần đây ở đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới
- Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu là do di dân tự do.Điều đó tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
 5.1/ Tổng kết 
- Câu 1: Trong những năm gần đây, nơi có số người di dân và tốc độ đô thị hóa cao là ở đâu ?
- Đáp án câu 1: Đới nóng
- Câu 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?
- Đáp án câu 2: Thiên tai, chiến tranh, dân số tăng nhanh,Diện tích đất canh tác có hạn, thiếu công ăn việc làm, kinh tế chậm phát triển.
 5.2/ Hướng dẫn học tập 
	- Đối với bài học ở tiết này:
+Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 38 sách giáo khoa.
+Làm bài tập 1, 2 trang 9 - Tập bản đồ Địa lí 7.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
	+ Đọc trước bài 12 TH : NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
+ Ôn lại đặc điểm khí hậu của 3 kiểu môi trường đới nóng.
+ Các dạng biểu đồ khí hậu đặc trưng của 3 kiểu môi trường trên.
+ Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong bài ( Câu 2,3 không làm do nằm trong chương trình giảm tải )
6. PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • docxT12 - BAI 11.docx