Tài liệu kiến thức môn Địa lý Lớp 7 - Học kỳ II

Phần 1: Dân cư Bắc Mĩ

1. Sự phân bố dân cư

Dân số hiện tại của các nước Bắc Mỹ là 368.068.159 người vào ngày 25/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Bắc Mỹ hiện chiếm 4,74% dân số thế giới. Bắc Mỹ hiện đang đứng thứ trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Bắc Mỹ là 20 người/km2. Với tổng diện tích là 18.680.276 km2 có 83,30% dân số sống ở khu vực thành thị (307 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Bắc Mỹ là 38 tuổi.

2. Đặc điểm đô thị

Các đô thị ở Bắc Mĩ phát triển nhanh, đặc biệt là của Hoa Kì

Số dân thành thị tăng nhanh, chiếm 83,3% dân số

Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ven biển và phía Nam Hồ Lớn.

Ngày nay, nhiều đô thị mới đã xuất hiện ở phía Nam và phía Tây Hoa Kì.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu kiến thức môn Địa lý Lớp 7 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 7 -HKII
PHẦN 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Nội dung 3: CHÂU MỸ
Nội dung 3.1 : Khái quát châu Mĩ
1. Một lãnh thổ rộng lớn
Diện tích 42 triệu Km2
Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây
Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam
Tiếp giáp: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.
Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
Nội dung 3.2 : Thiên nhiên Châu Mĩ
Phần 1: Thiên nhiên Bắc Mỹ
1. Sự phân bố địa hình
Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:
Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.
Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.
Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.
2. Sự phân hóa khí hậu
Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông
Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây  - Đông.
Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc – đi- e.
Phần 2: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
1. Khái quát tự nhiên
Diện tích: 20,5 triệu Km2
Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti.
Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.
Eo đất Trung Mĩ
Phần lớn là núi và cao nguyên
Có nhiều núi lửa hoạt động
Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
Quần đảo Ăng ti
Có hình vòng cung
Các đảo có nhiều núi cao
Đồng bằng ven biển
Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây
b. Khu vực Nam Mĩ
Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình
Phía Tây:
Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
Ở giữa:
Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía Đông:
Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
Rừng rậm nhiệt đới ẩm.
2. Sự phân hóa tự nhiên
a. Khí hậu
Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất
Nguyên nhân:
Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam
Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây
Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a
Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi: miền núi An-đét.
Thiên nhiên phong phú và đa dạng cần bảo vệ.
Nội dung 3.3: Dân cư Châu Mĩ
Phần 1: Dân cư Bắc Mĩ
1. Sự phân bố dân cư
Dân số hiện tại của các nước Bắc Mỹ là 368.068.159 người vào ngày 25/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Bắc Mỹ hiện chiếm 4,74% dân số thế giới. Bắc Mỹ hiện đang đứng thứ trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Bắc Mỹ là 20 người/km2. Với tổng diện tích là 18.680.276 km2 có 83,30% dân số sống ở khu vực thành thị (307 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Bắc Mỹ là 38 tuổi. 
2. Đặc điểm đô thị
Các đô thị ở Bắc Mĩ phát triển nhanh, đặc biệt là của Hoa Kì
Số dân thành thị tăng nhanh, chiếm 83,3% dân số
Các đô thị lớn chủ yếu tập trung ven biển và phía Nam Hồ Lớn.
Ngày nay, nhiều đô thị mới đã xuất hiện ở phía Nam và phía Tây Hoa Kì.
Phần 2: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
2. Dân cư
Dân số hiện tại của các nước Nam Mỹ là 429.494.492 người vào ngày 25/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Nam Mỹ hiện chiếm 5,53% dân số thế giới. Nam Mỹ hiện đang đứng thứ 1 ở khu vực Mỹ Latinh & Caribê về dân số. Mật độ dân số của Nam Mỹ là 25 người/km2. Với tổng diện tích là 17.460.111 km2 có 83,40% dân số sống ở khu vực thành thị 
(358 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Nam Mỹ là 31 tuổi.
Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu.
Dân cư phân bố không đều.
Chủ yếu : tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
=> Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống .
Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).
3. Đô thị hóa
Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới
Tỉ lệ dân ở đô thị chiếm 75%
Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
Các đô thị lớn là: Xao –Paolô, Riô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt-Ai-ret.
Nội dung 3. 4: Kinh tế Châu Mỹ
Phần 1: Kinh tế Bắc Mĩ
1. Nền nông nghiệp tiên tiến
a. Điều kiện tự nhiên
Tự nhiên thuận lợi
Đồng bằng trung tâm diện tích rộng
Sông hồ lớn cung cấp nước phù sa
Khí hậu thuận lợi cho hình thành các vành đai nông nghiệp chuyên môn hóa cao.
Nhiều giống cây trồng vật nuôi.
Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật
b. Đặc điểm phát triển:
Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao
Phát triển được nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.
Hoa Kì và Ca –na –da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
c. Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp Bắc Mĩ
Thời tiết khí hậu có nhiều biến động bất thường
Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh ( chủ yếu là liên minh Châu Âu, Ô – xtrây –li –a).
Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sây gây ô nhiễm môi trường.
d. Các vùng nông nghiệp
Phân bố từ Bắc sang Nam:
Phía Nam Ca –na –da và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì
Phía Nam trồng ngô, lúa mì chăn nuôi bò sữa
Ven vịnh Mê – hi –cô trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả.
Phân bố từ Tây sang Đông
Trên núi cao chăn nuôi
Phía Đông hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.
2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới
CN Bắc Mỹ phân bố chủ yếu quanh vùng hồ lớn và vên Thái bình dương
Hoa Kì phát triển ngành CN : cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sx ô tô, đóng tàu, công nghệ cao.
=>CN vũ trụ hàng không phát triển mạnh mẽ và hiện đại.
Ca-na-đa :phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất
=>phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
Mê-hi-cô : phát triển khai thác dầu khí và quặng màu, dầu khí và chế biến thực phẩm
=>tập trung thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và ven vịnh Mê-hi-cô.
3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế
Tỷ trọng GDP dịch vụ của các nước Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao
Các ngành phát triển mạnh: Tài chính, ngân hàng,Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông  đóng vai trò quan trọng
Tập trung chủ yếu ven vùng Hồ lớn,TBD, Vịnh Mêhycô 
4. Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ ( NAFTA)
Thành lập 1993, gồm 3 quốc gia : Hoa Kì, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.
Mục đích :nhằm kết hợp sức mạnh 3 nước, tạo thị trường chung và tăng sức cạnh tranh trên thị trường TG.
Phần 2 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
Đại điền trang:
Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
Quy mô lớn, canh tác theo lỗi quảng canh, năng suất thấp.
Tiểu điển trang:
Thuộc sở hữu của các hộ nông dân
Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc
Sở hữu của tư bản nước ngoài.
Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh
Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
b. Các ngành công nghiệp
Ngành trồng trọt:
Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:
Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà
Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.
2. Công nghiệp
Các ngành công nghiệp chủ yếu: Khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
Một số nước công nghiệp mới (Braxin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Vê-nê-xuê-la) có nền kinh tế phát triển nhất khu vực.
3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Vai trò của rừng Amadôn :
Nguồn dự trữ sinh vật quí giá
Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.
Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.
Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn
Mất cân bằng hệ sinh thái
Làm biến đổi khí hậu.
4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua
a. Tổ chức
Thành lập năm 1991 gồm 4 quốc gia: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó kết nạp them Chi-lê, Bô-li-vi-a.
b. Mục tiêu của khối
Thoát khỏi sự lung đoạn kinh tế của Hoa Kì
Tháo gỡ hang rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối
Nội dung 4 : CHÂU NAM CỰC
Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới
1. Khí hậu
a. Vị trí
Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.
Giới hạn: gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
Diện tích: 14,1 triệu km2.
Có các đại dương bao quanh: Thái Bình Dương. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
b. Khí hậu
Lạnh giá, khắc nghiệt, bang tuyết bao phủ quanh năm
Là nơi có nhiều gió, bão nhất thế giới.
c. Các đặc điểm tự nhiên khác
Bề mặt lục địa Nam Cực là một cao nguyên bằng khổng lồ, cao TB 3000m, thể tích tới 35 triệu km3.
Động, thực vật:
Động vật phong phú: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loài chim và nguồn hải sản tôm, cá
Thực vật không có.
Khoáng sản: Nhiều loại than đá, sắt, đồng, dầu khí
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu:
Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất (Châu Nam Cực được phát hiện cuối thế kỉ XIX).
Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống thường xuyên.
Nội dung 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Nội dung 5.1 : Thiên nhiên châu Đại Dương
1. Vị trí địa lí, địa hình
- Châu Đại Dương gồm:
   + Lục đại Ôxtrâylia.
   + Bao gồm 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-di-len (Đảo lục đại), Mi-cro -ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
- Đặc điểm địa hình:
   + Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
   + Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
2. Khí hậu, thực vật và động vật
- Đặc điểm khí hậu:
  + Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
   + Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
- Đặc điểm động, thực vật:
   + Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển.
   + Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn,
Nội dung 5.2 :Dân cư và kinh tế châu Đại Dương
1. Dân cư
Dân số hiện tại của các nước Châu Đại Dương là 42.483.779 người vào ngày 25/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Châu Đại Dương hiện chiếm 0,55% dân số thế giới. Châu Đại Dương hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Châu Đại Dương là 5 người/km2. Với tổng diện tích là 8.489.650 km2. 70,40% dân số sống ở khu vực thành thị 
(30 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Châu Đại Dương là 33 tuổi. 
Mật độ dân số thấp nhất thế giới
Dân cư gồm hai thành phần chính:
Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
Người bản địa khoảng 20% dân số.
=>Có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa
2. Kinh tế
Kinh tế phát triển không đều giữa các nước
Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Nội dung 6: CHÂU ÂU 
Nội dung 6.1: Thiên nhiên châu Âu
1. Vị trí địa hình
a. Vị trí
Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km2
Giới hạn: Từ 36°B – 71°B
Bắc giáp Bắc Băng Dương
Nam giáp biển Địa Trung Hải
Tây giáp Đại Tây Dương
Đông giáp châu Á
Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.
b. Địa hình: Có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ
2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật
a. Khí hậu
Đại bộ phận lảnh thổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông
b. Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
c. Thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa
3. Các môi trường tự nhiên
a. Môi trường ôn đới hải dương
Phân bố: các nước ven biển Tây Âu
Nhiệt độ trên 0°C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm
Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng
Thực vật chủ yếu là rừng lá rộng phát triển.
b. Môi trường ôn đới lục địa
Phân bố ở khu vực Đông Âu
Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi.
Mưa chủ yếu vào mùa hạ
Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng.
Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam. Rừng (lá kim) và thảo nguyên chiếm ưu thế.
c. Môi trường Địa Trung Hải
Phân bố các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải
Mùa hạ nóng, mùa mưa không lạnh lắm
Mưa chủ yếu vào mùa thu – đông
Sông nhắn và dốc, nhiều nước vào mùa thu – đông, mùa hạ ít nước.
Thực vật chủ yếu là rùng thưa, cây bụi lá cứng xanh quanh năm.
d. Môi trường núi cao
Phân bố miền núi trẻ phía Nam
Nhiệt độ thay đổi theo độ cao
Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây
Thực vật có nhiều vành đai khác nhau, thay đổi theo độ cao.
 Nội dung 6.2 : Dân cư, xã hội châu Âu
1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa
Phần lớn dân cư thuộc chủng tộc ơrôpêôít
Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành và đạo Chính Thống. Một số vùng còn theo đạo Hồi.
Có ba nhóm ngôn ngữ chính là :
Giecman: Đức, Hà Lan, Bỉ ...
Latinh: Italia, Pháp ...
Xlavơ: Liên bang Nga, Ba Lan ...
2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hóa cao.
a. Đặc điểm dân cư châu Âu.
Dân số hiện tại của các nước Châu Âu là 747.255.830 người vào ngày 25/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Châu Âu hiện chiếm 9,62% dân số thế giới. Châu Âu hiện đang đứng thứ 3 trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Châu Âu là 34 người/km2. Với tổng diện tích là 22.121.228 km2. 74,20% dân số sống ở khu vực thành thị (554 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Châu Âu là 42 tuổi. 
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, chưa tới 0,1%/năm. Nhiều nước tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
Như vậy so với thế giới, dân số châu Âu có xu hướng đang già đi Phân bố dân cư: không đồng đều.
Mật độ trung bình 70 người/km2
Nơi đông dân: ven biển Tây và Trung Âu, Nam Âu, đồng bằng và thung lũng
Nơi thưa dân: Phía Bắc và những vùng núi cao
b. Đô thị hóa ở châu Âu
Tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 75% dân số. Các thành phố nối tiếp nhau thành các dải đô thị từ Liverpoor(anh) đến Côn (Đức)
Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang được đẩy mạnh
Nội dung 6.3 : Kinh tế châu Âu
1. Nông nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình và trang trại.
Nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao
Gắn chặt với ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng trọt.
2. Công nghiệp
Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm
Các ngành công nghiệp truyền thống của châu Âu bị giảm sút, cần phải thay đổi cơ cấu, công nghệ
Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không
3. Dịch vụ
Là lĩnh cực kinh tế phát triển nhất
Hoạt động dịch vụ thâm nhập vào và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.
Phát triển nhất là ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,và đặc biệt là du lịch.
Hoạt động du lịch đem lại nguồn ngoại tệ lớn ở châu Âu.
Nội dung 6.4 : Khu vực Bắc Âu
1. Khái quát tự nhiên
Vị trí:
Gồm có các nước Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan
Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, đới lạnh và ôn đới hải dương.
Địa hình
Địa hình băng hà Cổ, Fio ở Na Uy, hồ, đầm ở Thụy Điển, Phần Lan
Núi lửa và suối nước nóng ở Ai-xơ-len
Khí hậu
Mùa hè mát, mùa đông lạnh
Phía Tây bán đảo Xcan-di-na-vi ấm, mưa nhiều, phía Đông lạnh giá, tuyết rơi.
Ai-xơ-len băng tuyết quanh năm
Tài nguyên: nhiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồngđồng cỏ và thủy năng
2. Kinh tế
Kinh tế rừng: Ngành sản xuất đồ gỗ, bột giấy và bột xenlulozo xuất khẩu.
Kinh tế biển: Đánh cá và chế biến cá xuất khẩu, đóng tàu, cho thuê tàu, hàng hải.
Các ngành khác: Dầu khí, thủy điện, sản xuất, luyện kim
Nông nghiệp: Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
Dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao: hải cảng, phố cổ, lâu đài
=>Dân cư thưa thớt mức sống cao, khai thác tài nguyên hợp lí.
Nội dung 6.5: Khu vực Tây và Trung Âu
1. Khái quát tự nhiên
- Vị tí địa lí và hình dạng lãnh thổ:
   + Trải dài từ quần đảo Anh-Ailen đến dãy Cac-pat.
   + Gồm 13 quốc gia: Anh-Ailen, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Áo, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Séc, Đức, Ba-lan.
- Đặc điểm địa hình:
   + Đồng bằng ở phía Bắc: Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu. Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.
   + Núi già ở giữa: Nằm ở phía nam miền đồng bằng. Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
   + Núi trẻ ở phía Nam: Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat; dãy An-pơ cao, đồ sộ và dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.
2. Kinh tế
a. Công nghiệp
- Tây và Trung Âu:
   + Nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
   + Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, nhiều hải cảng lớn.
- Nền công nghiệp phát triển đa dạng và năng suất cao nhất châu Âu.
b. Nông nghiệp
- Đặc điểm:
   + Nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng.
   + Năng suất cao nhất châu Âu.
- Các loại nông sản chính: lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, bò sữa,
c. Dịch vụ
- Đặc điểm:
   + Phát triển ở trình độ cao.
   + Là ngành kinh tế chính của các quốc gia.
- Các trung tâm lớn: Luân Đôn, Pa-ri,
Nội dung 6.6 : Khu vực Nam Âu
1. Khái quát tự nhiên
a. Vị trí
Nằm ven bờ biển Địa Trung Hải gồm 3 bán đảo: I-bê-rich, I-ta-li-a, Ban-căng
Gồm có 10 quốc gia
b. Địa hình
Phần lớn diện tích khu vực là núi và cao nguyên
Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
c. Khí hậu, sông ngòi
Nam Âu có khí hậu Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mưa nhiều vào mùa thu, đông.
Sông ngòi ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.
2. Kinh tế
a. Nông nghiệp
Sản xuất theo quy mô nhỏ, tỉ lệ lao động chiếm 20% lực lượng lao động
Cây lương thực chưa phát triển
Cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, ô liu, nholà ngành truyền thống nổi tiếng.
Chăn nuôi theo hình thức du mục, sản lượng thấp.
b. Công nghiệp
Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao
Italia là nước có nền công nghiệp phát triển nhất.
c. Dịch vụ
Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
Hoạt động du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính của các quốc gia Nam Âu.
Nội dung 6.7: Khu vực Đông Âu
1. Khái quát tự nhiên
Đông Âu gồm có 7 quốc gia: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rut, Lit-va, Lat-vi-a, E-xto-ni-a
Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.
Có khí hậu ôn đới lục địa
Sông ngòi có mạng lưới dày đặc. Sông thường đóng băng về mùa đông.
Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp.
2. kinh tế:
Công nghiệp: Khá phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống: cơ khí, khai thác khoáng sản, luyện kim, hóa chất...
Nông nghiệp: Được tiến hành theo quy mô lớn.
Trồng trọt: lúa mì, ngô, khoai tây, hướng dương...
Chăn nuôi: bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm...

File đính kèm:

  • doctai_lieu_kien_thuc_mon_dia_ly_lop_7_hoc_ky_ii.doc