Kế hoạch bài học Đại số 8 tuần 29

BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: - HĐ1: HS biết ví dụ về bất phương trình.

- HĐ2: HS biết khái niệm tập nghiệm của BPT.

- HĐ3: HS biết khái niệm bất phương trình tương đương.

1.2.Kỹ năng: - HĐ1: Thực hiện thành thạo: kiểm tra một số có phải là nghiệm của BPT nào đó hay không.

- HĐ2: Thực hiện được: tìm tập nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.

 1.3.Thái độ: - HĐ1,2,3: Thói quen: giáo dục tính cẩn thận.

 Tính cách: Giáo dục học sinh học tập nghiêm túc

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Đại số 8 tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 - Tiết 59
ND: 9.03
LUYỆN TẬP 
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 	- HĐ1,2: Củng cố kiến thức về các t/c liên hệ giữa thứ tự và phép cộng; liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.
1.2.Kỹ năng: 	- HĐ1,2: Thực hiện được: So sánh được các biểu thức, vận dụng tính chất bắc cầu.
1.3.Thái độ: 	- HĐ1,2: Thói quen: giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho HS
	 Tính cách: chăm chỉ học tập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Liên hệ thứ tự và phép cộng.
- Liên hệ thứ tự và phép nhân.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: bảng phụ BT 9.
3.2.HS: Ôn liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm diện 8A1:	 
 8A2:	
 8A3:	
	 8A4:	
4.2. Kiểm tra miệng: 	(HĐ1: 12 phút) 	1. Bài tập cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài
- HS1: sửa bài tập 6	(10đ)
- HS2: sửa bài tập 8	(10đ)
- Giáo viên gọi học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn và góp ý
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và cho điểm
- Giáo viên nhắc lại quan hệ giữa thứ tự với phép cộng và phép nhân
Bài tập 6:
a) Vì a < b nên a.2 < b.2 Þ 2a < 2b
b) Vì a < b nên a + a < b + a
	Þ 2a < a + b
c) Vì a b.( -1)
	Þ - a > - b
Bài tập 8:
a) Vì a < b nên 2a < 2b 
	nên 2a - 3 < 2b - 3
b) Vì a < b nên 2a < 2b
	Þ 2a - 3 < 2b - 3 (1)
Vì -3 < 5 nên 2b - 3 < 2b + 5 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: 2a - 3 < 2b +5
4.3. Tiến trình bài học: (HĐ2: 28 phút) 	2. Bài tập mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài
- GV: phát biểu định lý tổng ba góc của một tam giác?
- HS: tổng 3 góc của một tam giác bằng 180 độ
- HS trả lời trắc nghiệm
- Giáo viên đưa ra bài tập 10
- GV: khi nhân với cùng 1 số dương vào 2 vế thì được bất đẳng thức mới có chiều thế nào?
- HS: cùng chiều với BĐT cũ
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm
- Học sinh nhận xét
- GV: a < b ta suy ra điều gì?
- HS: 3a < 3b
- GV: cộng vào 2 vế với 1 thì ta được điều gì?
- HS: 3a + 1 < 3b + 1
- GV: khi nhân với âm 2 thì chiều của BĐT như thế nào?
- HS: đổi chiều so với BĐT đã có
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 4
- Các em còn lại làm vào vở
- Học sinh nhận xét
- GV đánh giá và cho điểm
- Giáo viên nêu đề bài tập 13
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài này theo nhóm
- Thời gian làm bài là 3 phút
- Sau 3 phút, học sinh trình bày bài làm của nhóm mình
- Giáo viên gọi học sinh các nhóm nhận xét, góp ý
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm và khen ngợi nhóm làm tốt
- Giáo viên khác sâu, củng cố tính chất và cách làm
Bài tập 9:
a) Sai
b) đúng
c) đúng
d) sai
Bài tập 10:
a) Vì -2 < - 1,5 nên (-2).3 < - 1,5. 3
	 Þ (-2).3 < - 4,5
b) Vì (-2).3 < - 4,5 
nên (-2).3. 10 < - 4,5. 10
Þ (-2).30 < - 45
c) Vì (-2).3 < - 4,5 
nên (-2).3 + 4,5 < - 4,5+4,5
Þ (-2).3 + 4,5 < 0
Bài tập 11: 
a) Vì a < b
nên 3a < 3b
Þ 3a + 1 < 3b + 1
b) Vì a < b
nên - 2.a > -2.b
Þ -2a + (-5) < - 2b + (-5)
Þ -2a -5 < - 2b + -5
Bài tập 12:
a) Vì -2 < -1 nên 4.(-2) < 4.(-1)
4 . (-2) + 14 < 4 (-1) + 14
b) Vì 2 > (-5) nên (-3) . 2 < (-3) . (-5)
(-3) . 2 + 5 < (-3).(-5) + 5
Bài tập 13:
a) Vì a + 5 < b +5 
nên a + 5 + (-5) < b + 5 + (-5)
a < b
b) Vì - 3a > - 3b
nên -3a. < -3b.
a < b
c) Vì 5a - 6 5b - 6
Nên 5a – 6 + 6 5b – 6 + 6
 5a 5b
 5a. 5b. 
 a b
d) - 2a + 3 –2b + 3
- 2a + 3 + (-3) - 2b + 3 + (– 3)
 – 2a – 2b
- 2a. - 2b. 
a b
4.4. Tổng kết: (4 phút)
- GV: khi nhân cả 2 vế với cùng 1 số dương thì chiều BĐT như thế nào? và khi nhân với số âm thì chiều của BĐT như thế nào?
- Học sinh nêu bài học kinh nghiệm để ghi nhớ 2 tính chất 
4. Bài học kinh nghiệm:
- Nhân 2 vế với cùng 1 số dương thì bất đẳng thức không đổi chiều.
- Nhân 2 vế với cùng 1 số âm thì bất đẳng thức phải đổi chiều.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này:
+ Học thuộc tính chất về mối liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân
+ Xem lại các bài tập đã hôm nay. 
+ Đọc phần bài học kinh nghiệm để ghi nhớ các tính chất.
+ Làm bài tập 14 SGK trang 40.
- Đối với tiết học sau:
+ Đọc trước bài “Bất phương trình một ẩn”.
+ Học khái niệm bất phương trình tương đương.
5. PHỤ LỤC:
Tuần 29 - Tiết 60
ND: 9.03
BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 	- HĐ1: HS biết ví dụ về bất phương trình.
- HĐ2: HS biết khái niệm tập nghiệm của BPT.
- HĐ3: HS biết khái niệm bất phương trình tương đương.
1.2.Kỹ năng: 	- HĐ1: Thực hiện thành thạo: kiểm tra một số có phải là nghiệm của BPT nào đó hay không.
- HĐ2: Thực hiện được: tìm tập nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. 
	1.3.Thái độ: 	- HĐ1,2,3:	Thói quen: giáo dục tính cẩn thận.
	Tính cách: Giáo dục học sinh học tập nghiêm túc
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Ví dụ mở đầu.
- Tập nghiệm của bất phương trình.
- Bất phương trình tương đương.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: thước thẳng, bảng phụ ?1.
3.2.HS: thước thẳng, xem trước bài
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm diện 8A1:	 
 8A2:	
 8A3:	
	 8A4:	
4.2. Kiểm tra miệng: 	(6 phút)
- Câu 1: sửa bài tập 14b (8đ)
- Câu 2: Thế nào là hai bất phương trình tương đương? (2đ)
- Giáo viên gọi 1 số học sinh nộp bài tập để kiểm tra
- Học sinh nhận xét bài làm và góp ý bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Bài tập 14:
b) a < b 
Þ 2.a < 2.b
Þ 2a + 1 < 2b + 1
mà 1 < 3
Þ 2b +1 < 2b + 3
Từ (1) và (2) suy ra: 
2a +1 < 2b + 3.
Câu 2. (sgk)
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: 13 phút
- GV nêu bài toán mở đầu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thiếtlập hệ thức 2200x + 4000 25000 
- GV: Ta gọi hệ thức này là 1 bất phương trình ẩn x. 
- GV: hãy cho biết VT, VP của BPT?
HS: VT = 2200x + 4000 và VP = 25000
- GV: thay x=9 ta được bất đẳng thức nào?
- HS: 2 200. 9 + 4 000 < 25 000
- GV: khi đó BPT này đúng k?
- HS: đúng
- GV: Khi thay x = 9 thì BĐT đúng, ta nói x = 9 là nghiệm của BPT.
- GV: x = 10 có là nghiệm của BPT không ? Vì sao?
- GV đưa bảng phụ ghi ?1 lên bảng lớn
- GV: hãy cho biết VT và VP của bất phương trình?
- HS: VT: x2 và VP: 6x - 5
- GV: hãy cho biết x=3 có phải là nghiệm của BPT?
- HS: phải vì 32 £ 6. 3 – 5 (đúng)
- GV: hãy cho biết x=4 có phải là nghiệm của BPT?
- HS: Vì 42 £ 6. 4 – 5 (đúng)
nên x = 4 là nghiệm của bất phương trình 
- GV yêu cầu học sinh trả lời tương tự khi x =5 và x= 6
HĐ2: 15 phút
- Giáo viên nêu định nghĩa về tập nghiệm của BPT
- GV giới thiệu tập nghiệm của BPT x>3 và cách biểu diễn tập nghiệm của BPT này trên trục số
- GV: hãy cho biết tập nghiệm của BPT 3<x? và của phương trình x = 3
- HS: {xỴR\x>3}
- HS: Phương trình x=3 có tập nghiệm là S = {3}
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn tập nghiệm của BPT x 7 trên trục số
- GV: hãy cho biết tập nghiệm của phương trình x³ -2 ?
- HS: S = {xỴR\x³ -2}
- Giáo viên yêu cầu học sinh biễu diễn tập nghiệm trên trục số
- HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét và gọi tiếp 1 học sinh biểu diễn tập nghiệm của BPT x<4 trên trục số
HĐ3: 3 phút
- GV: em hãy nhắc lại định nghĩa hai phương trình tương đương?
- HS: là 2 phương trình có cùng tập nghiệm
- GV: vậy thế nào là 2 BPT tương đương?
- Học sinh phát biểu định nghĩa và nêu ví dụ hai BPT tương đương 
1. Mở đầu:
Bài toán: SGK
2200x + 4000 25000 là một bất phương trình một ẩn x.
 VT: 2 200x + 4 000
 VP: 25 000
* Khi thay x = 9 vào bất phương trình ta được: 2 200. 9 + 4 000 < 25 000 là khẳng định đúng.
 Ta nói x = 9 là nghiệm của bất phương trình
* Khi thay x = 10 vào bất phương trình ta được:
 2 200.10 + 4 000 25 000 (khẳng định sai)
Vậy: x = 10 không là nghiệm của bất phương trình
?1. Cho bất phương trình x2 £ 6x – 5
a) VT: x2 
 VP: 6x - 5
b) Vì 32 £ 6. 3 – 5 (đúng)
nên x = 3 là nghiệm của bất phương trình
Vì 42 £ 6. 4 – 5 (đúng)
nên x = 4 là nghiệm của bất phương trình 
Vì 52 £ 6. 5 – 5 (đúng)
nên x = 5 là nghiệm của bất phương trình 
Vì 62 £ 6. 6 – 5 (sai)
nên x = 6 không phải là nghiệm của bất phương trình 
2. Tập nghiệm của bất phương trình.
Tập hợp của tất cả các nghiệm của bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình
- Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của bất phương trình đó .
VD1: 
- Tập nghiệm của bất phương trình x > 3 
 Kí hiệu: S = {xỴR\x>3}
- Biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
?2. 
Bất phương trình 3 3}
Phương trình x=3 có tập nghiệm là S = {3}
VD2:Tập nghiệm của bất phương trình x 7 là S = {xỴR\x£7}
?3.
Bất phương trình x³ -2 có tập nghiệm là S = {xỴR\x³ -2}
?4.
Bất phương trình x<4 có tập nghiệm là S = {xỴR\x<4}
3. Bất phương trình tương đương:
Hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng tập nghiệm.
VD: x > 3 Û 3 < x
4.4. Tổng kết: 8 phút
- Giaó viên đưa ra đề bài tập 15
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm
- Thời gian làm bài là 3 phút
- Sau 3 phút, học sinh trình bày lời giải của nhóm mình
- Học sinh nhận xét
Bài tập 15:
a) 2.< 9 (sai) nên x = 3 không phải là nghiệm của bất phương trình 2x + 3 < 9
b) -4.3>2.3+5 (sai) nên x = 3 không phải là nghiệm của bất phương trình -4x>2x + 5
c) 5.3>3.3 - 12 (đúng) nên x = 3 là nghiệm của bất phương trình 5 - x>3x – 12.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với tiết học này:
+ Học thuộc khái niệm về nghiệm của BPT và cách biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
+ Thế nào là hai bất phương trình tương đương?
+ Xem lại các bài tập đã làm và làm bài tập 16, 17, 18 SGK trang 43
+ Xem lại các tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân.
- Đối với tiết học sau:
+ Xem trước bài sau phần “hai quy tắc biến đổi bất phương trình”
5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docDai_so_8tiet_5960.doc
Giáo án liên quan