Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016

MĨ THUẬT:

 VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ LỌ HOA I. Mục tiêu:

- HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.

- HS biết cách trang trí lọ hoa.

- HS biết cách trang trí và trang trí được lọ hoa theo ý thích.

* GD: HS quý trọng, gìn giữ đồ vật trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

 - GV: SGV, SGK

 - Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.

 - Bài vẽ của HS năm trước.

 HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, màu vẽ, đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy, học:

- Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp HĐ1: Quan sát - nhận xét.

- GV gợi ý HS nhận xét về:

+ Hình dáng của lọ hoa (cao, thấp)

+ Cấu trúc chung (miệng, cổ, thân, đáy). HS quan sát nhận xét

 + Cách trang trí.

 + Tỉ lệ giữa các bộ phận.

 + Cách trang trí, các nét tạo hình

 - Giáo viên tóm tắt và nêu yêu cầu bài học.

 HĐ2: Cách vẽ màu.

- GV gợi ý cách vẽ:

 + Phác hình để vẽ để vẽ đường diềm

 + Phác hình mảng ở thân lọ, hình vuông, tròn

 + Phác hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần.

 + Với bút dạ cần đưa nét nhanh.

+ HS quan sát bảng hoặc vở tập vẽ

+ Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt.

HĐ3: Thực hành

- Cho học sinh quan sát một số bài tham khảo của HS năm trước. + HS thực hành vào vở tập vẽ, và thực hành theo nhóm trên bảng.

- Gợi ý cách vẽ.

+ Gợi ý HS vẽ hình lọ hoa theo ý thích.

+ Một vài nhóm có thể vẽ trên bảng, hoặc xé dán

- HD học sinh hoàn thành bài tập tại lớp

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dạy, học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL. (Thực hiện như tiết 1)
HĐ2: Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm 
- GV phát phiếu cho HS làm BT theo 4 nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt. GV chốt bảng kết quả:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
1. Khuất phục tên cướp biển 
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục 
- Bác sĩ Li
- Tên cướp 
2. Ga- vrốt ngoài chiến lũy 
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga- vrốt bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. 
Ga- vrốt
Cuốc-phây-rắc
 Ăng- giôn- ra 
3.Dù sao trái đất vẫn quay 
Ca ngợi hành động dũng cảm, sả thân cứu 
con của sẻ mẹ. 
Sẻ mẹ, sẻ con
Nhân vật tôi
 Con chó săn 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà tiếp tục xem lại các tiết học về 3 kiểu câu.
THỂ DỤC:
MÔN TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
(Cô Âu dạy)
ĐẠO ĐỨC:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan đến HS).
- Phân biệt hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
- HS có thể biết nhắc nhở các bạn cùng tôn trọng luật giao thông
* GD KN sống: KN tham gia giao thông đúng luật. Phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh, ảnh về an toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi: Tham gia hoạt động nhân đạo nghĩa là làm những công việc gì? 
- GV nhận xét. 
B. Bài mới:
HĐ1: Trao đổi thông tin
- 3 học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm 
- Yêu cầu HSthảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK (Thời gian thảo luận là 7 Phút)
- Học sinh tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung giáo viên đưa ra nhận xét và chốt lại
KL: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mọi lúc, mọi nơi.
HĐ2: Quan sát và trả lời câu hỏi
- HS thảo luận cặp đôi quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh dưới đây, giải thích vì sao ?
- Đại diện cặp đôi trả lời, cả lớp và GV nhận xét, góp ý. 
KL: Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông 
C. Củng cố, dặn dò: Dặn học sinh về nhà thực hiện luật giao thông và vận động người thân thực hiện tốt luật giao thông. 
LỊCH SỬ:
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa trịnh (1786).
 + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786)
 + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ VN 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: Cảnh buôn bán sôi động ở đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó ?
B. Bài mới:
HĐ1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh 
- HS đọc thầm SGK, thảo luận nhớm 4 trả lời câu hỏi :
? Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ?
? Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc có thái độ như thế nào ?
? Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan , coi thường lực lượng của nghĩa quân ?
? Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
? Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ ?
- Đại diện các nhớm trình bày kết quả , hs cả lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
KL: Năm 1786, Nguyễn Huệ tổng chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh, Mở đầu thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt đất nước.
HĐ2: Thi kể chuyên về Nguyễn Huệ 
- Mỗi tổ cử 1 HS đại diện nhóm tham gia cuộc thi, nếu HS không sưu tầm được thì HS có thể tả lại cuộc giao chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn và bề lũ nhà Trịnh 
- GV và HS cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể chuyện hay nhất 
- GV tổng kết cuộc thi 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Bài 25
Thứ tư ngày 23tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, những người quả cảm (BT1, 2). Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).
II. Chuẩn bị: GV: Phiếu học tập, bảng phụ viết sẵn bài tập 3a, b, c theo hàng ngang 
III. Các hoạt động dạy, học:
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1, 2: Ghi lại các từ ngữ đã học trong tiết mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- HS đọc yêu câu BT và làm BT theo cặp.
- GV phát phiếu đã kẻ bảng như SGK cho HS làm bài
 HS lần lượt đọc kết quả. Lớp và GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- GV gắn bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT, gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
a. tài đức, tài hoa
b. đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ.
c. dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm lại vào vở BT. 
KHOA HỌC:
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I. Mục tiêu: Ôn tập về
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
* GDBVMT: Học sinh biết yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng 
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
HĐ1: Triển lãm 
Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần vật chất và năng lượng 
- Củng cố kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến vật chất và năng lượng 
- HS biết yêu thiên nhiên, trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật 
 Cách tiến hành :
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh ... sao cho đẹp, khoa học.
- Học sinh đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp 
- Giáo viên thống nhất với ban giám khảo về tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.
 - Cả lớp quan sát khu triển lãm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi 
- Ban giám khảo đánh giá. Giáo viên nhận xét, bổ sung 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
MĨ THUẬT:
 VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ LỌ HOA I. Mục tiêu:
- HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.
- HS biết cách trang trí lọ hoa.
- HS biết cách trang trí và trang trí được lọ hoa theo ý thích.
* GD: HS quý trọng, gìn giữ đồ vật trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGV, SGK
 - Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.
 - Bài vẽ của HS năm trước.
 HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, màu vẽ, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy, học:
Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp HĐ1: Quan sát - nhận xét.
GV gợi ý HS nhận xét về:
+ Hình dáng của lọ hoa (cao, thấp)
+ Cấu trúc chung (miệng, cổ, thân, đáy). HS quan sát nhận xét	 
 + Cách trang trí.	 
 + Tỉ lệ giữa các bộ phận.
 + Cách trang trí, các nét tạo hình 
 - Giáo viên tóm tắt và nêu yêu cầu bài học.
 HĐ2: Cách vẽ màu.
GV gợi ý cách vẽ:
 + Phác hình để vẽ để vẽ đường diềm 
 + Phác hình mảng ở thân lọ, hình vuông, tròn 
 + Phác hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần.
 + Với bút dạ cần đưa nét nhanh.
+ HS quan sát bảng hoặc vở tập vẽ
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt.
HĐ3: Thực hành
- Cho học sinh quan sát một số bài tham khảo của HS năm trước. + HS thực hành vào vở tập vẽ, và thực hành theo nhóm trên bảng.
- Gợi ý cách vẽ. 
+ Gợi ý HS vẽ hình lọ hoa theo ý thích.
+ Một vài nhóm có thể vẽ trên bảng, hoặc xé dán 
- HD học sinh hoàn thành bài tập tại lớp
HĐ4. Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài của các nhóm để đánh giá 
+ Học sinh nhận xét và nêu cảm nhận riêng. GV tổng kết bài.
C. Củng cố, dặn dò: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới ở nhà.
TOÁN:
 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách giải toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: 1 
II. Chuẩn bị: GV: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: HS nêu quy tắc và công thức tính dịên tích hình thoi
B. Bài mới:
HĐ1: Hình thành kiến thức mới về: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
a. Bài toán 1:
- Giáo viên nêu bài toán và hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt: 
 Số bé: 	25 quyển
 Số lớn:	
- Hướng dẫn HS giải theo các bước:
+ Tìm tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8 (phần).
+ Tìm giá trị của một phần : 96 : 8 =12.
+ Tìm số bé: 12 x 3 = 36
+ Tìm số lớn: 12 x 5 = 60 hoặc ( 96 - 36 = 60 )
* Lưu ý: Khi HS trình bày bài giải, có thể gộp bước 2 và bước 3 là: 
 96 : 8 x 3 = 36 (SGK) 
b. Bài toán 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
* Củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ só của hai số đó
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Tổng của hai số là 333. Tỉ của hai số đó là Tìm hai số đó.
- 1HS nêu cách tóm tắt đề. Vẽ sơ đồ minh họa.
- Cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- 1 HS lên làm bài. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm BT trong VBT.
TẬP LÀM VĂN:
 ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc rành mạch tương đối lưu loát các bài TĐ đã học (Tốc độ khoảng 85 tiếng/phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc.
- Nghe viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ /15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài thơ lục bát.
II. Chuẩn bị: GV: Thăm ghi tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
HĐ1: Kiểm tra Tập đọcvà HTL .
(Tiến hành như tiết 1)
HĐ2: Nêu (tên và nội dung chính) các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và làm vào vở bài tập.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh.
- Học sinh trả lời về nội dung bài thơ, bài tập đọc 
- Giáo viên - Học sinh nhận xét chữa bài.
HĐ3: Nghe - viết
- Giáo viên đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ học sinh theo dõi SGK
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ.
? Bài thơ nói lên điều gì?
- Học sinh gấp SGK nghe giáo viên đọc và viết vào vở.
- Giáo viên đọc - Học sinh soát bài.
- Thu vở chấm và nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài: Kể chuyện 
Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm được định nghĩa và nêu được VD để phân biệt ba kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì (BT1)?.
- Nhận biết được ba kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); Bước đầu biết viết đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số ba kiểu câu kể đã học (BT3).
II. Chuẩn bị:
- GV: Giấy khổ rộng. Phiếu kẻ bảng BT1. 
- HS: VBT 
III. Các hoạt động dạy, học:
Bài 1: phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu)
- HS làm BT theo nhóm 4.
- GV phát phiếu khổ rộng cho các nhóm làm bài
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu.
- HS thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến. Lớp cùng GV nhận xét. 
Bài 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên.
- GV hướng dẫn, gợi ý cách làm bài
+ Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly
+ Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly
+ câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly
- HS viết đoạn văn
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà tiếp tục xem lại các tiết học về 3 kiểu câu
CHÍNH TẢ:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
(Kiểm tra đọc)
- HS đọc rành mạch tương đối lưu loát các bài TĐ đã học (Tốc độ khoảng 85 tiếng/phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc.
- VD: Đề bài
A. Đọc thành tiếng (5 điểm)
B. Đọc thầm: (5 điểm)
Hoa học trò
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
 Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng.Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? 
 Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. 
 Theo Xuân Diệu
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
 a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường.
 b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến.
 c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh .
 d. Các ý trên đều đúng
Câu 2: Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian
 Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non
Câu 3: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? 
 a. Nở nhiều vào mùa hè 
 b. Màu đỏ rực 
 c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui
 d. Các ý trên đều đúng 
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng
 a. So sánh
 b. Nhân hóa
 c. Cả so sánh và nhân hóa	
 d. Tất cả đều sai
 Câu 5: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu 
“Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.” 
Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S
 Câu thành ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp “có nghĩa là:
 a. Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
 b. Hình thưc thống nhất với nội dung 
Câu 7: Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người .. 
Câu 8: Xếp các từ trong ngoặc đơn (tài giỏi, tài nguyên, tài trợ, tài ba, tài sản, tài năng) 
vào hai nhóm thích hợp.
Tài có nghĩa là “Có khả năng hơn người bình thường”
Tài có nghĩa là “ tiền của”
........................................................................
........................................................................
........................................................................
....................................................
....................................................
....................................................
Cách đánh giá:
A. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
B. Đọc thầm: (5 điểm)
	Câu 1: d (0,5 điểm)	
Câu 2: đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần, rực lên (0,5đ)
	Câu 3: d (0,5 điểm)	
Câu 4: c (0,5 điểm)
	Câu 5: CN: Vừa buồn mà lại vừa vui (0,5đ)
 VN: mới thực là nỗi niềm bông phượng (0.5đ) 
 Câu 6: 0.5 điểm 
 a. Đ (0,25 điểm) b. S (0,25 điểm) 
Câu 7: Đặt đúng câu ghi 0,5 điểm
Câu 8: 1đ (xếp đúng 4-5 từ được 0,75đ, 3 từ được 0.5đ, 1-2 từ được 0,25đ)
TOÁN:
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: 1, 2.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy, học:
Bài cũ: 
- HS lên bảng làm: tổng của hai số là 33. Tỉ số của hai số đó là Tìm hai số đó? - GV nhận xét
B. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 198 và tỉ số của hai số đó là 
- HS nêu cách làm 
- HS nhắc lại các bước: Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm số bé, số lớn.
- HS làm bài cá nhânvào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
Bài giải:
 Ta có sơ đồ: 
 Số bé:	198
 Số lớn:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54
 Số lớn là: 198 - 54 = 144
 Đáp số: Số bé: 54
 Số lớn: 144
Bài 2: Bài toán
HS làm BT cá nhân.
1 HS lên bảng chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà làm BT trong VBT.
ĐỊA LÍ:
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG 
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu: 
- HS biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của ĐB duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản. ...
* GDSDNLTK&HQ: Trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm của một số ngành công nghiệp của nước ta. (Liên hệ)
II. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ: 
- 2 HS lên đọc và chỉ tên các đồng bằng duyên hải MT trên lược đồ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
HĐ1: Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT 
- Giáo viên treo bản đồ lên bảng
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
? Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? (nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch)
- Yêu cầu HS quan sát hình 9, GV giới thiệu bãi biển Nha Trang. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe những bãi biển mà HS đã được đến, hoặc được nhìn thấy, được nghe thấy. 
- Yêu cầu HS kể trước lớp 
? Điều kiện phất triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với cuộc sống của người dân ? (TRả Lời: ... Có thêm việc làm, tăng thu nhập)
KL: Du lịch ở ĐBDHMT phát triển người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập là cơ hội để nhân dân các vùng đến tham quan và nghỉ ngơi .
- 2 HS nhắc lại 
HĐ2: Nghành công nghiệp 
- Giáo viên hỏi HS:
? Ở vị trí ven biển ĐBDHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào? (đường biển)
? Việc đi lại bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
(... ngành đóng tàu và sửa chữa tàu)
- Yêu cầu HS quan sát hình 10, GV giới thiệu xưởng sửa chữa tàu thuyền 
- GV giới thiệu: ĐBDHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường 
? Kể tên các sản phẩm làm từ mía đường ?
- Yêu cầu HS quan sát H11và cho biết các công việc để sản xuấtđường từ mía ?
? Qua các hoạt động tìm hiểu trên hãy cho biết: Người dân ở đồng bằng DHMT có những hoạt động sản xuất nào ?
KL: Người dân ở ĐBDHMT có thêm những hoạt động kinh tế mới; phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đóng, sửa chũa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp.
- HS nhắc lại. 
HĐ3: Lễ hội ở ĐBDHMT 
- Yêu cầu HS đọc SGK, vận dụng nhũng hiểu biết của mình kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT ?
KL: Các HĐ lễ hội cũng là dịp để thu hút khách du lịch từ các vùng khác đến tham dự.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
KĨ THUẬT:
LẮP CÁI ĐU (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
 - Lắp được cái đu theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu cái đu lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy, học:
Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
B. Bài mới: Lắp cái đu. 
HS thực hành:
HĐ3: HS thực hành lắp cái đu.
GV gọi một số em đọc ghi nhớ và nhắc nhở các em q/ sát hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp.
 a. HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
 - HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
 - GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn.
 b. Lắp từng bộ phận
 - Trong quá trình HS lắp, GV nhắc nhở HS lưu ý:
 + Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
 + Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế và

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TUAN_28_LOP_4.doc