Chuyên đề Rèn kĩ năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4 - Vũ Thị Xuyên

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp Tiểu học được cho là cấp học nền tảng, ở cấp học này, môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì môn học này là cơ sở giúp các em học môn học khác, mục tiêu của giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về Tiếng Việt mà còn giúp cho học sinh sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong giao tiếp, tiến tới có ý thức, thói quen nói, viết đúng, kĩ năng nói, viết hay. Vì vậy muốn học tốt Tiếng Việt các em cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản của từng phân môn. Thực tế cho thấy phân môn Luyện từ và câu chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, trong đó việc dạy về từ loại là phần không thể thiếu được trong quá trình cung cấp tri thức. Dạy tốt mảng từ loại (danh từ, động từ, tính từ) sẽ giúp cho học sinh có vốn từ tốt, sử dụng trong giao tiếp có hiệu quả cao. Trong hệ thống chương trình môn Tiếng Việt bậc tiểu học thì các em được làm quen với các nhóm từ loại ngay từ lớp 2, song chưa được gọi tên cụ thể mà chỉ gọi chung theo nhóm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm. Sang đến lớp 3 các em tiếp tục được củng cố, mở rộng về các nhóm từ này và đến lớp 4 thì chúng mới được cụ thể hóa thành danh từ; động từ và tính từ.

doc11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Rèn kĩ năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4 - Vũ Thị Xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt quan trọng vì môn học này là cơ sở giúp các em học môn học khác, mục tiêu của giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về Tiếng Việt mà còn giúp cho học sinh sử dụng thành thạo Tiếng Việt trong giao tiếp, tiến tới có ý thức, thói quen nói, viết đúng, kĩ năng nói, viết hay. Vì vậy muốn học tốt Tiếng Việt các em cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản của từng phân môn. Thực tế cho thấy phân môn Luyện từ và câu chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, trong đó việc dạy về từ loại là phần không thể thiếu được trong quá trình cung cấp tri thức. Dạy tốt mảng từ loại (danh từ, động từ, tính từ) sẽ giúp cho học sinh có vốn từ tốt, sử dụng trong giao tiếp có hiệu quả cao. Trong hệ thống chương trình môn Tiếng Việt bậc tiểu học thì các em được làm quen với các nhóm từ loại ngay từ lớp 2, song chưa được gọi tên cụ thể mà chỉ gọi chung theo nhóm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm. Sang đến lớp 3 các em tiếp tục được củng cố, mở rộng về các nhóm từ này và đến lớp 4 thì chúng mới được cụ thể hóa thành danh từ; động từ và tính từ. Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc dạy mảng từ loại (danh từ, động từ, tính từ) cho học sinh khối 4 còn nhiều vướng mắc. Số lượng tiết học trong chương trình không nhiều mà một số tiết nội dung điều chỉnh có nhiều thay đổi khiến giáo viên lúng túng trong quá trình giúp học sinh nhận diện và phân biệt các từ loại. Mặt khác thời gian cho phần làm bài tập của mỗi tiết học cũng không nhiều do đó kĩ năng cần có để xác định từ loại của học sinh chưa được hình thành. Học sinh mới chỉ dừng lại ở việc xác định chính xác các từ loại thông dụng dựa trên khái niệm. Tuy nhiên mảng kiến thức về từ loại là mảng kiến thức rộng học sinh phải thường xuyên phải đụng chạm đến trong suốt năm học lớp 4 và cả trong chương trình lớp 5. Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi chọn nghiên cứu chuyên đề: " Rèn kĩ năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4".
 II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LOẠI Ở LỚP 4 
 1. Đối với giáo viên.
Trong quá trình dạy học, giáo viên còn lúng túng khi truyền thụ kiến thức về từ loại. Phần từ loại là phần kiến thức khó trong phân môn Luyện từ và câu. Giáo viên ngại, chưa đầu tư nghiên cứu bài, hiệu quả dạy học còn thấp.
- Cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, ví dụ chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. Phương pháp dạy học còn áp đặt nhiều, chưa gợi mở để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên hầu như chỉ dạy cho học sinh cách xác định từ loại dựa vào khái niệm mà SGK đưa ra.
- Việc mở rộng kiến thức, phát triển tư duy cho học sinh ít được giáo viên chú ý quan tâm và đi sâu.
2. Đối với học sinh
- Nhiều em chưa nắm vững các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ. Từ đó dẫn đến nhận diện, phân loại các loại từ đó chưa chuẩn xác và sử dụng các từ đó vào nói, viết còn sai nhiều. 
- Nhiều học sinh mặc dù thuộc khái niệm của các từ loại đã học nhưng khi làm bài tập vẫn còn khó khăn lúng túng. Điều đó cho thấy học sinh chưa biết vận dụng kiến thức đã học trong luyện tập thực hành.
- Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai.
- Nhiều em không nắm được thuật ngữ “từ loại” nên không hiểu đúng yêu cầu bài tập.
- Khi xác định từ loại, học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu, hình thức không rõ ràng.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI
A. Biện pháp 1: Cung cấp hệ thống lí thuyết giúp học sinh xác định các từ loại 
Cách 1: Xác định từ loại dựa vào khái niệm.
Cách 2: Xác định từ loại dựa vào khả năng kết hợp của từ.
Cách 3: Xác định từ loại dựa vào chức vụ ngữ pháp của từ.
Cách 4: Xác định từ loại dựa vào sự chuyển loại của từ.
1. Danh từ:
C1. Xác định danh từ dựa vào khái niệm : 
*Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng khái niệm hoặc đơn vị ...)
Ví dụ: ông, bà, nắng, mưa, thúng , sách vở, chính trị, kinh doanh....
- Có hai loại danh từ:
a, Danh từ riêng: Là tên gọi riêng của một người, một sự vật riêng lẻ, một địa phương , danh từ riêng bao gồm tên người, tên đất, tên tổ chức.
Ví dụ: Nguyễn Thị Hà, Quảng Ninh, Liên Hợp Quốc.
b, Danh từ chung: Là tên chung của một loại sự vật.
Ví dụ: Quần áo, bộ đội, công nhân, nhà máy,giường ,tủ....
- Danh từ chung chỉ một sự vật cụ thể bao gồm: Danh từ ta nhìn, cảm nhận được.
Ví dụ: học sinh, bàn ghế, sinh viên, bác sĩ, giáo viên, công an, cảnh sát, ...
- Danh từ chung chỉ khái niệm trừu tượng: tình cảm, tâm lý, luân lý, pháp luật, tình yêu , ...
 - Một số từ: nỗi, niềm, sự, cuộc, cái, con...có thể kết hợp với động từ, tính từ để trở thành cụm danh từ mới:
- Ví dụ: sự chỉ đạo, niềm vui, cuộc chiến tranh, sự học hành, cái ăn, cái ngủ
	 DT DT	 DT	 DT	 DT
C2. Cách xác định danh từ dựa vào khả năng kết hợp của từ:
- Danh từ kết hợp với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ .. đứng ở đằng sau.
Ví dụ: bà lão kia; sự việc này; thói quen ấy, thái độ này, tính nết ấy
 DT	 DT	 DT	 DT	 DT
- Danh từ kết hợp được với các từ chỉ lượng: những, tất cả, các, từ chỉ số: vài, ba, một, các từ chỉ loại: cái, con, cây, người tất cả các từ này thường đứng trước danh từ.
Ví dụ: tất cả mọi người, cái xe ; những cánh chim; một cuộc sống
 DT DT DT	 DT
cái ăn, cái ngủ, người con gái
 DT DT	 DT
* Là loại từ chỉ sự vật, danh từ nói chung không thể đặt sau từ chỉ mức độ, tính chất như: hơi, rất, lắm ,những từ có ý nghĩa ngăn cản hay khuyến khích hành động như: chớ, đừng, hãy. Đây là cơ sở để ta phân biệt được danh từ khác động từ và tính từ.
C3. Xác định dựa và chức vụ ngữ pháp của danh từ trong câu:
- Danh từ trực tiếp làm chủ ngữ trong câu (đây là trường hợp rất phổ biến)
Ví dụ: Cái áo này / còn mới.
 C V
- Những bông hồng đỏ thắm / đang toả hương ngào ngạt.
 C	 V
- Danh từ làm vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
Ví dụ: Mẹ tôi là giáo viên
 DT
 Rắn là loài bò sát
 DT
Nhờ khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp nên trên mà danh từ vai trò hết sức quan trọng trong ngôn ngữ, làm cho vốn Tiếng Việt trong sáng, giàu sức thuyết phục.
 C4. Xác địnhcăn cứ vào sự chuyển loại của các danh từ:
- Danh từ chuyển thành tính từ trong các trường hợp:
Ví dụ 1: - Tôi là người Việt Nam
	 DT
 - Cô ấy có vẻ đẹp rất Việt Nam 
TT
Ví dụ 2: Quê em ở Hải Dương 	Cô ấy trông rất quê
	 DT	 TT
- Danh từ còn thể chuyển thành động từ.
Ví dụ 3: Những suy nghĩ của anh bao giờ cũng gây ấn tượng.
	 DT
Tôi sẽ suy nghĩ về những điều anh nói.
 ĐT
* Khi tìm hiểu sự chuyển loại của từ ta cần phải dựa vào nội dung câu văn và xác định từ loại của từ đó.
2. Động từ:
C1. Xác định động từ dựa vào khái niệm: 
Khái niệm: Động từ là những từ chỉ trạng thái, hoạt động, cảm xúc của con người hoặc sự vật.
Ví dụ: buồn, vui, nhớ, nghe, đọc, oán hờn.
Trong dạy học để giúp học sinh nhận biết nhanh, đúng động từ mà không nhầm lẫn, ta có thể phân động từ thành các loại sau:
a, Động từ chỉ trạng thái: Là động từ chỉ trạng thái của sự vật.
+ Trạng thái tồn tại hoặc không tồn tại.
Ví dụ: còn, mất, hết, ốm đau, lành, vỡ, yêu, ghét.
+ Trạng thái biến hoá:
Ví dụ: trở, trở thành, hoá thành, biến hoá, hoá ra...
+ Trạng thái ý chí:
Ví dụ: quyết định, mong, muốn, giám, toan, định, trực....
+ Trạng thái tiếp thụ:
Ví dụ: phải, chịu, được, bị, mắc phải.... 
b, Động từ hoạt động: Là động từ chỉ hoạt động trong lĩnh vực xã hội hay tự nhiên, động từ hoạt động được chia thành các loại chính như:
+ Động từ chỉ những hoạt động hướng tới sự vật khác:
Ví dụ: nghỉ ngơi, ngủ, khóc, cười, chạy, nhảy... 
+ Động từ cảm nghĩ nói năng: Là động từ chỉ hoạt động, nhận biết cảm thụ của con người.
Ví dụ: biết, nhớ thương, nghi ngờ ..
+ Động từ phương hướng: Là động từ chỉ hoạt động bao hàm phương hướng:
Ví dụ: lên, xuống, ra, vào.. 
C2. Cách xác định động từ dựa vào khả năng kết hợp của từ:
- Trong thực tế động từ kết hợp các từ chỉ thời gian: đang, đã, vẫn, sẽ.. cùng đứng trước
- Động từ kết hợp với các từ “hãy” khi cần biểu thị ý nghĩa sai khiến, mệnh lệnh.
Ví dụ: Hãy hát lên
	 ĐT
- Động từ kết hợp với các từ phủ định: chưa, chẳng, hay
Ví dụ: không đi; chẳng ăn
	ĐT	ĐT
Mặc dù động từ có khả năng kết hợp với rộng rãi các từ khác nhưng cũng từ chỉ mức độ (rất, hơi, vô cùng) thì động từ lại không thể kết hợp. Trừ những động từ chỉ cảm xúc thì nó vẫn có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.Đây là trường hợp học sinh hay nhầm sang phần tính từ, giáo viên cần lưu ý cho HS.
Ví dụ: rất nhớ, khá thương, hơi lo lắng.....
C3. Xác định dựa vào chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu:
- Động từ làm vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?, đây là trường hợp phổ biến có rất nhiều.
Ví dụ: Cô giáo / đang giảng bài
 CN VN
C4. Dựa vào sự chuyển loại của động từ:
- Trong thực tế có nhiều động từ đã chuyển thành tính từ thể hiện qua một số ví dụ sau:
 - Diều ơi ! hãy cao lên
 ĐT
 - Diều lên rất cao
+ Động từ chuyển thành danh từ:
- Lan kỉ niệm tôi một cái nơ thật xinh xắn.
 ĐT
- Những kỷ niệm về cô luôn in đậm trong tâm trí em.
 DT
3. Tính từ:
C1. Xác định tính từ dựa vào khái niệm: 
*Khái niệm: Là những từ chỉ tính chất, đặc điểm, mùi vị, màu sắc, kích thước ... của sự vật, của hoạt động trạng thái.
Ví dụ: nâu, dài, ngắn, đúng, sai.
a, Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Là tính từ chỉ những tính chất đặc điểm của sự vật có thể so sánh mức độ được. Những từ này có thể kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ: rất, lắm, hơi, khá, khí .
Ví dụ: to, nhỏ, bé, cao, thấp, trắng, đen.
b, Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối : Là những tính từ chỉ những tính chất không thể so sánh được, không có mức độ khác nhau hoặc những tính chất không có (mức độ) ý nghĩa tuyệt đối và không có gì phải so sánh nữa.
Ví dụ: chung, riêng, từ, công, xanh lè, đỏ ối, đen kịt ..
C2. Cách xác định tính từ dựa vào khả năng kết hợp từ:
- Tính từ kết hợp được với các từ chỉ mức độ: hơi, cực kì, vô cùng, rất, lắm, quá ....
Ví dụ: rất kém, hơi giỏi, hơi yếu, trắng quá, đỏ lắm .
 TT	 TT	 TT	 TT TT
Cơ sở này để ta phân biệt tính từ với động từ (trừ động từ chỉ cảm xúc). Cần lưu ý tính từ không kết hợp được với các từ chỉ mệnh lệnh (trừ một số trường hợp cá biệt).
Ví dụ: hãy tươi lên, đừng buồn nhé.
	 TT	TT
C3. Dựa vào chức năng ngữ pháp của tính từ:
- Tính từ làm vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? đây là trường hợp nhiều trong thực tế.
Ví dụ: Cánh đồng / rộng mênh mông.
 CN VN
 Quả mít này / ngon lắm
 CN	 VN
C4. Dựa vào sự chuyển loại của tính từ:
- Tính từ chuyển thành danh từ trong các ví dụ sau:
+ Chị ấy làm việc rất máy móc.
 TT
- Nhà máy của tôi mới nhập các loại máy móc rất hiện đại.
 DT
Trong Tiếng Việt có những danh từ có chung vỏ ngữ âm với động từ và tính từ. Vì vậy muốn xác định được đúng loại từ. Khi phân loại ta phải dựa vào nội dung câu văn và chức vụ ngữ pháp của chúng trong câu.
Ví dụ 1: Nhà trường đảm bảo chất lượng văn hoá đạt chỉ tiêu.
	 ĐT
“đảm bảo” là động từ vì nó trực tiếp làm vị ngữ trong câu
Ví dụ 2: Lô hàng rất đảm bảo
 TT
“đảm bảo” là tính từ vì nó kết hợp với từ “rất” đứng trước.
Ví dụ 3: Sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu là đảm bảo chắc chắn cho chất lượng dạy và học.	DT
B. Biện pháp 2: Đưa ra một số dạng bài tập rèn kĩ năng xác định từ loại
1. Dạng thứ nhất: Xác định từ loại của các từ cho trước
Cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó.
Ví dụ: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ sự vật, chỉ hành
 động hay tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng. Có thể nói:
- những niềm vui	- rất yêu thương
- hãy vui chơi	- tình yêu ấy
- hãy yêu thương	- rất đáng yêu
Sau đó học sinh trình bày:
DT	ĐT	TT
Niềm vui	vui chơi	vui tươi
Tình yêu	yêu thương	đáng yêu
2. Dạng thứ hai: Xác định từ loại trong đoạn thơ ,văn có sẵn:
Ví dụ1 : Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp:
+ Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày
+ Động từ: hót, kêu
+ Tính từ: hay
Muốn cho học sinh xác định từ loại chính xác và khắc phục việc phân ranh giới của từ không chính xác, ta đưa bài tập mà học sinh còn hay nhầm để các em sửa.
VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Xum xuê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
* Ở bài tập này, học sinh xác định các tính từ: đẹp, cao, đầy xum xuê, nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang” các em lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: Chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng”, “biếc”, “chang”.
3. Dạng thứ ba: xác định từ loại trong những trường hợp mà nghĩa hoặc dấu hiệu hình thức từ loại không rõ ràng.
VD1: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:
Đi ngược, về xuôi.
Nước chảy, đá mòn
Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng, chính xác là “đi”, “về”; là động từ “nước”, “đá” là danh từ. Nhưng các từ “ngược”, “xuôi”, “mòn” các em lúng túng và hay xếp các từ này vào loại tính từ. Vậy giáo viên phải phân tích ý nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược”, “xuôi” là chỉ vùng núi và đồng bằng nên xếp các từ này là danh từ. Còn từ “mòn” là động từ chứ không phải tính từ.
VD2: Tôi xuôi vào Nam, anh ngược ra Bắc.
Từ "xuôi" và "ngược" trong VD trên thực chất là danh từ nhưng học sinh rất dễ nhầm là tính từ.
4. Dạng thứ tư: Phân biệt rõ thuật ngữ từ loại và từ chia theo kiểu cấu tạo( cấu tạo từ)
Ví dụ: cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
a. Dựa vào cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ láy)
b. Dựa vào từ loại (danh từ, động từ, tính từ)
* Ở bài tập này, học sinh phải củng cố về kiến thức. Thế nào là chia từ theo cấu tạo và thế nào là chia từ theo từ loại ? Các em sẽ dễ dàng là được.
- Nếu xếp theo cấu tạo từ ta sẽ xếp theo như sau:
+ Từ đơn: vườn, ăn, ngọt.
+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập.
+ Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc.
- Nếu xếp theo từ loại ta sẽ xếp như sau:
+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn.
+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn.
+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt.
5. Dạng thứ năm: Chuyển từ loại theo kiểu cấu tạo mới
VD 1: Xác định từ loại của các từ sau:
- Vui, buồn, đau khổ, đẹp.
- Niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ.
* Ở bài tập này, học sinh phải nắm được các từ “vui, buồn, đau khổ” là các động từ chỉ trạng thái. Còn từ “đẹp” là tính từ.
Phải nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc, nỗi, niềm đi kèm với động từ hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới. Đó là các danh từ trừu tượng “niềm vui”, “nỗi buồn”, “sự đau khổ”, “cái đẹp”.
VD 2: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”.
a. Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.
b. Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm.
* Ở bài tập này, học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý nghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là “thơm”, “béo”, “ngọt”, “già”
Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm là các danh từ.
6. Dạng thứ sáu: Xác định từ loại dựa trên sự chuyển loại của từ trong từng văn cảnh cụ thể.
VD xác định động từ trong các từ in nghiêng sau đây:
a/ánh nắng chiêu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
b/ Tôi sẽ kết luận việc này sau.
 	 -Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.
Căn cứ vào sự chuyển loại của danh từ -động từ,HS xác định được ngay động từ là các từ đã gạch chân.
7. Dạng thứ bảy: vận dụng từ loại để đặt câu.
VD: Đặt một câu có tính từ làm vị ngữ và một câu có tính từ làm định ngữ.
* Ở bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức về từ loại và kiến thức về đặt câu và có thể đặt như sau:
+ Anh bộ đội rất dũng cảm
	 VN
+ Bạn Hà có chiếc cặp mới.
 ĐN
8. Dạng thứ tám: Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại:
1. Trò chơi thứ nhất: “Ai nhanh, ai đúng”.
a, Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.
Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột: Danh từ, động từ, tính từ.
b, Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.
Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại. Đội nào nhanh, chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi.
* Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thức từ loại, rèn tư duy nhanh.
2. Trò chơi thứ hai:
VD1: “Điền danh từ”.
a. Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh từ cần điền: con diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt.
Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:
...............................................cưỡi sóng ra khơi.
	..........................................chao lượn ngang trời hè vui
................................................. dừng lại sân ga.
Đầy vơi ...................................... hiền hoà dòng sông.
.............................................. cửa sổ tâm hồn.
b. Cách tiến hành:
Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽ chiến thắng.
Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu thơ.
VD2: “Điền động từ”.
a. Chuẩn bị:
- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, ru hát, nhuộm, đánh thức, dậy, rải.
- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:
“Tiếng chim .. lá dành
Tiếng chim .. chồi xanh .... Cùng
Tiếng chim ...... cánh bầy ong
Tiếng chim ....... nắng ....... đồng vàng thơm”
b. Cách tiến hành:
Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần:
- Điền nhanh, đúng.
- Đọc thơ hay.
* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn
 thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sáng và cảm nhận được cách dùng từ sinh động trong đoạn thơ hay.
VD3: Tìm tính từ:
a. Chuẩn bị: Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắng bệch, trắng xoá, trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc.
Viết các cấu có chỗ trống trên bảng phụ
Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn các từ khác nhau)
b. Cách tiến hành:
Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 em, mỗi em lên sửa lại 1 câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi hết giờ.
Đáp án: 
Tuyết rơi trắng xoá một màu
Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò
Da trắng bệch - người ốm yếu
Bé khoe đôi má non tơ trắng hồng
Sơn lên trắng nõn như bông
Là mây trắng xoá bồng bềnh trời xanh
Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau, có tác dụng gợi tả, làm giàu vốn từ chỉ màu trắng, thường dùng trong các đoạn văn miêu tả.
Mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các loại, các dạng bài tập mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu đưa ra cho học sinh. Với các bài tập dành cho học sinh khá giỏi tôi thường đưa một số ví dụ, trong đó có một số từ loại khó xác định. Các em cần phải băn khoăn suy nghĩ nhiều. Còn với học sinh trung bình đưa ra các ngữ liệu có những trường hợp rõ ràng, học sinh dễ nhận diện. Hoặc khi đưa ra các bài tập cho học sinh luyện tập thực hành với từng đối tượng sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH DẠY VỀ TỪ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 4
 	- Khi dạy về từ loại cho HS lớp 4 giáo viên cần giới thiệu ngay về thuật ngữ từ loại cho học sinh ở tiết học đầu tiên về danh từ và sau đó tiếp tục nhắc lại ở các tiết học sau. Cho đến khi học xong về tính từ thì giáo viên cần khắc sâu cho học
 sinh nhớ 3 nhóm từ loại đã học là : Danh từ; động từ và tính từ.
- Ngoài việc dạy những nội dung kiến thức mà SGK đưa ra GV cần lồng ghép những nội dung lí thuyết về dấu hiệu giúp HS phân biệt, nhận diện các nhóm từ đã học.
- GV phải thường xuyên ôn tập củng cố kiến thức về từ loại cho HS qua các tiết học buổi 2. Đồng thời khi d

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ren_ki_nang_xac_dinh_tu_loai_cho_hoc_sinh_lop_4_vu.doc
Giáo án liên quan