Kế hoạch bài dạy Địa lý Lớp 4 - Bài 27: Thành phố Huế - Trần Vũ Kha

Dạy học bài mới:

 a.Giới thiệu bài: Cho học sinh xem đoạn băng rồi dẫn dắt vào bài học GV hỏi: Theo các em, chúng ta vừa được đến thăm thành phố nào qua đoạn phim trên?

 - Giới thiệu: Các em ạ, hành trình du lịch của thầy trò chúng ta đã đến với mảnh đất miền Trung yêu dấu, hôm nay chúng ta tạm dừng chân tại thành phố Huế để xem ở mảnh đất này cò gì lôi cuốn, thú vị mà ai chưa đến thì muốn đến, và ai đi xa cũng nhớ về.

 b.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ

 - Yêu cầu học sinh kết hợp quan sát bản đồ Việt Nam, bản đồ Thừa Thiên Huế chỉ thành phố Huế trên bản đồ và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:

Câu 1: Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?

Câu 2: Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?

 - GV chốt: Tựa lưng vào dãy Trường Sơn, Huế nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển từ đồi thấp sang đồng bằng.

 - Cho HS tiếp tục quan sát lược đồ và nêu tên con sông chảy qua thành phố Huế.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Địa lý Lớp 4 - Bài 27: Thành phố Huế - Trần Vũ Kha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Lớp : 4B
Môn : Địa lý
Bài dạy: Thành Phố Huế 
Người thực hiện : Trần Vũ Kha
I.Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể: 
 - Xác định vị trí thành phố Huế trên bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế. Nêu được tên dòng sông chảy qua thành phố Huế. 
 - Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch. 
- Tự hào về thành phố Huế (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới)
II. Chuẩn bị : 
- GV : 
 + Tranh, ảnh và các đoạn video cần thiết cho bài học. 
 + Bảng nhóm cho các nhóm HS. 
- HS : 
 + Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về Huế.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Những điều kiện để phát triển du lịch ở duyên hải miền Trung. 
 - Thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía.
 - Gọi học sinh trả lời, GV có thể cho HS kiểm tra ngay kết quả đúng sai trên màn hình. 
- Nhận xét,
3. Dạy học bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Cho học sinh xem đoạn băng rồi dẫn dắt vào bài học GV hỏi: Theo các em, chúng ta vừa được đến thăm thành phố nào qua đoạn phim trên? 
 - Giới thiệu: Các em ạ, hành trình du lịch của thầy trò chúng ta đã đến với mảnh đất miền Trung yêu dấu, hôm nay chúng ta tạm dừng chân tại thành phố Huế để xem ở mảnh đất này cò gì lôi cuốn, thú vị mà ai chưa đến thì muốn đến, và ai đi xa cũng nhớ về.
 b.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ
 - Yêu cầu học sinh kết hợp quan sát bản đồ Việt Nam, bản đồ Thừa Thiên Huế chỉ thành phố Huế trên bản đồ và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? 
Câu 2: Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?
 - GV chốt: Tựa lưng vào dãy Trường Sơn, Huế nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển từ đồi thấp sang đồng bằng.
 - Cho HS tiếp tục quan sát lược đồ và nêu tên con sông chảy qua thành phố Huế.
 - Gọi HS lên chỉ hướng chảy của con sông đó.
 - Cho HS xem đoạn băng về sông Hương. 
 c.Thành phố với nhiều công trình kiến trúc cổ. 
 - Dựa vào lược đồ SGK, tranh ảnh sưu tầm được và những điều em biết kể tên các công trình kiến trúc cổ của thành phố Huế. 
- Nhận xét, giới thiệu thêm một số hình ảnh về công trình kiến trúc cổ khác. 
- GV chốt: Huế nổi tiếng với các kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩmđược xây dựng từ rất lâu (khoảng 200 năm về trước) dưới thời các vua chúa triều Nguyễn.
 - Hỏi HS: Bạn nào biết cái tên “Cố đô Huế” do đâu mà có?
 - Với những nét đặc sắc đó, vào ngày 11.12.1993 quần thể di tích văn hóa Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
d. Huế_Thành phố du lịch.
 - Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ thành phố Huế và cho biết: Nếu đi thuyền trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế?
 Mỗi nhóm chọn một cảnh đẹp trong số tranh, ảnh sưu tầm được để mô tả vẻ đẹp cũng như các hoạt động du lịch ở đó.
 - GV tổng kết, trên lược đồ có sử dụng các nút để liên kết đến hình ảnh của địa điểm đó.
 + Bổ sung thêm: Theo dòng Hương Giang khách du lịch còn có thể đến thăm một số nhà vườn ở Huế.
- Hỏi HS thêm một số loại hình hấp dẫn khách du lịch ở thành phố Huế:
 + Văn hóa: nhã nhạc, ca múa cung đình.(2003 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới) 
+ Các làng nghề truyền thống + Ẩm thực. 
- Nêu một số đặc điểm của thành phố huế ? 
+ Đó chính là nội dung bài học, yêu cầu học sinh đọc lại.
- GV tổng kết. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Sử dụng phiếu thảo luận nhóm, đánh dấu x vào ô các em cho là đúng.
- Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch ?
- Chỉ lại vị trí của thành phố Huế ? Nhắc lại vị trí của thành phố này ?
- Gọi một số học sinh đọc lại mục “Ghi nhớ” 
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: 
+Chuẩn bị một số tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng. 
- Đọc câu hỏi - 2 học sinh trả lời. 
- Xem đoạn băng, lắng nghe
- Thành phố Huế 
- Quan sát và chỉ trên bản đồ. 
-Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
1. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
 2. Thành phố nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn 
- 1 HS trả lời. 
- Xem băng. 
- HS kể tên các công trình kiến trúc cổ. - Một số công trình kiến trúc cổ: Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén, Quần thể kinh thành Huế, Cung An Định, Nhà rường.
- Chính vì trước đây Huế được chọn làm kinh đô của nước ta dưới triều Nguyễn nên Huế còn có cái tên là cố đô Huế. 
- Quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 6. - Cử người lên trình bày trên lược đồ thành phố Huế. 
- Nhận xét 
- Quan sát, lắng nghe. 
- HS xem băng
- HS trả lời theo hiểu biết của mình. 
- Lắng nghe, quan sát 
- trả lời và thực hiện yêu cầu
- HS thực hiện 
- Lắng nghe,quan sát
BGH duyệt Giáo viên Hướng dẩn
 Hình Kim Trang

File đính kèm:

  • docBai_27_Thanh_pho_Hue.doc