Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập làm văn ở lớp 4

Ví dụ: Khi qan sát con mèo thì:

 Để tả thân hình con mèo thì ngoài từ ngữ bạn chọn các em có thể dùng những từ ngữ nào ?

 Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:

 Ví dụ: to như trái bí đao,chỉ bằng chai nước suối loại nhỏ,

 Để lột tả bộ lông con mèo ngoài từ ngữ bạn chọn các em có thể dùng những từ ngữ nào?

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập làm văn ở lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập làm văn ở lớp 4
Phần thứ nhất
 Đặt vấn đề:
1.Cơ sở lý luận:
	Môn Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản,quan trọng nhất trong chương trình dạy học ở tiểu học. Vì chỉ có học tốt môn Tiếng Việt các em mới có điều kiện để học tập, tư duy và giao tiếp. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết)là góp phần vào mục tiêu quan trọng bậc nhất của dạy và học tiếng Việt; là dạy cho học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp hàng ngày trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học.
Môn Tiếng Việt lớp 4sau chỉnh lí(năm 2005)đã chú trọng hơn đến yêu cầu rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh. Hầu như tất cả các tiết Tập làm văn được in trong sách giáo khoa lớp 4 đều có các bài tập luyện viết và nói trước lớp cho học sinh. Nhưng dạy tập làm văn ở lớp 4 có những điểm khó vì nó đòi hỏi năng lực hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của giáo viên trên lớp. Bởi vậy làm thế nào để dạy tốt tiết Tập làm văn ở lớp 4 là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
	Thực chất của dạy tập làm văn là rèn cho học sinh khả năng trình bày một bài nói theo đề tài đã cho, phát triển ở học sinh khả năng diễn đạt rõ ý bằng lời văn tự nhiên,chân thành, trong sáng và giàu cảm xúc.
2.Cơ sở thực tiễn:
a,Thực tế qua tìm hiểu giáo viên:
	Khi dạy tập làm văn ở lớp 4, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Ngay bản thân giáo viên cũng rất ngại dạy tập làm văn. Thao tác trong các giờ tập làm văn của giáo viên còn lúng túng, thường là cho học sinh chuẩn bị sẵn ra nháp rồi lần lượt trình bày. Giáo viên nhận xét rồi nói lại ý học sinh trình bày hoặc cho học sinh khác nhận xét một cách đơn điệu là bài viết được rồi và không biết bổ sung hay phát triển theo hướng khác. Như vậy thực chất của tiết Tập làm văn theo kiểu vậy là đọc chậm hoặc đọc thuộc lòng bài viết đã chuẩn bị sẵn. Vì vậy các tiết Tập làm văn thường chưa đạt được mục tiêu cơ bản là rèn cho học sinh biết nói ,viết đúng nội dung, diễn đạt rõ ràng, tự nhiên, dùng từ sát hợp, bộc lộ tình cảm
b,Thực tế qua tìm hiểu học sinh:
	Chất lượng thực hành luyện nói, viết của học sinh trong giờ Tập làm văn còn nhiều hạn chế, cụ thể là:
	-Học sinh chưa biết chủ động diễn đạt nộidung bài viết.
	-Tâm lý của học sinh rất "sợ" phải nói trước lớp. Khi phải đứng lên trình bày bài của mình các em còn rất e ngại. Có em nói quá nhanh,có em nói một cách rời rạc, không thể hiện được cảm xúc trong bài viết của mình.
c,Nguyên nhân:.
	Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấychất lượng dạy tập làm văn ở lớp 4 còn nhiều hạn chế là do một số nguyên nhân sau: 
	-Đa số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ được vị trí và tầm quan trọng của tập làm văn là rèn cho học sinh biết sản sinh văn bản mà chỉ để ý đến chất lượng qua các kỳ kiểm tra cuối kỳ, cuối năm của học sinh là biết viết theo văn mẫu là được.
	-Bản thân giáo viên chưa tạo ra được hoàn cảnh giao tiếp kích thích nhu cầu nói,viết của học sinh làm cho các em trở nên gò ép, gượng gạo. Đây là chưa nói đến học sinh kém ngồi "cắn bút"đến hết giờ.
	-Thời gian dành cho học sinh trình bày bài viết của mình trong một tiết học còn ít(chỉ khoảng 4 đến 5 em) do giáo viên mất nhiều thời gian giảng giải, chữa lỗi.
	-Do phương tiện dạy học còn nghèo nàn, lạc hậu. Nếu có máy chiếu đa năng thì bài viết của các em được thể hiện trước lớp nhiều hơn nhanh hơn là các em viết ra giấy khổ lớn dán trên bảng.
d,Kết luận:
	Tôi thường thấy trong các giờ Tập làm văn,học sinh thường rất lo lắng. Các em rất ngại khi phải đứng lên trình bày bài viết của mình trước lớp. Còn các giáo viên cũng thường rất lúng túng khi dạy tập làm văn. Chính vì vậy các tiết Tập làm văn thường chưa đạt được mục tiêu quan trọng của giờ học. Vậy làm thế nào để giúp cả giáo viên lẫn học sinh thoát khỏi sự "lúng túng"trong các giờ Tập làm văn?
	Đây là điều tôi rất băn khoăn từ nhiều năm nay và đến nay qua việc thực tế giảng dạy trên lớp và đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp, tôi đã tự rút ra cho mình một số biện pháp gây hứng thú luyện viết , luyện nói cho học sinh trong các giờ Tập làm văn ở lớp 4. Cụ thể như sau:
 Phần thứ hai
 Giải quyết vấn đề
	Như chúng ta đã biết, khi làm bất cứ việc gì hay khi học bất cứ môn học nào,muốn thành công thì điều rất quan trọng là phải tạo được hứng thú đối với công việc ấy, môn học ấy.
	Đối với giờ Tập làm văn thì việc tạo ra hứng thú luyện viết,luyện nói cho học sinh là hết sức cần thiết. Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi(từ 6 đến 11tuổi). Nếu gây được hứng thú là tạo ra cho học sinh nhu cầu được viết được nói ra trong giờ Tập làm văn.Các em hứng thú với giờ học thì chắc chắn giờ Tập làm văn sẽ nhẹ nhàng,vui vẻ và đạt hiệu quả cao.
	Trong thực tế,để giao tiếp được trọn vẹn, về nguyên tắc,con người cần nắm được hàng loạt các kỹ năng.Đối với tiết Tập làm văn, học sinh phải biết viết và nói đúng nội dung,diễn đạt rõ ràng,mạch lạc, tự nhiên; biết dùng từ sát hợp,bộc lộ cảm xúckhi trình bày. Để đạt được mục tiêu này của tiết học thì người giáo viên cần phải tạo được nhu cầu giao tiếp.
	Muốn vậy trong giờ Tập làm văn ở lớp 4, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được một loạt các kỹ năng sau:
	+Thứ nhất:Định hướng đúng đắn và nhanh chóng điều kiện giao tiếp(giao tiếp với ai? Giao tiếp về việc gì?)
	+Thứ hai:Biết lập đúng chương trình cho bài viết của mình(nội dung bài viết gồm những gì ?) 
	+Thứ ba: Lựa chọn nội dung bài viết một cách đúng đắn(dùng từ ngữ nào,ý nào để diễn đạt nội dung bài viếtcho đúng nhất hợp lý nhất)
	+Thứ tư:Tìm được những phương tiện hợp lý để truyền đạt nội dung đó(Bằng cách nào để truyền đạt nội dung giao tiếp một cách trọn vẹn?)
	Để học sinh có được hàng loạt các kỹ năng trên trong giờ Tập làm văn ở lớp 4 thì giáo viên cần tổ chức được giờ Tập làm văn sao cho gây được hứng thú,sự ham thích của học sinh với tiết học. Theo tôi,người giáo viên cần tiến hành bằng các biện pháp cụ thể sau :
	Bước 1: Dạy học sinh định hướng bài viết ,bài nói:
Đây là bước hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề, xác định nội dung cần viết.
	Ví dụ:Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật mà em yêu thích(lớp4)
Bài tập:Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.
	Để giúp học sinh định hướng được đúng bài nói thì ngay từ bước đầu tiên rất cần tạo ra cho không khí lớp học một khí thế hào hứng,sôi nổi và phấn khởi, thu hút được học sinh thấy thích thú hứng khởi và mong muốn được tìm hiểu .Muốn gây được hứng thú ngay từ đầu, giáo viên cần chuẩn bị lời mở đầu sao cho cuốn hút các em
Ví dụ:giáo viên có thể nói:
	Xung quanh các em có nhiều những con vật. Chúng rất đáng yêu và đôi khi chúng còn thân thiết với con người như là những người bạn.
	Thế các em yêu thích và gần gũi con vật nào nhất? 
	Học sinh nối tiếp nhau nêu tên các con vật mình thích:thỏ, mèo, gà, chó, lợn, vịt,
	Giáo viên nói tiếp :Mỗi một con vật đều có những nét đáng yêu riêng.
	Vậy em thích con vật nào nhất?
	Học sinh nối tiêp nhau nêu tên những con vật mình thích.
	Giáo viên nói tiếp:Mỗi một con vật đều có những đặc điểm riêng biệt. Để giúp các em biết cách quan sát và ghi lại những đặc điểm riêng biệt của từng con vật cô sẽ dành thời gian cho các em quan sát tranh của một số con vật quen thuộc. (Thế là giáo viên dán từng bức tranh một số con vật cho học sinh quan sát)
	Bước 2:Lập chương trình nội dung bài viết ,bài nói:
	Sau khi học sinh quan sát xong giáo viên lại hỏi:
	Em thấy các con vật trong tranh như thế nào?
	Học sinh nêu ý kiến của mình. Rồi sau đó giáo viên cho học sinh chọn một con vật để tập quan sát mẫu.
	Giáo viên tiến hành giúp học sinh quan sát con vật và tìm những từ ngữ đặc tả để tả đặc điểm hình dáng con vật đó .
	Sau khi học sinh tiến hành quan sát mẫu một con vật thì cho học sinh tự rút ra trình tự quan sát.Sau đó giáo viên nhận xét và nêu:Đối với những con vật khác các em cũng quan sát tương tự và giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát con vật mình chọn để ghi lại những đặc điểm riêng biệt về hình dáng con vật ấy(cả lớp viết vào vở bài tập,còn 2 đến 3em viết vào giấy khổ lớn dán)
	Bước 3:Hiện thực hoá bằng việc trình bày trước lớp:
	Trước tiên là cho 2 đến 3 học sinh dán giấy. Yêu cầu cả lớp nhận xét . Lúc này để kích thích sự hứng thú của học sinh thì giáo viên sẽ có hệ thống câu hỏi gợi mở để các em tìm được nhiều từ ngữ khác nhau
	Ví dụ: Khi qan sát con mèo thì:
	Để tả thân hình con mèo thì ngoài từ ngữ bạn chọn các em có thể dùng những từ ngữ nào ?
	Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:
	Ví dụ: to như trái bí đao,chỉ bằng chai nước suối loại nhỏ, 
	Để lột tả bộ lông con mèo ngoài từ ngữ bạn chọn các em có thể dùng những từ ngữ nào?
	Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:
	Ví dụ :trắng như tuyết,vằn như hổ, 
	Để tả đôi mắt của mèo ngoài từ ngữ bạn chọn các em chọn những từ ngữ nào?
	Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:
	Ví dụ :tròn và trong như nước biển ở độ sâu, mắt xanh như da trời, 
	Cứ như vậy, giáo viên gợi mở để học sinh tìm nhiều từ ngữ khác nhauđể lột tả Từng bộ phận của con mèo. Với những con vật khác cũng làm tương tự .
	Từ hệ thống câu hỏi gợi mở trên, tôi thấy các em học bài một cách rất thoải mái, ánh mắt các em như tự tin hơn và dưới lớp có nhiều cánh tay giơ lên.Lúc này giáo viên cần chú ý khâu tổ chức lớp để làm sao khí thế sôi nổi của lớp học không ảnh hưởng tới các em trong quá trình luyện nói. Các em thấy cô giáo và các bạn lắng nghe thì sẽ hứng thú trình bày ý kiến của mình một cách say mê. Đồng thời giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi trình bày nội dung bài nói cần kết hợp sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, nét mặt ,để hấp dẫn người nghe và có tác dụng nêu bật nội dung định nói.đây cũng là yếu tố gây hứng thú mới mẻ cho các em.
	Bước 4:Đánh giá
	Sau khi mỗi học sinh trình bày ý kiến của mình trước lớp, giáo viên cần nhận xét trước lớp hoặc cho các em tự nhận xét nhau, xong cần chú ý tránh phê bình thẳng thắn hoặc chỉ chê bài của các em,chỉ đưa ra những điểm yếu, chỗ sai.Vì làm như vậy các em thấy chán nản, mất hứng thú và không muốn nói trước lớp nữa. Lời nhận xét của giáo viên phải luôn mang tính khích lệ, động viên. Cuối cùng giáo viên cần cho các em tự chấm bài cho các bài dán trước lớp để động viên các em.
	Sau đó giáo viên tiếp tục cho các em trình bày bài viết của mình trước lớp và cũng nhận xét cho điểm từng bài . Từ đó các em sẽ rất thích trình bày bài của mình .
	Tóm lại: Theo kinh nghiệm và quá trình tìm tòicủa bản thân,tôi thấy việc tạo ra hứng thú nói cho học sinh trong khâu hiện thực hoá bài nói trước lớp đã đạt hiệu quả cao và rất thành công. Tuy nhiên để góp phần gây hứng thú luỵên nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn thì việc thay đổi các hình thức tổ chức dạy học cũng là việc hết sức cần thiết .
	Ngoài ra để gây hứng thú luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn thì giáo viên cần chú trọng việc rèn kỹ năng nói trong tất cả các giờ học khác, môn học khác .
 Phần thứ ba
Kết quả
	Khi dạy Tập làm văn ở lớp 4,tôi đã tìm tòi và thực hiện các biện pháp gây hứng thú luyện viết luyện nói cho học sinh qua những hoạt động tổ chức giờ học
hết sức cụ thể dựa trên cấu trúc như trên đã trình bày,đó là:
	Bước1: Giúp học sinh định hướng bài viết, bài nói.
	Bước2: Lập chương trình nội dung bài viết, bài nói.
	Bước3: Hiện thực hoá bằng cách trình bày trước lớp.
	Bước4: Đánh giá kết quả.
 ở từng bước, tôi đều chú trọng đến việc sử dụng"nghệ thuật"gây hứng thú .Đặc biệt coi trọng khău thực hành nói trước lớp của học sinh(bước 3)và tôi thấy rất thành công.
	Tâm lý học sinh trong giờ Tập làm văn:không còn rụt rè , e ngại hay phải"lo sợ"nữa mà các em thấy thích thú học.Đặc biệt là việc đứng lên trình bày bài nói của các em diễn ra rất tự nhiên,không gò bó, ép buộc như trước đây. Lời nói của các em rất lưu loát, tự nhiên, luôn kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
	Tâm lý giáo viên trong giờ Tập làm văn:không còn băn khoăn, không thấy ngại khi dạy tập làm văn.
	Không khí lớp học trong giờ Tập làm văn:sôi nổi, nhẹ nhàng, hào hứng.
	Như vậy với việc sử dụng nghệ thuật"gây hứng thú"luyện viết luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn ở lớp 4 đã làm cho hiệu quả tiết Tập làm văn được thay đổi và nâng lên rõ rệt so với trước đây. Thực chất của việc sử dụng các biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ Tập làm văn đã chú trọng tới người học, coi người học là trung tâm của quá trình dạy học .Đây là thành công của tôi khi dạy Tập làm văn ở lớp 4và góp phần vào vịêc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường 
.
 Phần thứ 4
 Một số kiến nghị 
	Trong quá trình giảng dạy tôi có một số kiến nghị sau:
 + Về phía nhà trường:
 - Ban giám hiệu phải thực sự đi sâu đi sát trong vấn đề chỉ đạo chuyên môn.
 - Các tổ chuyên môn cần tập trung bàn bài để đổi mới phương pháp dạy học nhất là thay đổi các hình thức dạy học, phối hợp linh hoạt các phương pháp, các biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
	-Tăng cường mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học (máy chiếu đa năng,tranh ảnh,)
	+Về phía giáo viên:
	-Đổi mới khâu soạn bài, phải nghiên cứu kỹ để xác định trọng tâm bài dạy. 
	-Khi dạy Tập làm văn,giáo viên cần coi trọng khâu thực hành của học sinh. Trong giờ học giáo viên phải tổ chức các hoạt dạy học làm sao cho nhẹ nhàng ,tự nhiên. Xây dựng hệ thống câu hỏi phiếu bài tập một cách phù hợp với mục tiêu bài dạy.Cần tạo nhu cầu, động cơ, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
	Trên đay là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4. Kính mong sự giúp đỡ của các quý ban.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Kim Trung, ngày 25 tháng 4 năm 2010
 Người thực hiện
 Lê Thị Thuý Lừu
.

File đính kèm:

  • docbai 5.doc