Hướng dẫn ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến 21 - Năm học 2019-2020
Đề 1
1,Luyện đọc bài:
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."
nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nàocũngcónghĩavàdùngđểtạonêncâu. 2. Cóhaicáchchínhđểtạotừphức: a,Ghépnhữngtiếngcónghĩalạivớinhau.Đólàcác từ ghép. b,Phốihợpnhữngtiếngcóâmđầuhayvần(hoặccảâmđầuvàvần)giốngnhau. Đólàcác từ láy 3.Từghépchialàmhailoại: -Từghéptổnghợp:(baoquátchung):Bánhtrái,xecộ, -Từghépcónghĩaphânloại:(chỉmộtloạinhỏthuộcphạmvinghĩacủatiếngthứnhất): Từ loại: - Danh từ chung làtêncủamộtloạisựvật:sông,núi,bạn, - Danh từ riêng làtênriêngcủamộtsựvật.Danhtừriêngluônluônđượcviếthoa. 2.Độngtừ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của vật. 1.Danhtừ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). 3.Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... - Tính từ thường đi cùng các từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm,... III, Kiến thức về câu, kĩ năng sử dụng câu: * Các kiểu câu (Câu hỏi; câu kể) 1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi điều chưa biết, cũng có khi để hỏi chính mình. 2. Câu kể: (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để: - Kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc. - Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. *Câu kể thường có 3 loại: a, Câu kể Ai làm gì? (chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì?) vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? b, Câu kể Ai thế nào? (chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì?) vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? Các dấucâu: 1.Dấuchấmhỏi 2.Dấu chấm cảm. 3. Dấu hai chấm ( : ): -Báohiệuchobộphậnđứngsaunólàlờinóicủamộtnhânvật - Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 4. Dấu ngoặc đơn ( ): Táchphầnchúthíchvớicácbộphậnkháccủacâu. 5. Dấu ngoặc kép “”:- Thường dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. -Dùngđểđánhdấunhữngtừngữđượcdùngvớinghĩađặcbiệt. 6.Dấugạchngang(-): Dùng để đánh dấu: a, Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b, Phần chú thích trong câu: c, Các ý trong một đoạn liệt kê. TẬP LÀM VĂN Văn kể chuyện Văn miêu tả 3. Văn viết thư PHẦN 2: CÂU HỎI BÀI TẬP VẬN DỤNG Đề 1 1,Luyện đọc bài: Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 2. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. c. Để cho cả lớp học môn sinh học. 3. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? a. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái. b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước. c. Cả hai ý trên. 4. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? a. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta. b. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. c. Cả hai ý trên. 5. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua. b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau. b. Con người sống phải biết thương yêu nhau. c. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau. * Luyện từ và câu: 7. Từ nào sau đây có đủ cả ba bộ phận của tiếng? a. ta b. oán c. ơn 8. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có? a. Vần b. Thanh c. Âm đầu 9. Bộ phận âm đầu của tiếng "quà" là gì? a. q b. qu c. Cả hai ý trên 10. Bộ phận vần của tiếng "oán" là gì? a. oa b. an c. oan 11. Tiếng "ưa" có những bộ phận nào? a. Âm đầu "ưa", vần "a" , thanh ngang. b. Âm đầu "ưa", vần ưa", không có thanh. c. Không có âm đầu, vần" ưa", thanh ngang. 12* Tập làm văn: Dựa vào bài đọc trên,em hãy kể lại câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo ĐỀ 2 1,Luyện đọc bài: SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ "Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác." Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi." Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Ngọc Khánh Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 2. Vì sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? a. Vì thấy mình chưa vội lắm. b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ. c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương. 3. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật "tôi" lại cảm thấy bực mình và hối hận? a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình. b. Vì thấy mãi không đến lượt mình. c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa. 4. Việc gì xảy ra khiến nhân vật "tôi" lại rời khỏi bưu điện với "niềm vui trong lòng"? a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét. b. Vì đã mua được tem thư. c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn. * Luyện từ và câu: 6. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi." a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. c. Cả hai ý trên. 7. Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây? a. Ở hiền gặp lành. b.Mộtcâylàmchẳngnênnon Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. c. Thương người như thể thương thân. 8. Từ ngữ nào dưới đây thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người? A.vẹo vọ B. tái nhợt C. đầu bù tóc rối D. thanh thoát 9. Từ ngữ nào dưới đây thể hiện vẻ đẹp bên trong của con người? A. hiếu thắng B. ghen ghét C. nhường nhịn D. chơi trội 10*Tập làm văn Dựa vào câu chuyện “Sự chia sẻ bình dị”,em hãy kể lại câu chuyện bằng lời của người phụ nữ có con nhỏ. ĐỀ 3 1,Luyện đọc bài: BUỔI SÁNG Ở HÒN GAI Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ mỏ lên tầng, vào lò, tiếng còi bíp bíp inh ỏi, những người thợ điện, cơ khí, thợ sàng rửa vội vã tới xưởng thay ca, các chị mậu dịch viên mở cửa các quầy hàng, các em nhỏ, khăn quàng đỏ bay trên vai kéo nhau tới lớp. Dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như những cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn, buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Linh, buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẩy sáng hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.(Thi Sảnh) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng trong các câu hỏi sau: 2. Hòn Gai vào những buổi sáng sớm như thế nào? Nhộn nhịp B. Buồn vắng. C. Không tấp nập. 3. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, tác giả đã chọn tả những lớp người tiêu biểu nào? Thợ mỏ B. Mậu dịch viên, các em nhỏ C. Những người thợ, những người mậu dịch viên, các em nhỏ. 4. Ở chợ Hòn Gai tác giả đã tập trung tả những hải sản nào? Cá song, cá chim, cá chép. B. Cá song, cá chim, cá nhụ, tôm he. C. Cua, cá, ốc. 5.Những đoạn văn đã miêu tả: Cảnh thị xã Hòn Gai. B. Cảnh thị xã Hòn Gai, bến tàu. C. Cảnh thị xã Hòn Gai, bến tàu, Chợ Hòn Gai vào lúc tiếng còi tầm vừacất lên. 6.Để làm nổi bật quang cảnh hoạt động của Hòn Gai, tác giả đã: Chọn thời điểm buổi sáng, thời điểm chuyển đổi từ đêm sang ngày. Chọn ba lớp người tiêu biểu: những người thợ, những người mậu dịch viên, các em nhỏ. c. Cả 2 ý a và b. 7. Nội dung của bài là gì? Cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của vùng mỏ. B. Cảnh tấp nập, đông vui của chợ Hòn Gai. C. Cảnh sinh hoạt đông vui, nhộn nhịp của ba điểm quan trọng nhất của một thị xã ven biển trù phú : thị xã buổi sáng sớm, bến tàu và chợ. 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. 9. Gạch một gạch dưới tính từ, gạch 2 gạch dưới động từ trong câu văn sau: Những con nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. 10*Tập làm văn: Kể lại câu chuyện “ Nàng tiên Ốc” ĐỀ 4 1,Luyện đọc bài: BÔNG HOA NIỀM VUI Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau. Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa. Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói: - Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng. Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng: - Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo. Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đoá màu tím đẹp mê hồn. *Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. 2. Mới sáng sớm tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? a. Ngắm những bông hoa cúc. b. Tìm những bông cúc màu xanh. c. Ngắt hoa trong vườn. 3. Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm vui? a. Nhà trường có nội qui không được hái hoa. b. Chi bảo vệ hoa trong vườn trường. c. Chi nhớ lời dặn của bố. 4. Theo em, bạn Chi đã có những đức tính gì đáng quý? a. Thật thà, dũng cảm, yêu thiên nhiên. b. Mạnh mẽ, yêu thương bố. c. Thương bố, tôn trọng nội quy nhà trường, thật thà. 5. Vì sao bông hoa cúc màu xanh được gọi là bông hoa Niềm vui? a. Màu xanh là màu hi vọng, tốt lành. b. Bông hoa mày xanh giúp bố hết bệnh. c. Tượng trưng cho tình yêu thương của bố. 6. Các từ láy có trong bài là? a. Lộng lẫy, chần chừ. b. Vun vén, dạy dỗ. c. Mải mê, lộng lẫy. 7: Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”? a. Hiền lành. b. Bao dung. c. Độc ác. 8. Nghĩa của từ “lộng lẫy” là gì? a. Đẹp rực rỡ. b. Nắng sáng chói. c. Làm việc tốt. 9. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu “Ai làm gì”? a. Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. b. Cánh cửa kẹt mở. c. Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. 10. Trong câu “Em tìm đến những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm vui”, dấu phẩy có tác dụng gì? a. Ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ. b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. c. Ngăn cách các vế câu. 11. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động? a. Hái, tặng, mở. b. Bố, hoa, tìm. c. Ngắt, dạy, đau. 12*Tập làm văn: Viết một bức thư cho cô giáo cũ để thăm hỏi và kể cho cô nghe tình hình lớp và trường em hiện nay. ĐỀ5 1,Luyện đọc bài: Đọc bài"Dế mèn bênh vực kẻ yếu "Sách TV 4, tập 1 2 .Trả lời câu hỏi : Vì sao chị nhà trò lại khóc? 3. Dế Mèn có lời nói và hành động như thế nào? 4. Tìm từ cùng nghĩa với từ “nhân hậu” 5, Nhớ - viết đúng, đẹp 3 khổ thơ cuối bài “ Mẹ ốm” 6. Tìm từ viết đúng chính tả: 7. Chọn chữ viết đúng trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm: a/ Sống trong đời cần có một tấm.....( lòng/ nòng) b/ Khi đó, mọi người ...( sẽ/ xẽ) nhìn nhau bằng sự dịu dàng, yêu mến 8. những từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “ nhân hậu”: Nhân nghĩa , hung ác, nanh ác, tàn bạo, gan dạ 9, Xếp các từ sau theo hai nhóm: A. Từ có tiếng “nhân có nghĩa là người B. Từ có tiếng “nhân có nghĩa là “ lòng thương người” 10*Tập làm văn: Em hãy viết thư cho ông bà ở xa để chúc mừng năm mới ĐỀ 6 1.Đọc thuộc lòng bài “ Gà Trống và Cáo” 2.Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất? a. Báo cho gà biết tin từ nay mọi loài mạnh yếu kết thân với nhau b. mời gà trống xuống đất để kết bạn thân c, Chạy ngay khi thấy có chó săn 3. Vì sao gà không tin lời cáo? 4, Câu chuyện khuyên em điều gì? 5/ Tìm từ cùng nghĩa với “ Trung thực” trong các từ sau: Thật thà, khiêm tốn , thẳng thắn, tiết kiệm, ngay thẳng, tự trọng, thành thật 6, Tìm từ trái nghĩa với “ Trung thực” trong các từ sau: Chân thành, gian dối, xảo quyệt , tàn bạo , chân thực, độc ác 7. Khoanh vào các từ ghép trong các từ dưới đây: Thật lòng, thật thà, thành thật, sự thật,thật tâm 8, Viết 3 từ láy trong bài thơ “ Gà Trống và Cáo” 9. Tìm 3 từ chỉ về tài năng có tiếng tài đứng cuối từ 10 *Tập làm văn: Bạn của em bị ốm.Em hãy viết thư cho bạn để thăm hỏi và động viên bạn em ĐỀ 7 1.Đọc thuộc bài thơ: “ Nếu chúng mình có phép lạ” 2. Câu thơ nào được nhắc lại nhiều lần trong bài? Việc nhắc lại nhiều lần câu thơ đó nhằm mục đích gì? 3.Nhớ - viết đúng, đẹp khổ thơ nói lên ước mơ được sống hòa bình của các bạn nhỏ trong bài thơ 3.Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước điều gì? 4.Viết tên và địa chỉ gia đình em, gạch chân dưới danh từ riêng 5.Khoanh vào những tên viết sai chính tả dưới đây và viết lại cho đúng: sông Hồng, sông quy dăng xơ, thủ đô Pa Ri 6.Thêm chủ ngũ vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau: a/.đang hót trên cây. b,.đang vệ sinh lớp học. 7. Viết một câu tục ngữ ca ngợi tài năng của con người 8. Viết tình huống sử dụng câu tục ngữ em vừa tìm ở bài trên 9. Câu tục ngữ nào ca ngợi sức khỏe là quý nhất? 10*Tập làm văn:: Em hãy viết một bài văn tả quyển sách hoặc quyển truyện em thích nhất ĐỀ 8 1.Đọc bài: “Điều ước của vua Mi-đát” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1,trang 90) 2,Chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau:Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? a.Xin được hạnh phúc. b.Xinđượcsứckhỏe. c.Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng. d.Các ý trên đều sai. 3.Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? a. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng. b.Vua rất giàu sang, phú quý. c.Vua rất vui sướng, hạnh phúc. d.Tất cả các ý trên. 4.Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước? a.Vua đã quá giàu sang. b.Vua đã được hạnh phúc. c. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khivua chạm tay vào đều biến thành vàng. d.Tất cả các ý trên. 5.Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì? a. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. b. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước. c.Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của. d.Các ý trên đều sai. 6.Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”? a.Ước mơ. b. Mơ màng. c.Mong ước. d.Mơ tưởng. 7. Viết đúng, đẹp đoạn văn sau: Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc than cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ V.Huy Gô (trích Những người khốn khổ) 8. Viết câu kể Ai thế nào? Nói về bạn của em 9. Gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. 10. *Tập làm văn:: Tả chiếc áo em thích nhất ĐỀ 9 1. Đọc bài"Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi "Sách TV 4, tập 1/115-116 Đoạn 1:Từ "Bưởi mồ côi cha từ nhỏ.................không nản chí". Đoạn 2:Từ "Bạch Thái Bưởi mở công ti...............bán lại tàu cho ông". 2 .Trả lời câu hỏi: Bạch Thái Bưởi có hoàn cảnh gia đình thế nào? 3.Trong các nghề kinh doanh dưới đây, nghề nào Bạch Thái Bưởi đã trải qua?. Hãy chọn đáp án: A. Buôn chè B. Khai thác mỏ C. nhà hàng, khách sạn 4.câu khẩu hiệu nào được Bạch Thái Bưởi dán lên con tàu của ông? A. Người nước nam đi tàu nước nam B. Đi tàu Việt Nam là yêu nước C. Người ta thì đi tàu ta 5.Câu văn nào trong bài nói lên ý chí và nghị lực của Bạch Thái Bưởi ? 6.Em học tập điều gì ở Bạch Thái Bưởi ? 7. Viết lại câu saucho đúng: a/,Tốt gổ hơn tốt nước xơn. b/Sấu người đẹp nết. 8. Viết 3 câu kể nói về việc làm hàng ngày của em ở nhà 9.Trong câu sau, dấu ngoặc kép dùng để làm gì: Cả bầy ong cùng nhau xây tổ, con nào con ấy hết sức tiết kiệm “ vôi vữa” 10*Tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập đã gắn bó với em ĐỀ 10 1. Luyện đọc bài"Kéo co” SáchTV4,tập1/155 2. Kéo co làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?Em hãy vhọn đáp án đúng : Bên thắng phải kéo được đối phương về phía mình Rất vui Nữ một bên và nam một bên 3.Kéo co làng Tích Sơn có gì khác với kéo co ở các nơi khác? A. Các cô gái làng không ngớt ngợi khen các chàng trai B. chỉ trai tráng tham gia k
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_1_den_21_nam_hoc.docx