Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016

Tiết 1 : Toán

DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

I.Mục tiêu

 - Biết cách tính diện tích của hình bình hành.

II. Đồ dùng dạy học:

 1.Giáo viên: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.

 2.Học sinh: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông( ô vuông cạnh 1cm),thước kẻ, êke và kéo.

III. Hoạt động dạy – học chủ yếu

 1. Kiểm tra

+ Gọi 2 HS lên bảng vẽ thêm hai đường thẳng để được một hình bình hành

H. Hình bình hành có đặc điểm gỉ?

+ GV nhận xét và ghi điểm.

 2. Bài mới :

 a .Giới thiệu bài.

 b. Nội dung bài

Hoạt động 1:Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.

+GV vẽ lên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc vói CD rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành; độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.

* Tính diện tích hình bình hành ABCD đã cho

-Yêu cầu HS nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành , mối liên quan giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diễn tích hình bình hành.

H. Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?

+ GV kết luận và ghi công thức lên bảng

 S = a x h

Hoạt động 2: Thực hành

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề rồi làm

- Yêu cầu HS dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành đề làm

- Gọi 3 HS nêu kết quả

- GV nhận xét , kết luận.

Bài 3:

-Yêu cầu HS đọc đề rồi làm.

- Nhắc HS đổi về cùng một đơn vị đo rồi áp dụng công thức để tính.

- HS chú ý theo dõi .

-HS thực hiện vẽ hình bình hành ABCD, kẻ đường cao AH , sau đo cắt phần tam giác ADH và ghép lại (như hình vẽ trong SGK) để được hình chữ nhật ABIH.

- Diện tích của hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH

- Diện tích hình chữ nhật ABIH là a x h

- Vây diện tích của hình bình hành ABCD là a x h

Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)

S = a x h

Bài 1:

- HS đọc đề

9 x 5 = 45 cm

13 x 4 = 52 cm

7x 9 = 63 cm

- HS đọc đề rồi làm.

 a) Bài giải

 4 dm = 40 cm

 Diện tích hình bình hành là:

 40 x 34 =1360 (cm2 )

 Đáp số:1360 cm

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 000 m2
1 000 000 m2 = 1 km2 
1 m2 = 100 dm2
 32m249 dm2 = 3249dm2
 5 km2 = 5 000 000m2 
2000 000m2 =2 km2
- 1 HS đọc đề ,lớp suy nghĩ chọn kết quả phù hợp .
b)Diện tích nước Việt Nam:330 991 km2
 3. Củng cố –dặn dò :
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học 
 b. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập luyện thêm .
CHIỀU
Tiết 1: Toán+
Tiết 2: Đạo đức:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2016
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
II. Đồ dùng chuẩn bị
Giáo viên: Sách giáo khoa 
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
7m2 = dm2
2m23dm215cm2 cm2
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài	
HĐ1 Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
530dm2 = 53000cm2
13dm229cm2 = 1329cm2
84600cm2 = 846dm2
300dm2 = 3m2
10km2 =10 000 000m2
9 000 000m2 = 9km2
GV chữa bài , sau đó có thể yêu cầu HS nêu cách đổi đơn vị đo của mình.
 Bài 3 
- GV yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó so sánh.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số đo đại lượng.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 5: 
- GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1 km2.
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi:
+ Biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
- Ví dụ: 530dm2 = 53 000cm2
Ta có 1dm2= 100cm2. Vậy 530dm2 = 53000cm2.
- HS đọc số đo diện tích của các thành phố trước lớp, sau đó thực hiện so sánh.
+ Thành phố HCM có diện tích lớn nhất
+ Thành phố HN có diện tích nhỏ nhất
- Đổi về cùng đơn vị đo rồi so sánh như so sánh các số tự nhiên.
- Đọc biểu đồ và trả lời câu hỏi:
- Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
- Hà Nội là 2952người/km2, Hải Phòng là 1126 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh là 2375 người/km2.
- Làm bài vào vở:
a) Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b) Mật độ dân số thành phố Hồ Chí Minh gấp đôi mật độ dân số thành phố Hải Phòng
 3. Củng cố – dặn dò
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học. 
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà làm bài còn dở và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Khoa học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Chính tả: (nghe- viết):
KIM TỰ THÁP AI CẬP 
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
 - Làm đúng các bài tập chính tả về âm đầu ,vần dễ lẫn (BT2)
II .Đồ dùng chẩn bị
1.Giáo viên: - Bảng viết bài tập 
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe, viết chính tả.
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết. 
-GV đọc đoạn viết
H: Đoạn văn nói điều gì?
b. Viết từ khó 
-Yêu cầu HS tìm những từ dễ lẫn lộn khi viết.
-GV hướng dẫn HS luyện viết từ khó trên bảng lớp, HS lớp viết vào nháp
-GV cho HS lớp nhận xét, sửa sai, GV kết hợp so sánh, phân tích một số từ.
c.Viết chính tả: 
-GV đọc mẫu lần 2- Hướng dẫn cách viết và trình bày.
Hoạt động 2:Luyện tập 
Bài 2:
-HS nêu yêu cầu của bài tập
Bài 3. 
Từ ngữ viết đúng chính tả.
 sáng sủa
 sản sinh
 sinh động
thời tiết
cong việc 
chiết cành
Chấm và nhận xét
1 HS đọc đoạn viết 
ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
-HS lắng nghe.
-HS tìm các từ: lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở, ngạc nhiên,
1 HS lên bảng viết còn ở dưới viết vở nháp 
-HS nghe và viết bài
-HS kiểm tra lại bài viết 
Bài 2:
sinh vật – biết – sáng tác – tuyệt mĩ- xứng đáng.
Bài 3. 
Từ ngữ viết sai chính tả
a. sắp sếp
 tinh sảo
 bổ xung
b. thân thiếc
 nhiệt tình
 mải miết
3. Củng cố-Dặn dò: 
 a. Củng cố:
 - Gọi HS lên viết lại những từ viết sai trong bài chính tả.
 b. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài tiếp theo
CHIỀU
Tiết 1: Toán+
Tiết 3: Tiếng việt+
Tiết 3 : Kể chuyện:
 BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu
 Dựa vào lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa(BT1) kể lại được từng đoạn của câu chuyện bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý ( BT2) 
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ dùng chẩn bị
 1. Giáo viên: SGK, tranh minh họa
 2. Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
HĐ1 : Kể chuyện 
-GV kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ (ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn).
-Giọng kể chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau, hào hứng ở đoạn cuối. Kể phân biệt được lời các nhân vật.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập. 
a) Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1 – 2 câu. 
Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- GV dán tranh lên bảng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt lời thuyết minh cho mỗi tranh.
b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - 
- Bài 2,3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2,3.
- Kể trong nhóm.
+ HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
- Kể trước lớp.
+ Gọi HS thi kể tiếp nối.
+ Gọi HS kể toàn truyện.
GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Nhờ đâu mà bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan để lừa con quỷ?
+ Vì sao con quỷ lại chui trở lại bình?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu bài.
HS lắng nghe, GV kể
-Hs theo dõi
- 1hs đọc
- 2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Kể cho nhau nghe trong nhóm 3 em và trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa truyện.
- 2 – 3 nhóm nối tiếp nhau thi kể trước lớp
2-3 em thi kể toàn bộ câu chuyện
Lắng nghe 
3. Củng cố- dặn dò: 
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học. 
 b. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau : kể chuyện đã nghe đã đọc về một người có tài.
SÁNG
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
Tiết 1 :Tập đọc
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I.Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người , vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất.(Trả lời được các CH trong SGK,thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
II. Đồ dùng chuẩn bị
 `1.Giáo viên: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK 
 - Bảng phụ ghi sắn đoạn văn , câu văn cần luyện đọc
 2. Học sinh: SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra 
+ Gọi 3 HS lên bảng đọc nối tiếp bài:Bốn anh tài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Hãy nêu ý nghĩa của bài. 
+ GV nhận xét 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ (3 lượt).
+ GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS phát âm chưa đúng.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu bài.. 
H. Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay mặt trời?
H. Sau khi trẻ sinh ra , vì sao cần có ngay người mẹ?
H. Bố giúp trẻ những gì? 
H. Thầy giáo giúp trẻ những gì?
+ yêu cầu HS đọc thầm lại bài và nêu ý nghĩa của bài.
GV: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người ,với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương , chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật , mọi người sinh ra là vì trẻ em , để yêu mến , giúp đỡ trẻ em.
Đại ý : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người , vì trẻ em . Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
Hoạt động 3: Luyện đọc đúng giọng 
+ Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ
+ GV giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc: (khổ thơ 4 , 5)
+ Yêu cầu HS luyện đọc
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
+ Nhận xét và ghi điểm.
H: Bài thơ nói lên điều gì?
 -HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc
Học sinh đọc giải nghĩa từ
- HS luyện đọc trong nhóm bàn.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng , trần trụi, không dáng cây , ngọn cỏ.
- HS đọc thầm.
để trẻ nhìn cho rõ.
vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng , chăm sóc.
giúp trẻ hiểu biết , bảo cho trẻ ngoan , dạy trẻ biết nghĩ.
- dạy trẻ học hành.
- HS đọc thầm lại bài và nêu ý nghĩa theo hiểu biết của mình.
3. Củng cố - dặn dò: 
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học 
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài.
Tiết 2: Khoa học:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán:
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được hình bình hành, và một số đặc diểm của nó.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1.Giáo viên: chuẩn bị bảng phụ vẽ sẵn một số hình: Hình vuông, hình chữ nhật. Hình bình hành, hình tứ giác.
 2. Học sinh: SGK, Thước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung bài
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
 A B
 D C
+ GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình bình hành lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
+ GV giới thiệu tên gọi hình bình hành.
 A B
 C D
+ Yêu cầu HS phát biểu.
* Kết luận: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+ Yêu cầu HS lấy ví dụ các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành.
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS nhận dạng và trả lời câu hỏi.
+ GV chữa bài và kết luận.
- Hình 3,4 không phải là hình bình hành.
Bài 2: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
+ Yêu cầu HS nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát hình vẽ trên bảng rồi nhận xét hình dạng của hình bình hành.
+ 1 HS lên bảng đo độ dài của các cặp cạnh rồi phát biểu.
Hình bình hành ABCD : Có cạnh AB song song và bằng CD; Cạnh AC song song và bằng BD
+ 3 em lấy ví dụ.
+ 1 HS đọc yêu cầu.
+ HS suy nghĩ và trả lời.
-Hình 1; 2; 5;
+ 1 HS nêu yêu cầu.
- Hình bình hành ABCD có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
 3. Củng cố, dặn dò:
 a. Củng cố:
 - Gọi HS nêu kết luận về hình bình hành.
 b. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, hướng dẫn HS làm bài làm.
Tiết 4 : Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu
 - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?(ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì ?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III), biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2,BT3)
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1.Giáo viên: - Bảng phụ viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập 1 phần LT.
 2. Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
- Nhận xét bài kiểm tra đọc thầm của HS.
 2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung bài
 HĐ 1: Tìm hiểu ví dụ: 
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu 
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, sau đó gọi 2 em lên bảng làm bài.
- Nhận xét kết luận lới giải đúng.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm hai em trả lời các câu hỏi và viết vào vở.
- 2 em lên bảng làm bài. Trả lời miệng câu hỏi 3,4. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Các câu kể Ai làm gì?
Ý nghĩa của CN
Loại từ ngữ tạo thành CN.
1) Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
2) Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
3) Thắng mếu máo lấp vào sau lưng Tiến.
5) Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
6) Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
Chỉ con vật.
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
 Cụm danh từ.
Danh từ
Danh từ
Danh từ
Cụm danh từ.
Rút ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von..
Câu 4: Thanh niên lên rẫy. 
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. 
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ ngữ đã cho.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập.
- 3 – 4 em đọc ghi nhớ SGK.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập và nội dung.
- HS làm bài vào SGK theo nhóm đôi.
- 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Mỗi em đặt 3 câu vào vở.
- 1 em đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Quan sát tranh minh hoạ bài tập.
- 1 em làm miệng trước lớp, cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa.
- Làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài của bạn, sửa bài của mình.
- 2 – 3 em nêu ghi nhớ.
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - H: Nêu lại ghi nhớ?
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
CHIỀU 
Tiết 1 :Toán+
Tiết 2: Kĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3 :Tiếng việt+
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
(Giáo viên chuyên dạy)
SÁNG
	Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2016
Tiết 1 : Toán
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I.Mục tiêu
 - Biết cách tính diện tích của hình bình hành.
II. Đồ dùng dạy học:
 1.Giáo viên: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
 2.Học sinh: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông( ô vuông cạnh 1cm),thước kẻ, êke và kéo.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Kiểm tra 
+ Gọi 2 HS lên bảng vẽ thêm hai đường thẳng để được một hình bình hành
H. Hình bình hành có đặc điểm gỉ?
+ GV nhận xét và ghi điểm.
 2. Bài mới : 
 a .Giới thiệu bài.
 b. Nội dung bài
Hoạt động 1:Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
+GV vẽ lên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc vói CD rồi giới thiệu DC là đáy của hình bình hành; độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
* Tính diện tích hình bình hành ABCD đã cho
-Yêu cầu HS nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành , mối liên quan giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diễn tích hình bình hành.
H. Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
+ GV kết luận và ghi công thức lên bảng
 S = a x h
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề rồi làm
- Yêu cầu HS dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành đề làm
- Gọi 3 HS nêu kết quả
- GV nhận xét , kết luận.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề rồi làm.
- Nhắc HS đổi về cùng một đơn vị đo rồi áp dụng công thức để tính.
- HS chú ý theo dõi .
-HS thực hiện vẽ hình bình hành ABCD, kẻ đường cao AH , sau đo cắt phần tam giác ADH và ghép lại (như hình vẽ trong SGK) để được hình chữ nhật ABIH.
- Diện tích của hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH
- Diện tích hình chữ nhật ABIH là a x h
- Vây diện tích của hình bình hành ABCD là a x h
Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
S = a x h
Bài 1:
- HS đọc đề
9 x 5 = 45 cm
13 x 4 = 52 cm
7x 9 = 63 cm
- HS đọc đề rồi làm.
 a) Bài giải
 4 dm = 40 cm
 Diện tích hình bình hành là:
 40 x 34 =1360 (cm2 )
 Đáp số:1360 cm
3. Củng cố, dặn dò:
 a. Củng cố:
 + Hãy nêu lại công thức tính diện tích hình bình hành?
 + GV nhận xét tiết học 
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
Tiết 2 : Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
I. Mục tiêu
 - Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ từ Hán Việt) nói về tài năng của con người, biết xếp các từ Hán Việt( có tiến tài) theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp(BT1, BT2) hiểu ý nghĩa của câu tục nghữ ca ngợi tài trí con người( BT3, BT4)
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1.Giáo viên: Bảng phụ và phấn màu 
 2. Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
1.Kiểm tra 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
Hoạt động 1: Cho HS hoạt động nhóm
* Bài 1: 
+ Gọi 1HS đọc nội dung BT1(đọc cả mẫu)
+ Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi và làm bài tập.
+ Gọi HS nhận xét , chữa bài.
+ Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
* Bài 2 
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu mỗi HS tự đặt một câu với 1 trong các từ ở BT 1
+ Gọi HS nhận xét 
* Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS tự làm bài
* Bài 4:
-GV giúp HS hiểu nghĩa bóng:
Câu a: Người ta là hoa đất : Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
Câu b: Chuông có đánh mới kêu/ Đèn có khêu mới tỏ: Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
Câu c: Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: ca ngợi những người có hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trao đổi thảo luận , chia nhanh các từ có tiếng tài vào hai nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn.
Tài có nghĩa “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa , tài giỏi, tài nghệ, tài ba , tài đức , tài năng.
Tài có nghĩa là “ tiền của”: tài nguyên , tài trợ , tài sản.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến
Câu a: Người ta là hoa đất.
Câu b Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ các em thích và giải thích lý do.
3 .Củng cố, dặn dò:
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học. 
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Địa lí:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
 - Nắm vững 2 cách bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.( BT1)
 - Viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên (BT2)
II. Đồ dùng chuẩn bị
1.Giáo viên: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài(trực tiếp và dán tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
2. Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra 
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b. Nội dung bài
* Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi cùng ban, so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.
+ Gọi HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, GV kết luận:
* Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
* Điểm khác nhau:
 - Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
- Đoạn c ( mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
* Ví dụ: 
+ Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
+ Mở bài gián tiếp: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi, Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
+ 1 HS đọc.
+ Lớp đọc thầm và phát biểu ý kiến.
+ Lần lượt HS phát biểu.
+ Lớp lắng nghe và nhận xét.
+ 2 HS nhắc lại.
+ 1 HS đọc.
+ HS lắng nghe để thực hiện.
+ HS làm bài.
+ 2 HS dán phiếu lên bảng, lớp nhận xét.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
 3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Yêu cầu HS hoàn thành bài văn vào vở.
CHIỀU
Tiết 1:Toán+ 
Tiết 2: Mĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2016
Tiết 1: Thể dục:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
 - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
 - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
II.Đồ dùng chuẩn bị
Giáo viên: -Vẽ sẵn bảng thống kê của bài tập 2 lên bảng phụ.
Học sinh: VBT, SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra 
2 .Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
Hoạt động1:Ôn luyện củng cố kiến thức.
Bài 1: 
-GV vẽ hình chữ nhật BBCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ
-Gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
Bai 2: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Em hãy nêu cách làm bài tập 2
-HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
+Trong hình chữ nhật ABCD có cạnh AB đối diện với cạnh CD, cạnh AD đối diện với cạnh BC
+Trong hình bình hành EGHK có cạnh EG đối diện với cạnh KH, cạnh EK đối diện với cạnh GH
+Trong tứ giác MNPQ có cạnh MN đối diện với cạnh PQ, cạnh MQ đối diện 

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc