Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.( Dế Mèn, Nhà Trò). Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu nhận xét về một nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.

- Giáo dục tinh thần giúp đỡ, bảo vệ kẻ yếu trong trường lớp.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK, truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở của HS.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.

- GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập 1. Cả lớp mở mục lục SGK đọc tên 5 chủ điểm. GV kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm.

- Giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ truyện 
iii. Các hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV kể chuyện.
- GV kể chuyện lần 1 và giải nghĩa một só từ khó.
- GV kể lần 2 theo tranh minh hoạ 
- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh.
*HĐ2:HD HS kể chuyện và trao đổi ND, ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc lần lượt yêu cầu BT
+ HS kể chuyện trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS. Các nhóm đọc yêu cầu bài tập và dựa vào tranh để lại từng đoạn đến toàn bộ câu chuyện. Trao đổi ND ý nghĩa câu chuyện.
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày và TLCH về ND, ý nghĩa câu chuyện của GV và các bạn đặt ra.
- GV đặt câu hỏi liên hệ để HS rút ra được: Cần phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng những người xung quanh ta.
- GV nhận xét khen ngợi , bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ND, ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị: KC đã nghe , đã đọc. Xem trước bài thơ : “Nàng tiên ốc”.
Tiết 3 Toán
Tiết 3: ôn tập các số đến 100 000( Tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000.
- Tích cực, tự giác học tập. 
II. chuẩn bị
- Phiếu học tập chép sẵn nội dung bài 3.
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS nêu cách so sánh số tự nhiên, cách cộng nhẩm số tròn nghìn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. HDHS luyện tập.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS tính nhẩm nêu kết quả.
- GV nhận xét thống nhất két quả.
Bài 2: Phần b
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 4 HS lên chữa bài, cả lớp thống nhất cách tính và kết quả.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
- HS làm thêm phần a.
Bài 3: Tổ chức thảo luận nhóm phần a, b
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận thống nhất cách giải bài, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Các em khác nhận xét, nêu thứ tự thực hiện biểu thức.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS làm thêm phần c, d.
Bài 4: HS làm thêm
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết.
- HS tự tính và nêu kết quả.
- Gv nhận xét đánh giá, thống nhất kết quả đúng.
Bài 5: HS làm thêm
- HS đọc đề bài, tự tóm tắt.
- GV hỏi bài toán này giải bằng mấy phép tính?
- HS tự làm vào vở, một HS lên bảng trình bày bài giải.
- Cả lớp nhận xét. 
- GV chốt lại kết quả đúng.
- HS thực hành tìm số Số hạng, Số bị trừ, Số bị chia 
3, Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung ôn tập
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về xem lại bài 3,4.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
 Luyện tập về cấu tạo của tiếng
i. mục đích yêu cầu 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh).
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau trong thơ.
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng văn cảnh. 
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách, cả lớp làm giấy nháp.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1:Ôn cấu tạo của tiếng
- HS quan sát sơ đồ và nêu nội dung ghi nhớ về cấu tạo của tiếng.
- HS nhắc lại 
*HĐ2:Phần luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ mẫu.
- HS thảo luận phân tích theo cặp cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ đã học. Thi đua xem cặp nào phân tích nhanh, đúng.
- Đại diện một số em lên chữa bài. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lời giải đúng, nhấn mạnh về cấu tạo của tiếng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự tìm tiếng có vần giống nhau trong câu tục ngữ đã cho. 
- HS đọc tiếng bắt vần với nhau: ngoài- hoài. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận tìm lời giải đúng, đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả.
- Các em khác nhận xét bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng: 
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh - nghênh.
Bài 4 ( Nếu còn thời gian) 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS phát biểu, các em khác nhận xét.
- GV chốt lại ý kiến đúng về: hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
- GVKL: Hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Bài 5* ( Nếu còn thời gian): 
- HS đọc yêu cầu của bài. HS tự giải đố.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Nhân hậu - Đoàn kết.
Tiết 2 luyện từ và câu*
 Luyện tập về cấu tạo của tiếng
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS kiến thức đã học về cấu tạo của tiếng.
- Rèn kỹ năng nhận diện các bộ phận của tiếng, các tiếng có vần giống nhau.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sơ đồ cấu tạo của tiếng.( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ : Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động
* HĐ1: Ôn cấu tạo của tiếng 
- GV cho HS quan sát sơ đồ cấu tạo tiếng. HS tự lấy ví dụ về tiếng, phân tích cấu tạo của mỗi tiếng đó. 
- HS nhận xét, sửa sai .
- HS nêu ghi nhớ về cấu tạo của tiếng.
* HĐ2: Luyện tập 
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 
- HS chữa bài trên bảng. HS và GV nhận xét, củng cố kiến thức qua mỗi bài. 
Bài 1: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
- GVKL: Những tiếng bắt vần với nhau là: bầy- cây; dần- ngân- sân
Bài 2: Ghi lại tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về các vần trong từng cặp tiếng ấy:
 Con chim chiền chiện
 Bay vút bay cao
 Lòng đầy yêu mến
 Khúc hát ngọt ngào.
- HS đọc yêu cầu và làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài: Chiền chiện- mến ; cao ngào
- Nhận xét: Cặp thứ 1 có vần giống nhau không hoàn toàn; Cặp thứ hai có vần giống nhau hoàn toàn.
Bài 3: Những chữ, tiếng nào được nói tới trong câu đố dưới đây:
Bỏ đuôi thì để mẹ kho
Bỏ đầu để bé mặc cho ấm người
Chắp vào đủ cả đầu đuôi
Thành tên con thú hay chui bắt gà.
- HS suy nghĩ giải câu đố theo nghĩa của từng dòng: 
- HS phỏt biểu, lớp nhận xét.
- GVKL: Là các chữ( tiếng): cá, áo, cáo.
 3. Củng cố , dặn dò 
- Thế nào là các tiếng bắt vần với nhau trong thơ. 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 khoa học
Con người cần gì để sống?
I Mục đích yêu cầu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, khụng khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong CS.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
II. chuẩn bị
- Phiếu học tập.( HĐ 2); Phiếu dùng cho trò chơi.( HĐ 3)
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1:: Động não
Bước 1: GV nêu câu hỏi: Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình?
- HS kể . 
- GV ghi vắn tắt những ý kiến đó lên bảng.
Bước 2: GV rút ra nhận xét chung dựa trên ý kiến các em đã nêu ra.
Bước 3: GV KL: Những điều kiện sống của con người là:
+ Điều kiện vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở,...
+ Điều kiện tinh thần, văn hóa: tình cảm gia đình, bạn bè,...
*HĐ2:: Làm việc với phiếu học tập và SGK
Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm:
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.( ND phiếu SGV)
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV KL: Con người, động vật, thực vật đều cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình. Hơn hẳn sinh vật khác con người còn cần những điều kiện vật chất và tinh thần.
*HĐ3:: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
Bước 1: GV chia lớp thánh các nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 phiếu ( ND tấm phiếu gồm những thứ cần có để duy trì cuộc sống và những thứ các em muốn có, mỗi tấm phiếu chỉ có một thứ. 
Bước 2: GVHD cách chơi: Cho HS chơi.
- HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình( mỗi nhóm chỉ cần nói 1,2 ý)
Bước 3: Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác và giải thíc tại sao lại chọn như vậy?
- GV đánh giá, kết luận. 
3. Củng cố dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- Liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau “ Trao đổi chất ở người.
 Ngày soạn: 29.8.2017 
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 07 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
 Thế nào là kể chuyện?
i. mục đích yêu cầu 
- HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. 
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa.
- HS yêu thích môn học.	
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi săn các sự việc chính trong chuyện: Sự tích hồ Ba Bể.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần nhận xét:
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập.
- Một HS kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thực hiện 3 yêu cầu của bài tập 1. rồi trình bày thi xem nhóm nào làm đúng làm nhanh.
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng: 
+ Các nhân vật ( bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội); 
+ Các sự việc xảy ra và kết quả :
. Bà cụ ăn xin trong ngày cúng phật nhưng không ai cho. 
. Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin và cho ngủ trong nhà
. Đêm khuya bà già hiện hình một con giao long lớn.
. Sáng sớm bà già cho mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi.
. Nước lụt dâng cao mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người. 
+ ý nghĩa của truyện: Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái( như hai mẹ con bà nông dân) sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể.
Baì 2: Tổ chức làm việc cả lớp
- 2 HS đọc bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý: Bài văn có nhân vật không? Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
- HS trả lời , các em khác nhận xét.
- GV chốt lại: Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về Hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh)
Bài 3: HS trả lời miệng dựa trên kết quả của bài tập 2.
*HĐ2: Ghi nhớ.
- Một số HS đọc phần ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm.
- GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ. 
*HĐ3: Luyện tập:
Bài 1: - Một số HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS: cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ, chuyện cần nói được sự giúp đỡ của em với người phụ nữ, em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
- GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nhận xét.
- HS tập kể theo cặp. Một số em thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét góp ý.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS lần lượt phát biểu.
- GVKL về ý nghĩa câu chuyện: quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- GV yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ. Viết lại vào vở bài em vừa kể. 
Tiết 2	 khoa học
 trao đổi chất ở người
I Mục đích yêu cầu:
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị
- Hình trang 6,7 SGK. Giấy khổ A4; bút vẽ 
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1:: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
Mục tiêu: - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sỗng.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp:
- Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6 SGK
- Phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thẻ hiện trong hình( ánh sáng, nước, thức ăn)
- Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí.
- Tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
Bước 2: HS thảo luận theo từng cặp
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp.
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc của rnhóm mình( mỗi nhóm chỉ cần nói 1,2 ý)
Bước 4: GVyêu cầu HS đọc đoạn đầu của mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
- GV KL: Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
- Trao đổi chất là quả trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người ,thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
*HĐ2:Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm bàn
- GV yêu cầu HS vẽ hoặc viết sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
- GV giảng cho HS hiểu hình 2 trang 7 chỉ là gợi ý, các nhóm có thể vẽ hoặc viết tuỳ theo sự sáng tạo của nhóm mình.
Bước 2: trình bày sản phẩm
- Từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Một số nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
- HS khác nghe, hỏi hoặc nhận xét.
- Kết luận: GV cùng HS nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về chủ đề Con người và sức khoẻ. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
- Dặn chuẩn bị trước bài “ Sự trao đổi chất ở người ( tiép theo).... 
Tiết 3 Toán 
 Tiết 4: Biểu thức có chứa một chữ
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu HS nhận biết biểu thức có chứa một chữ. Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
- HS tính đúng giá trị của biểu thức
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi nội dung ví dụ / SGK.( HĐ 1)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động:
*HĐ1 Tìm hiểu về: Biểu thức có chứa một chữ.
- GV nêu ví dụ, HS đọc ví dụ SGK trang 6 
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài toán.
- HS tìm ra các biểu thức số: 3 + 1, 3 + 2, 3 + 3
- GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa một chữ.
- HS đọc biểu thức có chứa một chữ trên bảng ( 3 + a ).
*HĐ2: Giá trị của biểu thức có chứa một chữ 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị của biểu thức 3 + a khi cho a các giá trị số cụ thể (1, 2, 3, ).
- HS thực hiện tính và nêu kết quả.
- HS tự đưa ra một giá trị bất kì của a, cả lớp tính giá trị của biểu thức 3 + a.
- HS nêu và nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức chữ .
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc bài mẫu, nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- HS tự làm phần b, c và nêu kết quả.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- GV chốt kết quả đúng, nhấn mạnh cách tính giá trị của BT có chứa một chữ.
Bài 2a: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm hoàn thành bài tập, đại diệnnhóm lên trình bày.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3b( Chỉ cần tính giá trị của biểu thức với 2 trường hợp của n)
- HS nêu yêu cầu của bài tập:
- HS tự làm vào vở, HS đọc kết quả, cả lớp thống nhất kết quả.
- GV lưu ý HS cách đọc kết quả.
- Nêu còn thời gianHS làm các phân còn lại của bài tập 2,3
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài 2, chuẩn bị bài sau.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
 Lợi ích của việc trồng rau hoa
i. mục đích yêu cầu 
- HS biếtđược một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. Chuẩn Bỵ
- GV- HS: Tranh ảnh một số loại cây rau, hoa.
 Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
- GV HDHS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa
- GV HDHS quan sát H1- SGK và liên hệ thực tế TLCH:
+ Hãy nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào để làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình em?
+ Rau còn được dùng để làm gì?
- GV nhận xét, KL: Rau có nhiều loại :rau lấy lá, rau lấy củ, rau lấy quả,... Trong rau có nhiều vi- ta - min và chất xơ giúp cho việc tiêu hoá dễ dàng.
- GVHD HS quan sát tranh ảnh và H2 sau đó TLCH tương tự như trên để HS nêu tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa.
- GV kết luận về lợi ích của việc trồng rau, hoa: Rau dùng làm thực phẩm cho mgười, vật nuôi. Hoa dùng để trang trí,...Ngoài ra còn làm cho môi trường xanh sạch đẹp.
- GV gợi ý cho HS liên hệ về thu thập của việc trồng rau, hoa so với cây trồng khác ở địa phương .Yêu cầu HS nêu ví dụ cụ thể để minh họa.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa?
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị: Vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa. 
Tiết 2	 Toán*
Ôn tập các số đến 100 000
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cố các phép tính, so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng thực hành tính và giải toán.
- HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- GV: Ghi sẵn BT lên bảng và bảng phụ.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa và hoàn thành BT buổi sáng.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Tổ chức cho HS làm và chữa BT.
Bài 1: a. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 73524; 73452; 75352; 37254; 37425.
 a. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
	43567; 44001; 29753; 29574; 29575
- HS nêu yêu cầu bài tập và nhắc lại cách so sánh và sắp xếp các số tự nhiên.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm VBT.
- GV nhận xét- chữa bài. Củng cố về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 2: Đặt tính rồi tính;
 25736 + 9157	15206 x 9
 71603 - 57354	29765 : 7
- HS đọc yêu cầu bài tập. Nhắc lại cách đặt tính và tính.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét- chữa bài. Củng cố kĩ năng đặt tính và tính cho HS.
Bài 4: Thùng 1 đựng được 356 l dầu; thùng thứ hai đựng được bằng 1/2 thùng một. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?
- HS trình bày bài giải trên bảng- Lớp làm VBT.
- GV chữa bài. Củng cố giải toán hợp.
Bài 5: Một hình vuông có diện tích bằng 81m2. Tính chu vi hình vuông đó.
- Củng cố cách tính chi vi hình vuông.
Bài 6: a. Viết các số có 5 chữ số và có tổng các chữ số bằng 2.
 b. Tìm số bé nhất có 5 chữ số và có tổng các chữ số bằng 10.
- Củng cố về viết số.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức.
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 29.8.2017 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 08 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 2 Tập làm văn 
 Nhân vật trong truyện
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật.
- Biết được tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện :Ba anh em. Kể tiếp được câu chuyện theo tình huống cho trước đúng tính cách của từng nhân vật.
- HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- Bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn kể chuyện?
2. Bài mới
a. G

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc