Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016

Tiết 1: Toán

Tiết 168: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Tính được diện tích hình bình hành.

II. Đồ dùng dạy- học:

- GV: SGK, thước kẻ.

- HS: SGK, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy -học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- BT3(173):

- Mời 1 hs khá lên bảng chữa bài.

- Lớp NX.

- GV cùng HS nhận xét chung.

2. Bài mới:

2.1: Giới thiệu bài:

2.2: Hướng dẫn hs làm BT:

Bài 1(174): - 1HS đọc yêu cầu bài.

- GV vẽ hình lên bảng. - HS nêu miệng kết quả.

- GV cùng lớp nhận xét, chốt ý đúng. *Kết quả:

+ Các cạnh song song với: AB là DE;

+ Các cạnh vuông góc với BC là AB.

Bài 2(174):

- Cho hs trao đổi theo cặp, hi kết quả của cặp mình trên bảng con.

- Y/c hs giải thích lí do. - 1 hs đọc y/c của BT.

*Kết quả:

- Câu đúng: c: 16 cm.

Bài 4(174): - 1 hs đọc y/c của BT.

- HD hs phân tích bài toán.

- Cho hs làm bài vào vở (Tính diện tích hình bình hành ABCD).

- GV thu một số bài NX.

- Mời 1 hs lên bảng chữa bài.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài giải

Diện tích hình bình hành ABCD là:

 3 x 4= 12 (cm2)

 Đáp số: 12 (cm2)

3. Củng cố- dặn dò:

 - Hệ thống ND.

 - Nhận xét tiết học, về nhà làm bài tập VBT Tiết 168.

 

doc25 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: SGK, êke, thước kẻ.
- HS: SGK, êke,thước kẻ, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- BT3(173):
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1(173):
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS lên bảng chỉ vào hình và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét chốt ý đúng.
*Kết quả:
- Các cạnh // với nhau: AB và DC; 
- Các cạnh vuông góc với nhau: AD và AB; AD và CD.
Bài 3(173):
- Mời 1 hs đọc y/c của BT.
- Cho hs trao đổi theo cặp và ghi kết quả của cặp trên bảng con.
- HD hs chữa bài, NX.
*Kết quả:
a) Sai b) Sai
c) Sai d) Đúng
Bài 4(173):
- Mời 1 hs đọc y/c của BT.
- HD hs phân tích bài toán.
- Cho hs làm bài vào vở.
- GV thu một số bài NX.
- Mời 1 hs lên bảng chữa bài.
- HD hs chữa bài, NX.
Bài giải
Diện tích phòng học đó là:
 5 x 8 = 40 (m2)
 40 m2 = 400 000 cm2
Diện tích một viên gạch là: 
 20 x 20 = 400 (cm2)
Số viên gạch cầnđể lát kín nền phòng học đó là:
 400 000 : 400 = 1000 (viên)
 Đáp số: 1000 viên gạch.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống ND.
 - Nhận xét tiết học, về nhà làm bài tập VBT Tiết 167.
===========================================
Tiết 3: Chính tả
Tiết 34: (Nghe - viết) NÓI NGƯỢC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
- Làm đúng BT2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.	
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Viết 3 từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm đầu là ch; tr.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết trên bảng con.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Hướng dẫn hs nghe- viết:
- GV đọc mẫu bài chính tả.
- HS nghe và TLCH:
+ Bài vè có gì đáng cười?
+ Nội dung bài vè?
+Ếch căn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào.
+Bài vè nói toàn những chuyện ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười.
+ Tìm và viết từ khó?
- 1,2 HS tìm, lớp viết bảng con, 1 số HS lên bảng viết.
VD: ngoài đồng, liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống, đổ vồ, chim chích, diều hâu, quạ,...
- GV đọc từng câu cho hs viết bài.
- HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho hs soát bài.
- HS soát lỗi.
- GV thu bài NX.
- HS đổi chéo soát lỗi.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn hs làm BT:
Bài 2(155):
- HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở.
- 1 số HS làm bài vào bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Nêu miệng, dán phiếu, lớp NX chữa bài.
- GV cùng hs NX, chữa bài.
*Lời giải: Thứ tự điền đúng là:
giải đáp; tham gia; dùng; theo dõi; 
kết quả; bộ não; không thể.
4. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống ND.
	 - Nhận xét tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
=============================================
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 67: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1) 
- Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2,3).
- HS khá, giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ (BT3).	
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở ghi.	
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- 2 HS nêu và lấy ví dụ minh hoạ.
- GV cùng HS nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Hướng dẫn hs làm BT:
Bài 1(155):
- HD hs nắm vững y/c của BT.
- HD hs làm phép thử để biết 1 từ phức đã cho chỉ HĐ, cảm giác hay tính tình.
- 1HS đọc yêu cầu bài, lớp theo dõi.
VD: Bọn trẻ đang làm gì?
Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn hoa.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 5-6.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi và làm bài vào bảng nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nêu miệng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- Mời 4 hs tiếp nối nhau đọc lại bài đã chữa hoàn chỉnh trên bảng lớp.
*Lời giải:
a) Vui chơi, góp vui, mua vui.
b) Vui thích, vui mừng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c) Vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d) vui vẻ.
Bài 2(155):
- Cho hs trao đổi theo cặp.
- GV nhận xét, sửa chữa câu cho hs.
- 1Hs đọc yêu cầu bài.
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
VD: 
- Mời các bạn đến góp vui với bọn mình.
- Mình đánh một bản đàn để mua vui cho bạn thôi.
Bài 3(155): 
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn mẫu cho hs.
- Cho hs làm bài vào vở.
- Gọi hs tiếp nối nhau nêu từ tìm được.
- Đặt câu với các từ tìm được trên:
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
VD: Cười ha hả, cười hì hì, cười hí hí, hơ hơ, hơ hớ, khanh khách, khềnh khệch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa,...
VD: Cô bạn cười hơ hớ nom thật vô duyên.
+ Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
+ Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống ND. Nhận xét tiết học, BTVN Đặt câu với 5 từ tìm được bài tập 3.
============================================
Tiết 5: Khoa học
Tiết 68: ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ( Tiếp theo)
I- Mục tiêu :
- Ôn tập về :
 + Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thúc ăn của một nhóm sinh vật.
 + Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Học sinh thích khám phá tự nhiên .
II- Chuẩn bị :
Hình trang 136 , 137 SGK . 
III- Hoạt động dạy học :
1. KT bài cũ :
- Một học sinh lên bảng vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
b) Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên .
- Học sinh quan sát các hình trang 236 , 137 SGK .
- Kể tên những gì được cẽ trong sơ đồ và hình 
- Dựa vào các hình trên , bạn hãy nói về chuỗi thức ăn , trong đó có con người .
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý .
3. Củng cố dặn dò : 
- Hãy nói về vai trò chuỗi thức ăn trong đó con người .
- Học sinh chuẩn bị tiết sau : Ôn tập học kỳ II .
- Nhận xét tiết học :
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
- H7 : Người đang ăn cơm và thức ăn
- H8 : Bò ăn cỏ .
- H9 : Các loại tảo " Cá nhỏ "Cá lớn " Cá hộp ( thức ăn của người ) 
- Cỏ " Bò " Người . 
- Tảo " Cá nhỏ " Cá lớn " Cá hộp " Con người .
===============================================================
 Ngày soạn: 25/4/2016
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 27/4/2016 
Tiết 1: Toán
Tiết 168: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình bình hành.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: SGK, thước kẻ.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy -học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- BT3(173): 
- Mời 1 hs khá lên bảng chữa bài.
- Lớp NX.
- GV cùng HS nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Hướng dẫn hs làm BT:
Bài 1(174):
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt ý đúng.
*Kết quả:
+ Các cạnh song song với: AB là DE; 
+ Các cạnh vuông góc với BC là AB.
Bài 2(174):
- Cho hs trao đổi theo cặp, hi kết quả của cặp mình trên bảng con.
- Y/c hs giải thích lí do.
- 1 hs đọc y/c của BT.
*Kết quả:
- Câu đúng: c: 16 cm.
Bài 4(174):
- 1 hs đọc y/c của BT.
- HD hs phân tích bài toán.
- Cho hs làm bài vào vở (Tính diện tích hình bình hành ABCD).
- GV thu một số bài NX.
- Mời 1 hs lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Diện tích hình bình hành ABCD là:
 3 x 4= 12 (cm2)
 Đáp số: 12 (cm2)
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống ND.
	 - Nhận xét tiết học, về nhà làm bài tập VBT Tiết 168.
==========================================
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 68: ĂN “MẦM ĐÁ”
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc: đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc 
phân biệt được lời NV và người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ và trả lời câu hỏi về nội dung.
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài.
- 1 HS giỏi đọc bài, lớp theo dõi SGK.
- Chia đoạn.
- 4 đoạn: Đoạn1 : 3 dòng đầu.
 Đoạn 2: Tiếp ..."đại phong".
 Đoạn 3: Tiếp...khó tiêu.
 Đoạn 4: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2lần
- 4 Hs đọc /1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 4 HS đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- 4 HS khác đọc.
- Luyện đọc theo nhóm 4.
- GV hướng dẫn và đọc mẫu toàn bài.
- Từng nhóm luyện đọc.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm, trao đổi bài.
- Cả lớp.
+ Trạng Quỳnh là người như thế nào?
*Ý 1:
+Là người rất thông minh. Ông thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bệnh vực dân lành.
*Giới thiệu về Trạng Quỳnh.
+ Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì?
+Đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng.
+ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
*Ý 2: 
+Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì đi lấy một lọ tương đề bên ngoài 2 chữ "đại phong" rồi bắt chúa phải chờ đến khi bụng đói mềm.
*Câu chuyện giữa chúa Trịnh với TQ.
+ Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao?
*Ý 3:
+Không, vì thật ra không hề có món đó.
*Chúa đói.
+ Vì sao chúa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng?
*Ý 4:
+ Vì lúc đó chúa đã đói lả thì ăn cái gì cũng ngon.
*Bài học dành cho Chúa Trịnh.
c. Đọc diễn cảm:
- Đọc phân vai toàn bài.
- 3 HS đọc (Dẫn truyện, Trạng Quỳnh, Chúa Trịnh)
- Nêu cách đọc bài.
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật. Trạng Quỳnh: Lễ phép, câu cuối truyện giọng nhẹ nhàng.
- Giọng chúa Trịnh : phàn nàn, sau háo hức hỏi ăn món vì đói quá, cuối cùng ngạc nhiên, vui vẻ vì được ăn ngon. 
- Luyện đọc đoạn :Từ Thấy chiếc nọ đề hai chữ "đại phong"...hết bài.
- Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc giọng từng NV.
- Luyện đọc theo nhóm 3 HS
- Từng nhóm luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Cá nhân, nhóm đọc.
- GV cùng HS nhận xét, khen HS, nhóm đọc tốt.
3. Củng cố- dặn dò:
 - 1 hs nêu lại ND chính của bài, liên hệ.
=============================================
Tiết 3: Âm nhạc
(GV nhóm 2)
===============================================
Tiết 4: Kể chuyện
Tiết 34: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Chọn được các chi tiết nói về 1 người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh họa cho tính cách của NV (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn 
tượng sâu sắc về NV (kể thành chuyện).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
- HS: SGk, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc
 được đọc nói về người có tinh thần lạc quan, yêu đời?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài:
- 1 HS kể, lớp nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể.
- GV viết đề bài lên bảng.
- 2HS đọc đề bài.
- GV hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
- HS trả lời.
	*/ Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- Đọc các gợi ý?
- 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3.
+ Lưu ý : HS có thể giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó.
HS kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính.
- Giới thiệu nhân vật mình chọn kể.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
2.3: Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu dàn ý câu chuyện.
- HS nêu gợi ý 3.
- Kể chuyện theo cặp.
- Cặp kể chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
- Nhận xét theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
============================================
Tiết 5: Mĩ thuật
(GV nhóm 2)
==============================================================
 Ngày soạn: 26/4/2016
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 28/4/2016 
Tiết 1: Thể dục
Tiết 68: NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I – Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, động tác nhảy nhẹ nhàng, nhịp điệu. Số lần nhảy càng nhiều càng tốt.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II - Địa điểm , phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch
- Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, mỗi HS 1 dây nhảy, 2 quả bóng đá
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung và yêu cầu
Định lượng
Phương pháp tổ chức dạy học
1 - Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Khởi động xoay các khớp
- Giậm chân tại chỗ
- Ôn bài TDPTC 1 lần . Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
2 – Phần cơ bản
a) Nhảy dây kiểu chân trước chân sau
 GVnêu tên động tác hướng dẫn lại kỹ thuậy động tác. Sau đó chia tổ tập theo khu vực sân. GV đi quan sát nhắc nhở HS tập luyện sửa tư thế động tác sai cho HS các tổ.
b) Trò chơi vận động
 Trò chơi “ Dẫn bóng ”. GV nêu tên trò chơi, chia đội , hướng dẫn cách chơi, luật chơi, tổ chức cho lớp chơi. GV điều khiển quan sát nhận xét.
3 – Phần kết thúc 
- Lớp tập một số động tác hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà : Ôn đá cầu
 6-10’
18-22’
4-6’
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
 GV
GV có thể chia tổ tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng hoạc GV hay cán sự lớp 
 * * * * * * 
 HS
 XP 
 * * *
 GV
 * * * 
 XP
 * * * * * *
 * * * * * * 
 GV
=============================================
Tiết 2: Toán
Tiết169: ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn tính diện tích của hình chữ nhật, hình bình hành... ta làm như thế nào?
- 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
2.2: Bài tập:
Bài 1(175):
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Y/c hs nhắc lại cách tìm số TB cộng.
a) Cho hs làm bài trên bảng con.
b) Mời 1 hs lên bảng làm.
- HD hs chữa bài, NX.
*Kết quả:
a) (137 + 248 +395 ): 3 = 260.
b) (348 + 219 +560 +725 ) : 4 = 463.
Bài 2(175):
- Mời 1 hs đọc y/c của BT.
- HD hs phân tích bài toán.
- Cho hs làm bài vào vở.
- GV thu một số vở NX.
- Mời 1 hs lên bảng chữa bài.
- HD hs chữa bài, NX .
Bài giải
 Số người tăng trong 5 năm là:
158+147+132+103+95 = 635 (người)
Số người tăng trung bình hằng năm là: 635 : 5 = 127 (người)
 Đáp số: 127 người.
Bài 3(175):
- Mời 1 hs đọc y/c của BT.
- HD hs phân tích bài toán.
- Cho hs làm bài theo nhóm 2 trên bảng phụ.
- HD hs chữa bài, NX.
Bài giải
Tổ 2 góp được số vở là:
 36 + 2 = 38 (quyển)
Tổ 3 góp được số vở là:
 38 + 2 = 40 (quyển)
TB mỗi tổ góp được số vở là:
 (36 + 38 + 40) : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số: 38 quyển vở.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Hệ thống ND.
	 - Nhận xét tiết học,về nhà làm bài tập 3. 
============================================
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 67: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
- biết rút kinh nghiệm về bài văn tả con vật (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,...)
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự HD của GV.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp.
- Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,...
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
3. Dạy bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Nội dung:
a) Nhận xét chung bài viết của HS:
- Đọc lại các đề bài, nêu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt HS đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
*/ GV nhận xét chung:
	* Ưu điểm: 
- Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả con vật.
- Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với con vật.
- Nhiều em viết bố cục rõ ràng, diễn đạt đúng ý, trôi chảy, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả.
- Có sự sáng tạo trong khi viết bài, trình bày bài văn lôgic theo dàn ý bài văn miêu tả. 
- Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như: Có mở bài, kết bài hay.
	* Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau:
	 - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác: ( Vượng, Dịu,)
 - Nội dung tả còn sơ sài ( Nhật, Liêm,)
 - Lỗi chính tả ( Liêm,An)
	* Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến:
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/
Sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
Sửa lỗi
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
b) Hướng dẫn HS chữa bài:
a. Hướng dẫn học sinh chữa bài:
- Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa.
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
b. Chữa lỗi chung:
- Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
Lỗi câu:
- Sửa lỗi:
c) Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc đoạn văn hay của HS
 +Bài văn hay của HS.
- Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
d) HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả.
- Viết lại cho đúng
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối.
- Viết lại cho trong sáng.
- Đoạn viết sơ sài
- Viết lại cho hấp dẫn, sinh động.
4. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.Nhắc HS về nhà viết lại bài văn.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
============================================
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 68: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (Trả lời câu hỏi Bằng gì? Với cái gì?).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1-III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích trong đó có ít nhất 1 câu có dùng TN chỉ phương tiện (BT2).
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: SGK
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với các từ đó?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:
- 2 HS đặt câu. Lớp nhận xét bổ sung.
2.2: Phần luyện tập:
Bài tập 1:
- Hs đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS gạch chân trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- 2 HS lên bảng gạch, lớp nêu miệng.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài làm đúng
- Câu a: Bằng một giọng thân tình, ...
- Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, ...
Bài tập 2:
- HD hs quan sát tranh minh họa SGK.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- HS đọc đoạn văn, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
VD: Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà....
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV hệ thống ND.
	 - Nhận xét tiết học, về nhà học và hoàn thành bài 2 vào vở.
==============================================
Tiết 5: Lịch sử
Tiết 34: NHỮNG DI VẬT ĐỒNG Ở YÊN BÁI
A. Mục tiêu: Học xong bài này , HS biết : 
 - Những di vật đồng và thạp đồng Đào Thịnh thuộc nền văn hoá Đông Sơn của người Lạc Việt .
- Trân trọng, giữ gìn các di vật lịch sử . Yêu quý và tự hào về quê hương .
B. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Dạy bài mới:
1. HĐ1: Giới thiệu bài.
- HS ghi bài vào vở.
2. HĐ2 : Làm việc cả lớp:
 + Cho HS đọc SGK và tìm hiểu bài .
- HS đọc SGK và tìm hiểu bài . 
 - Những di vật đồng được phát hiện ở Yên Bái gồm những loại nào ? Di vật đồng nào tiêu biểu nhất ? Vì sao? 
- Tại sao có thể nói rằng Yên Bái là một tro

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34.doc