Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 1 đến 4, Chủ đề 15 đến 17 - Năm học 2020-2021

I. Hai loại điện tích

1. Một số thí nghiệm

a. Nhận xét 1: Hai vật nhiễm điện giống nhau được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Ta nói hai vật này mang điện tích cùng loại.

b. Nhận xét 2: Hai vật nhiễm điện khác nhau được đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Ta nói hai vật này mang điện tích khác loại.

2. Kết luận:

- Có hai loại điện tích : điện tích dương và điện tích âm .

- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau , các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau

II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử và sự nhiễm điện của một vật

1. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

- Ở tâm nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm.

- Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhân . Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện .

2. Sự nhiễm điện của một vật

Một vật không nhiễm điện nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện âm , nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện dương.

III.Vận dụng: SGK

 

docx5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 1 đến 4, Chủ đề 15 đến 17 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ghi chú: bài nào học rồi, các em học lại lý thuyết và làm bài tập vận dụng. Bài nào chưa học các em viết phần lý thuyết đó vào vở bài học
NỘI DUNG ÔN TẬP - VẬT LÝ 7
Tuần 1 đến tuần 4 – HKII – năm học: 2020 -2021
NỘI DUNG BÀI GHI
CHỦ ĐỀ 15: SỰ NHIỄN ĐIỆN DO CỌ SÁT
Sự nhiễn điện do cọ sát
Một số thí nghiệm
Nhận xét 1: Thanh nhựa sau khi cọ sát hút được các vụn giấy. Ta nói thanh nhựa đã trở thành vật nhiễm điện ( vật mang điện tích ).
Nhận xét 2: Thanh thủy tinh sau khi cọ sát hút được vật nhẹ. Ta nói thanh thủy tinh đã trở thành vật nhiễm điện ( vật mang điện tích ).
Kết luận: 
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ sát.
Vật nhiễm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác.
Thí nghiệm về sự nhiễm điện với máy phát tĩnh điện Wimshurst
Nhận xét: Vật nhiễm điện có thể tạo ra tia lửa điện.
Vận dụng: SGK
CHỦ ĐỀ 16: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Hai loại điện tích
1. Một số thí nghiệm
a. Nhận xét 1: Hai vật nhiễm điện giống nhau được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Ta nói hai vật này mang điện tích cùng loại.
b. Nhận xét 2: Hai vật nhiễm điện khác nhau được đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Ta nói hai vật này mang điện tích khác loại.
2. Kết luận: 
- Có hai loại điện tích : điện tích dương và điện tích âm .
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau , các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau 
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử và sự nhiễm điện của một vật
1. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Ở tâm nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm.
- Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhân . Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện .
2. Sự nhiễm điện của một vật
Một vật không nhiễm điện nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện âm , nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện dương.
III.Vận dụng: SGK
CHỦ ĐỀ 17: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
Dòng điện
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
Nguồn điện
Nguồn điện là một thiết bị có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động .
Vận dụng: SGK
CHỦ ĐỀ 18: 
CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN – 
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
Chất dẫn điện và chất cách điện
1. Chất dẫn điện
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .
- Ví dụ : dây đồng , dây nhôm , dây thép , . . .
2. Chất cách điện
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .
- Ví dụ : thủy tinh , nhựa , gỗ khô , . . . 
II. Dòng điện trong kim loại
Electron tự do trong kim loại: SGK
Dòng điện trong kim loại
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng .
Vận dụng: SGK
NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 15: Sự nhiễn điện do cọ xát
Nội dung cần ghi nhớ:
Câu 1 : Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào ? Hãy nêu những tính chất của một vật nhiểm điện mà em biết ?
Hãy giải thích các hiện tượng sau:
Ä Câu 2 : Hãy nêu một ví dụ về cách tạo ra một vật nhiễm điện do cọ xát . Làm thế nào có thể kiểm chứng được vật có nhiễm điện hay không ?
Ä Câu 3 : Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo , đặc biệt là những ngày hanh khô , khi chảy đầu bằng lược nhựa , nhiều sợi tóc bị lượt nhựa hút kéo thẳng ra ?
Ä Câu 4 : Khi thổi vào mặt bàn , bụi bay đi . Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh , sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt , đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ?
Ä Câu 5 : Vào những ngày thời tiết khô ráo , lao chùi gương soi , kính cửa sổ hay màng hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng . Giải thích tại sao ? 
Chủ đề 16: Hai loại điện tích
Nội dung cần ghi nhớ:
Câu 6 : Có mấy loại điện tích , chúng có tên gọi là gì ? Nêu đặc điểm về lực tương tác giữa hai vật nhiểm điện cung loại và khác loại .
Câu 7 : Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử .
Câu 8 : Một vật không nhiễm điện nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện loại nào , nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện loại nào ? 
Câu 9 : Cọ xát một thước nhựa vào mảnh vải khô ( mảnh lụa ). Nêu quy ước về điện tích của các vật này sau khi cọ xát?
Câu 10 : Cọ xát một thanh thủy tinh vào mảnh lụa ( vải khô ). Nêu quy ước về điện tích của các vật này sau khi cọ xát?
Hãy giải thích các hiện tượng sau:
Ä Câu 11 : Trước khi cọ xát , có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và cả điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật ?
Ä Câu 12 : Tại sau trước khi cọ xát , các vật không hút các vụn giấy nhỏ ?
Chủ đề 17: Dòng điện – Nguồn điện
Nội dung cần ghi nhớ:
Câu 13 : Thế nào là dòng điện ? Thế nào là nguồn điện ?
Câu 15 : Thế nào là một mạch điện ?
Hãy trả lời câu hỏi sau:
Ä Câu 14 : Hãy kể một số nguồn điện trong thực tế cuộc sống mà em biết . Nguồn điện nào trong số đó , hai cực của nguồn điện được phân ra thành cực dương và cực âm ?
Chủ đề 18: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
Nội dung cần ghi nhớ:
Câu 17 : Thế nào là chất dẫn điện ? Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng làm chất dẫn điện.
Câu 18 : Thế nào là chất cách điện ? Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng làm chất cách điện . 
Câu 19 : Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của hạt nào ? 
Trong một mạch điện gồm pin , bóng đèn và dây dẫn . Khi có dòng điện chạy trong mạch , electron tự do chuyển động trong dây dẫn theo hướng từ cực nào sang cực nào của pin ?
Hãy giải thích các hiện tượng sau:
Ä Câu 20 : Các dung dịch axít , muối , kiềm có tích chất điện giống nhau .Em hãy cho biết các chất này là chất dẫn điện hay chất cách điện . Nước nguyên chất là chất dẫn điện hay chất cách điện ?
Ä Câu 21 : Em hãy giải thích vì sao dây dẫn điện được làm thường có lõi bằng kim loại và vỏ bằng nhựa?
Ä Câu 22 : Em hãy cho biết không khí ở đều kiện bình thường là chất dẫn điện hay chất cách điện . Hãy nêu các lập luận dẫn đến câu trả lời đó ?

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_7_tuan_1_den_4_chu.docx