Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Tự nhiên và xã hội

I. KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG MÔN TỰ NHIÊN

VÀ XÃ HỘI

Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh (lớp 1)

Nội dung đánh giá: Chỉ, nói tên và chức năng của các giác quan

Kĩ thuật : Quan sát. Sử dụng thang đo

Yêu cầu

Đối

tượng

được

ĐG

Mức 3

Chỉ và

nói đúng

tên và

chức

năng của

các giác

quan(đủ

5 giác

quan)

Mức 2

Chỉ và nói

đúng tên

và chức

năng các

giác quan

(chưa đủ

5 giác

quan)

Mức 1

Chỉ và nói

chưa đúng

tên và

chức năng

một số

giác quan

HS A

 .

 .

Bài 60. Sự chuyển động của Trái Đất (lớp 3)

- Nội dung đánh giá: Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh

mình nó

- Kĩ thuật : Quan sát. Sử dụng bảng kiểm

pdf7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Tự nhiên và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
I. KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG MÔN TỰ NHIÊN 
VÀ XÃ HỘI 
Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh (lớp 1) 
Nội dung đánh giá: Chỉ, nói tên và chức năng của các giác quan 
Kĩ thuật : Quan sát. Sử dụng thang đo 
Yêu cầu 
Đối 
tượng 
được 
ĐG 
Mức 3 
Chỉ và 
nói đúng 
tên và 
chức 
năng của 
các giác 
quan(đủ 
5 giác 
quan) 
Mức 2 
Chỉ và nói 
đúng tên 
và chức 
năng các 
giác quan 
(chưa đủ 
5 giác 
quan) 
Mức 1 
Chỉ và nói 
chưa đúng 
tên và 
chức năng 
một số 
giác quan 
HS A 
.. 
.. 
Bài 60. Sự chuyển động của Trái Đất (lớp 3) 
- Nội dung đánh giá: Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh 
mình nó 
- Kĩ thuật : Quan sát. Sử dụng bảng kiểm 
STT Các yêu cầu cần đánh giá Kết luận GV 
Đạt Chưa đạt 
1 Cách đặt quả địa cầu 
2 Cách quay quả địa cầu 
3 Mô tả hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó 
4 Cách trình bày (diễn đạt, thao tác) 
Bài 29. Một số loài vật sống dưới nước (lớp 2) 
- Nội dung đánh giá: kêu gọi bảo vệ môi trường 
- Kĩ thuật: Quan sát. Sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí 
Nhiệm vụ: Mỗi nhóm thiết kế một poster theo chủ đề: “Hãy quan tâm đến môi 
trường sống của chúng tôi” 
Gợi ý: Mỗi poster cần có 5 – 10 loại động vật sống dưới nước, có lời kêu gọi 
bảo vệ môi trường sống 
Tiêu chí Mức 
Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 1 
Số lượng con vật Từ 8 – 10 con vật và 
chọn đúng 
 5 – 7 con vật và 
chọn đúng 
Dưới 5 con hoặc 
chọn có con chưa 
đúng. 
Thể hiện môi trường 
sống 
Thể hiện đúng môi 
trường sống, có vẽ 
sáng tạo 
Thể hiện đúng môi 
trường sống 
Chưa thể hiện được 
Lời kêu gọi Đúng chủ đề và ấn 
tượng 
Đúng chủ đề Không có 
Cách trình bày Cân đối và đẹp Cân đối Chưa cân đối 
Bài 32. Mặt Trời và phương hướng (lớp 2) 
 - Nội dung đánh giá : Biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời 
- Kĩ thuật : Nêu câu hỏi. HS trả lời miệng 
Câu hỏi : 
Vào buổi chiều qua cửa sổ, bạn Mai có thể nhìn thấy Mặt Trời lặn. Theo em cửa 
sổ đó hướng về phương nào? Giải thích tại sao em chọn như vậy 
Có thể đánh giá việc trả lời câu hỏi theo các mức độ : 
(1) Không trả lời được hoặc trả lời sai. 
(2) Trả lời đúng nhưng không giải thích được. 
(3) Trả lời đúng và giải thích được. 
Bài 14. Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (lớp 2) 
- Nội dung đánh giá : Kĩ năng GQVĐ, đưa ra cách xử lí khi người nhà bị ngộ 
độc. 
- Kĩ thuật : Nêu tình huống và yêu cầu. HS trả lời miệng, đưa ra phương án giải 
quyết 
Tình huống : Em trai của Minh bị ngộ độc đang khóc, kêu đau bụng và rất sợ 
hãi hướng về phía Minh. Nếu em là bạn Minh, em sẽ làm gì khi đó? Lí do em 
lựa chọn cách làm đó? 
Có thể đánh giá việc trả lời theo các mức độ : 
(1) Không đưa ra được phương án hoặc đưa ra phương 
án nhưng không thích hợp. 
(2) Đưa ra được một phương án thích hợp và giải thích 
được lí do chọn phương án đó 
(3) Đưa ra được hơn một phương án thích hợp vavs 
giải thích được lí do chọn các phương án đó 
II. BÀI SOẠN MINH HỌA 
Bài 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH (Lớp 1) 
Mục tiêu: 
 - Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh. 
- Biết được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết 
được các vật xung quanh. 
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể. 
Bài học góp phần hình thành ở HS: 
-Năng lực quan sát, nhận biết thế giới xung quanh 
-Năng lực diễn đạt hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh 
1. Khởi động 
Tr chơi: Đoán đồ vật trong chiếc hộp bí mật 
a) GV phổ biến cách chơi : 
- Mỗi hộp bí mật sẽ có khoảng 4-5 đồ vật. HS tham gia chơi sẽ phải che mắt lại. 
HS sẽ lấy đồ vật trong chiếc hộp bí mật ra và đoán xem đó là đồ vật gì. 
- Có thể chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4-5 bạn, chơi tiếp sức. Một nhóm quan 
sát làm trọng tài. Nhóm nào đoán đúng nhiều hơn, nhanh hơn là nhóm thắng cuộc 
b) HS cả lớp chơi 
c) GV: Vì sao bịt mắt rồi mà các bạn vẫn đoán được đồ vật đó là gì? 
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ngoài mắt, chúng ta c n sử dụng 
các bộ phận nào để nhận biết các vật xung quanh 
2. Quan sát hình ở SGK 
a) GV : Chỉ vào hình vẽ trang 8 
Cho HS quan sát và chỉ vào từng hình vẽ trang 8: 
- Đây là hình vẽ gì? 
- Nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng-lạnh, trơn nhẵn-sần sùi 
b) Cá nhân HS quan sát 
Chỉ vào từng hình vẽ và nói: 
Đây là quả bóng, hình tr n, màu xanh màu đỏ, trơn nhẵn, mềm 
... 
b) Từng cặp đôi 2 HS lần lượt quan sát và nói cho nhau nghe về màu sắc, hình 
dáng, nóng, lạnh, nhẵn hay sần sùi . . .của từng vật có trong hình 
Hướng dẫn đánh giá thường xuyên: 
Trong hoạt động này có thể đánh giá kĩ năng quan sát và diễn đạt sự hiểu biết của 
HS bằng lời nói 
3. Quan sát và tập đặt câu hỏi 
a) GV : Chỉ vào hình vẽ trang 9 
Cho HS quan sát và chỉ vào từng hình vẽ trang 9: 
- Đây là hình vẽ gì? 
- Đặt câu hỏi về hình vẽ đó và trả lời câu hỏi đó. VD : Mũi giúp chúng ta nhận biết 
được đặc điểm gì của một vật? Hay Nhờ đâu em biết đuọc mùi của thức ăn? Hãy 
tưởng tượng nếu mũi chúng ta bị mất hết cảm giác thì điều gì sẽ xảy ra? 
b) Cá nhân HS quan sát 
Chỉ vào từng hình vẽ và nói: 
Đây là mắt. Nhờ đâu bạn biết được màu sắc, hình dáng của một vật?... 
b) Cặp đôi 2 HS lần lượt quan sát: chỉ vào từng hình để đặt câu hỏi cho bạn và 
nghe bạn trả lời 
GV : nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi và da (thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc 
giác mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác 
quan đó bị hỏng, chúng ta không thể nhận biết đầy đủ về mọi vật xung quanh. Vì 
vậy cần phải bảo vệ và giữ an toàn cho các giác quan của cơ thể. 
Hướng dẫn đánh giá thường xuyên: 
Có thể đánh giá 1 trong 2 nội dung sau: 
Nội dung đánh giá: Chỉ, nói tên và chức năng của các giác quan 
Kĩ thuật : Quan sát. Sử dụng thang đo 
Yêu cầu 
Đối 
tượng 
được 
ĐG 
Mức 3 
Chỉ và 
nói đúng 
tên và 
chức 
năng của 
các giác 
quan(đủ 
5 giác 
quan) 
Mức 2 
Chỉ và nói 
đúng tên 
và chức 
năng các 
giác quan 
(chưa đủ 
5 giác 
quan) 
Mức 1 
Chỉ và nói 
chưa đúng 
tên và 
chức năng 
một số 
giác quan 
HS A 
.. 
.. 
Nội dung đánh giá: Biết cách đặt câu hỏi 
Các mức độ: 
HS lúng túng, không biết đặt câu hỏi 
HS bước đầu biết các đặt câu hỏi dưới sự gợi ý của GV 
HS biết cách đặt câu hỏi 
4. Thực hành quan sát vật thật 
a) GV hướng dẫn học sinh quan sát bằng 5 giác quan các vật mà các em mang đến 
lớp hoặc một số vật có trong lớp học và nói về hình dạng, độ lớn, màu sắc, nóng- 
lạnh, trơn nhẵn – sần sùi,... 
b) Cặp đôi 2 HS lần lượt quan sát: chỉ vào từng vật, quan sát chúng và nói cho 
nhau nghe về các đặc điểm của vật đó 
GV dặn HS về nhà : 
Cùng bố mẹ tìm hiểu những việc làm nào trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình gây 
ảnh hưởng không tốt đến các giác quan. 
Hướng dẫn đánh giá thường xuyên: 
Nộ dung đánh giá: Kĩ năng thực hành và diễn đạt 
Kĩ thuật: quan sát, ghi chép ngắn 
Các mức độ: 
HS chỉ vào từng vật, nhận biết các vật bằng tất cả các giác quan, trình bày mạch 
lạc về những cảm nhận của mình khi quan sát từng đồ vật 
HS chỉ vào từng vật, nhận biết các vật bằng 1-2 giác quan, trình bày được về 
những cảm nhận của mình khi quan sát từng đồ vật 
HS chỉ vào từng vật, nhận biết các vật bằng 1-2 giác quan, lúng túng khi trình bày 
về những cảm nhận của mình khi quan sát đồ vật 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_danh_gia_thuong_xuyen_mon_tu_nhien_va_xa_hoi.pdf