Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 - Tháng 10: Chủ đề: vòng tay bè bạn

HOẠT ĐỘNG 2:

Thi ứng xử.

 MC nêu câu hỏi - HS trình bày theo sự hiểu biết của mình.

 + Khối 1:

 Câu 1:Trong giờ làm bài, bạn ngồi bên cạnh em quên đem bút chì, trong lúc đó em có hai chiếc bút chì. Em sẽ làm gì?

 Câu 2: Buổi sáng trước khi đến lớp, mẹ đưa cho em một gói bim bim và nói: Con bỏ vào cặp để khi nào ra chơi mà ăn. Lúc đó em sẽ nói gì với mẹ.

 Câu 3: Hôm nay, mẹ bận việc chưa đến đón em, em phải ngồi chờ mẹ ở cổng trường. Nếu có người lạ mặt bảo em lên xe để chở về nhà. Em trả lời thế nào?

 + Khối 2:

 Câu 1: Trên đường đi học về em nhặt được một chiếc ví đựng rất nhiều tiền. Em sẽ

 làm gì với chiếc ví đó?

 Câu 2: Trong giờ kiểm tra, bạn nhìn lén bài của mình để chép, em xử lí như thế nào?

 Câu 3: Bạn của em được phân công xếp chăn, gối bán trú sau khi ngủ dậy, nhưng bạn

 không xếp, em biết được sẽlàm gì? Vì sao?

 + Khối 3:

Câu 1: Đã hai ngày nay, các bạn học sinh lớp 3A không thấy bạn An đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:

- Như các em đã biết, mẹ bạn An lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn An vượt qua khó khăn này?

 Nếu em là bạn cùng lớp với An, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao?

Câu 2: Sáng nay, em chưa hoàn thành bài tập về nhà. Đến lớp một bạn bảo em lấy bài của bạn ấy mà chép cho nhanh. Em sẽ xử lí như thế nào?

Câu 3: Hôm nay, em ở nhà một mình. Có một người lạ đến cho em một túi quà và bảo em mở cửa cho người đó vào nhà. Em sẽ làm gì?

Câu 4: Trên đường đi học về cùng với bạn. Chẳng may xe đạp bạn bị hỏng, không đi được. Em sẽ làm gì?

 

doc19 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 - Tháng 10: Chủ đề: vòng tay bè bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trò chơi đều cho HS chơi thử 1-2 lần rồi mới chơi chính thức. Kết thúc mỗi trò chơi đều có phần nhận xét, đánh giá, thưởng phạt rõ ràng.
Hoạt động 4:
- Trao quà cho HS nghèo vươn lên học giỏi, ngoan.
- Đội erubic lên trình diễn.
* Nhận xét buổi hoạt động.
V. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 11:
CHỦ ĐIỂM: KÍNH YÊU THẦY CÔ GIÁO.
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học hằng ngày trên lớp.
 - Tạo không khí thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
 - Phát huy truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của người học sinh.
 - Hình thành và phát triển kĩ năng hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp và điều hành tập thể.
II. CHUẨN BỊ NỘI DUNG:
15 câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình đã học.
 Một số tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, trò chơi dân gian.
Sân bãi, ghế, bảng con, phấn viết, một số thẻ đỏ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Tiết 1. Văn nghệ:
 Mỗi nhóm 2- 3 tiết mục văn nghệ ( hát, múa phụ hoạ, đọc thơ, kể chuyện) ca ngợi thầy cô giáo.
 Tiết 2: Rung chuông vàng
 Cả lớp cùng tham gia chơi
 Câu hỏi: 
Câu 1: Trường em có mấy lớp? Mấy cô giáo? 
 Đáp án: 10 lớp, 23 cô giáo
Câu 2: Người giữ chức vụ cao nhất trong nhà trường được gọi là gì?
 Đáp án: Hiệu trưởng
Câu 3: Điền tiếp từ vào chỗ chấmcòn thiếu trong câu hát sau:
 Em yêu..với bao bạn thân và cô giáo hiền.
 Đáp án: trường em
Câu 4: Khổ thơ sau đây thuộc bài thơ nào?
Bút chì xanh đỏ 
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi đỏ thắm.
 Đáp án: Vẽ quê hương.
Câu 5: Khi thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông phải chấp hành điều gì? 
 Đáp án: Dừng lại
Câu 6: Trò chơi dân gian có liên quan đến hòn sỏi là trò chơi gì? 
 Đáp án: Chơi ô ăn quan
Câu 7: Từ nhà em đến trường dài 1 km tức là mấy mét? 
 Đáp án: 1000m
Câu 8: Bài hát chính thức của nước ta dùng trong các nghi lễ chào cờ có tên là gì?
 Đáp án: Quốc ca
Câu 9: Một gia đình có ông, bà, bố, mẹ và các cháu. Hỏi gia đình đó có mấy thế hệ?
 Đáp án: 3 thế hệ
Câu 10: Xã Văn Sơn có quốc lộ nào đi qua?
 Ñáp án: Quốc lộ 7
Câu 11: Mẹ em nấu tất cả 24 cái bánh. Mẹ đem biếu ông bà 1/3 số bánh. Hỏi mẹ đã biếu ông bà bao nhiêu cái bánh?
 Đáp án: 8 cái bánh
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
..là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người.
 Đáp án: Quê hương
Câu 13: Để phòng ngừa sâu răng em phải làm gì?
 Đáp án: Đánh răng
Câu 14: Trong bài “ Người liên lạc nhỏ” có nhắc đến tên một bạn thiếu niên. Đó là ai?
 Đáp án: Kim Đồng
Câu 15: Điền tiếp vào chỗ chấm
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy
 Đáp án: thầy
Tiết 3: Chơi trò chơi dân gian. 
Trò chơi kéo co và trò chơi câu ếch. 
Chia lớp thành 4 đội, 2 đội chơi trò chơi kéo co, 2 đội chơi trò chơi câu ếch.
Các đội trưởng của mỗi đội lên bắt thăm để chọn trò chơi.
Giáo viên làm trọng tài trò chơi kéo co.
Lớp trưởng làm trọng tài trò chơi câu ếch.
Cho học sinh chơi thử sau đó mới chơi thật tính điểm.
Khi 2 đội chơi kéo co thì 2 đội còn lại cổ vũ cho đội bạn và ngược lại. Hết đợt thì đổi trò chơi cho nhau và chơi tiếp.
Khi các đội chơi xong, phân thắng bại, giáo viên nhận xét tuyên dương.
IV, Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương những học sinh tích cực, những đội chơi cố gắng, thắng cuộc.
______________________________________
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 1
NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC
Mục tiêu
Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của các vị anh hùng dân tộc.
Tự hào, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
Tích cực học tập, rèn luyện theo gương các vị anh hùng dân tộc.
Tài liệu và phương tiện
Các tư liệu, truyện kể về các anh hùng dân tộc;
Các câu hỏi, câu đố, trò chơi có liên quan;
Giấy A4, bút dạ, bảng nhóm,
Các bước tiến hành
 Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về các anh hùng dân tộc qua; sách, báo, người lớn trong gia đình
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận.
- Phân công HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi
* Đối với HS:
- Tự sưu tầm các câu chuyện về các anh hùng dân tộc theo sự hướng dẫn của GV.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi.
Bước 2: Kể chuyện
Mở đầu, Đội văn nghệ của lớp biểu diễn một tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề.
GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở để hướng vào nội dung các câu chuyện sẽ kể:
 + Những người thế nào được gọi là anh hùng dân tộc? (anh hùng dân tộc là người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc (thời đại), trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc)
+ Kể tên một số anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
GV mời HS kể một số thông tin về các anh hùng dân tộc mà các em sưu tầm được.
GV kể cho HS nghe những câu chuyện nói lên những chiến công vẻ vang, sự mưu trí dũng cảm của các anh hùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước.
- Sau mỗi câu chuyện kể, GV đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận như:
 + Người anh hùng dân tộc được kể trong câu chuyện vừa rồi là ai?
 + Những chiến công nổi bật được nhắc đến trong truyện là gì?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 hoặc nhóm 4.
 + Kết quả thảo luận được ghi ra bảng nhóm hoặc giấy A4.
 + Sau thời gian quy định (từ 3-5 phút), GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận.
Bước 3; Tổng kết- đánh giá
GV nhận xét ý thức, thái độ của HS
Tuyên dương những cá nhân, nhóm đã sưu tầm, kể chuyện hay, thảo luận tích cực.
Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau
HOẠT ĐỘNG 2
EM HỌC TẬP TÁC PHONG ANH BỘ ĐỘI
Mục tiêu: HS được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, gọn gàng, ngăn nắp, kỉ luật như các anh bộ đội.
Tài liệu và phương tiện
Mũ bộ đội, thắt lưng, giày thể thao.ba lô, 
Cách tiến hành
 Bước 1: Chuẩn bị
Trước khoảng 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch tới HS:
+ Chủ đề: Em học tập tác phong anh bộ đội.
 + Nội dung thi : tập hợp theo đội hình hàng dọc, hàng ngang, tư thế đứng nghiêm, tư thế nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau, đi đều,theo tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, gọn gàng, ngăn nắp, kỉ luật như các anh bộ đội. Mỗi động tác làm hoàn hảo được 10 điểm.
 + Hình thức thi: Hai vòng
Vòng 1: thi trong tổ và chọn ra một đội gồm 3 HS khá nhất để vào vòng 2.
Vòng 2: Thi giữa các đội đại diện cho các tổ trong lớp.
Lưu ý: HS cần ăn mặc gọn gàng, đội mũ bộ đội, đi giày thể thao, áo cắm thùng, có thắt lưng.
HS chuẩn bị trang phục và luyện tập các động tác như GV đã phổ biến.
Các tổ tiến hành thi vòng 1 và chọn ra một đội gồm 3 thành viên để tham gia thi vòng 2.
Đăng kí dự thi.
Thành lập BGK. 
Bước 2: Thi vòng 2 
Mở đầu HS hát tập thể bài “Chú bộ đội” của Hoàng Hà
Người dẫn chương trình lần lượt mời từng đội thi bước lên phái trước và thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của GV. BGK quan sát và chấm điểm từng động tác của mỗi đội.
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng
BGK công bố kết quả và trao giải thưởng cho các đội có thành tích khá nhất.
GV nhắc nhở HS tiếp tục học tập, rèn luyện theo tác phong anh bộ đội trong các hoạt động hàng ngày.
Cả lớp hát bài: “ Cháu yêu chú bộ đội” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
HOẠT ĐỘNG 3:
THĂM VIẾNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ
I.MỤC TIÊU:
Giáo dục các em truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.
Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Giáo dục các em lòng biết ơn, tự hào, kính trọng anh bộ đội, gia đình thương binh liệt sĩ.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
 Tổ chức theo quy mô lớp
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Chuẩn bị:
GV: Xây dựng kế hoạch, thời gian thăm viếng đài tưởng niệm liệt sỹ. Hướng dẫn lớp trưởng viết lời phát biểu cảm tưởng.
HS: Chuẩn bị dụng cụ để quét dọn vệ sinh trong khuôn viên đài tưởng niệm.
Tiến hành hoạt động thăm viếng:
Hướng dẫn học sinh xếp thành hai hàng đi từ sân trường đến trước đài tưởng niệm đứng ngay ngắn.
Lớp trưởng đọc lời phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hy sinh to lớn của các anh hùng lệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của quê hương, đất nước và lời hứa quyết tâm học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Vệ sinh đài tưởng niệm:
Học sinh tiến hành làm vệ sinh: nhặt cỏ, quét dọn trong khuôn viên đài tưởng niệm.
Tổng kết- đánh giá:
Giáo viên nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của học sinh trong đợt thăm viếng đài tưởng niệm.
Dặn dò những nội dung cần chuẩn bị cho tiết học sau.
HOẠT ĐỘNG 4:
NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG
(Tập trung nghe Bác Võ cựu chiến binh xã nói chuyện chiến đấu và kể về những tấm gương anh hùng trong thời kì kháng chiến tại sân trường.)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 1-2
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp học sinh tìm hiểu một số truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt nam.
 - Hiểu phong tục tết cổ truyền của dân tộc và địa phương.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Giới thiệu bài;
 2. Tết cổ truyền Việt Nam:
GV: Tết cổ truyền ( Tết nguyên đán): Đây là ngày lễ hàng năm thường có cúng lễ, vui chơi, hội hè... theo truyền thống dân tộc.
 H. Tết cổ truyền được bắt đầu từ ngày nào? Kết thúc ngày nào?
H . Ngày 30 tháng 12 còn được gọi là ngày gì?
GV: Tất niên là vào lúc sắp hết năm . Có ý nghĩa đưa năm cũ đi, chuẩn bị đón năm mới.
H. Gia đình em thường chuẩn bị những gì để đón tết?
H. Em hãy kể những việc làm của từng người trong gia đình em vào 3 ngày tết?
H. Ngày tết, mọi người thường chúc nhau điều gì?
H. Em có thích tết đến không? Vì sao?
3. Vẽ tranh: Vẽ bức tranh cảnh tết ở gia đình em.
4. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học.
HS lắng nghe.
- Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 3 tháng 1 âm lịch hàng năm.
- Tất niên.
- HS kể: lau nhà cửa, nấu bánh chưng, mua hoa, mua đào, quất, bánh kẹo...
- Bố thắp hương cúng tổ tiên, mẹ soạn mâm cỗ, chị, em mặc quần áo mới đi chơi..
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS vẽ vào giấy A4.
- Giới thiệu về bức tranh của mình. 
Các bạn nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: TIỂU PHẨM " LÌ XÌ"
I. MỤC TIÊU:- HS hiểu: Lì xì ( mừng tuổi) là phong tục cổ truyền của ngày tết. Người lớn thường tặng trẻ em tiền, bỏ trong một bao giấy đỏ, kèm theo những lời chúc sức khỏe, chúc học hành tiến bộ...
 - Giáo dục HS biết sử dụng hợp lí tiền lì xì.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Kịch bản " lì xì"
 - Tranh ảnh quang cảnh ngày tết
 - Ảnh chụp cảnh con cháu đang nhận tiền lì xì trong ngày tết của gia đình HS.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Chuẩn bị:
 - Trước 1 tuần GV cho các tổ trưởng nhận kịch bản tiểu phẩm " Lì xì" về phân vai đóng tiểu phẩm, tập dượt để dự thi.
 - Mỗi tổ 1-2 tiết mục văn nghệ có nội dung về tết hay mùa xuân.
 - Chọn người dẫn chương trình.
2. Tiến hành cuộc thi:
- Kê bàn ghế hình chữ U
- Các tổ trưởng bốc thăm thứ tự tiết mục.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu cuộc thi.
- Tiến hành thi: HS lên trình diễn theo thứ tự bốc thăm - văn nghệ xen kẽ.
- Trao đổi nội dung tiểu phẩm:
CH1: Vì sao bạn Bốp muốn bố mẹ đưa hết tiền mừng tuổi cho mình?
( Bạn muốn có tiền để tha hồ chơi game)
 CH2: Dưới đây là cách nghĩ của bạn Ỉn, bạn Cún. Em đồng ý với cách nghĩ nào? 
 a, Trẻ em không nên giữ tiền 
 b, Chơi game hại sức khỏe, học tập giảm sút.
c, Khi cần tiền làm gì, xin phép bố mẹ.
d, Cả 3 cách a,b,c.
 CH3: Em tán thành cách dùng tiền "lì xì" của bạn nào?
( Bạn Ỉn:
 Trích tiền lì xì nuôi heo nhựa giúp bạn nghèo.
Xin bố mẹ trích tiền để mời bạn ăn bữa kem chia tay.
+ Bạn Bốp: 
Xin bố mẹ trích tiền mừng tuổi để mua tặng phẩm tặng bạn Ỉn.)
 CH4: Em đã sử dụng tiền mừng tuổi vào việc gì?
Người dẫn chương trình phát động đợt " Nuôi lợn" đầu xuân để gây quĩ từ thiện giúp đỡ các bạn HS gặp khó khăn. HS cả lớp lần lượt lên cho "lợn ăn". Cả lớp hát bài : Con heo đất.
3. Nhận xét đánh giá:
 Bình chọn tổ đóng tiểu phẩm hay nhất. 
 - Cảm ơn các bạn đã trích tiền mừng tuổi " nuôi lợn" giúp các bạn nghèo.
____________________________________________
HOẠT ĐỘNG 3:
LÀM BƯU THIẾP CHÚC TẾT, LÀM HOA GIẤY.
I. MỤC TIÊU: Hướng dẫn HS biết làm bưu thiếp chúc tết để chúc, tặng bạn bè, người thân... nhân dịp năm mới.
II. CHUẨN BỊ:
- Bìa màu khổ A4 hoặc giấy bìa trắng( loại mỏng)
- Giấy thủ công các màu, kéo, hồ dán, dây thép mỏng, que làm cành hoa.
- Giấy vẽ, bút màu, bút viết.
- Các loại thiếp cũ.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH;
1. GV cùng HS làm bưu thiếp và hoa giấy:
- Chia HS ngồi theo nhóm:
Phần 1: Làm bưu thiếp chúc Tết.
- Chọn kích cỡ bưu thiếp theo ý thích ( tham khảo kích cỡ của các mẫu bưu thiếp mẫu).
- Trình bày trang đầu bưu thiếp: 
+ Dùng bút màu trang trí đường diềm, vẽ , tô màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu hay những hình ảnh mình thích.
+ Viết chữ" Chúc mừng năm mới" cỡ chữ to, đậm, cân đối với kích cỡ của bưu thiếp. Viết chữ " Xuân Tân Mão" bằng cỡ chữ nhỏ hơn.
- Trang trí giữa bưu thiếp: viết lời chúc mừng
HS trong nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm và tập nói lời khi trao tặng bưu thiếp.
Phần 2: Làm hoa giấy tặng ngày tết.
- Ở môn thủ công (bài 5) HS đã học cách gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh. HS lựa chon mẫu cánh hoa để cắt và kết thành một bông hoa có cành.
- HS làm theo nhóm:
+ Làm từng lớp hoa: . Dùng que đũa ( hoặc cán bút chì, bút bi) vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cho cánh cong lên.
. Làm bông hoa: đặt và dán các lớp hoa chồng lên nhau ( 2-3 lớp).
. Làm nhị hoa: Lấy giấy trắng ( hoặc giấy vàng) để cắt thành nhị hoa.
. Làm đài hoa: Cắt một bông hoa năm cánh màu xanh nhỏ xinh để làm đài hoa. Dán đài hoa vào bông hoa.
. Cột hoa vào cành: Luồn sợi dây vào tâm của hoa. Thắt nút đầu dây cho dây không bị tuột. Dán nhị hoa che lên nút thắt. Sợi dây này dùng để cột bông hoa vòa cành. Cắt dài tờ giấy màu xanh, rộng chừng 1 ô li đewẻ dán, quấn vào que, tạo thành cành hoa.
+ Cắt 2-3 lá cây màu xanh, dán vào cành.
2. Trưng bày sản phẩm: 
- HS đặt các sản phẩm lên bàn của mình.
- GV chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát, học tập.
3. Nhận xét- đánh giá:
 GV khen ngợi học sinh.
_____________________________________________
HOẠT ĐỘNG 4:
KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT.
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết một số món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền dân tộc; giới thiệu món ăn ngày tết ở địa phương mình.
- HS tự hào về các món ăn truyền thống ngày tết của quê hương, của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh về món ăn cổ truyền ngày tết.
- Bánh kẹo, món ăn ngày tết (do GV, HS mang đến)
- Phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ, cử bạn điều khiển chương trình. 
- Giới thiệu về một món ăn ngày tết mà mình yêu thích.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn kê bàn ghế hai bàn quay lại với nhau.
- Tập trung quà mọi người mang đến chia đều ra các bàn.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do.
- Văn nghệ chúc mừng năm mới.
- Giáo viên chúc mừng năm mới.
- Đại diện cán bộ lớp chúc tết GV và các bạn trong lớp.
- Liên hoan.
- Kể chuyện về món ăn ngày tết:
 + Cho HS xem một số ảnh chụp những món ăn ngày tết: Bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt đông, ...
 + HS giới thiệu những món mà mình được ăn trong ngày tết.
 + GV giới thiệu thêm một số món ăn truyền thống của địa phương mà HS chưa kể hết.
IV. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 3
CHỦ ĐIỂM: YÊU QUÍ MẸ VÀ CÔ GIÁO.
HOẠT ĐỘNG 1: 
KỂ CHUYỆN VỀ MẸ, BÀ VÀ CÁC CHỊ EM GÁI CỦA EM.
I. MỤC TIÊU:
- HS biết kể về bà, mẹ chị gái của mình.
- HS hiểu được sự yêu thương, quan tâm chăm sóc mà bà, mẹ, chị em gái đã dành cho em.
- Giáo dục HS tình cảm thương yêu, thái độ tôn trọng đối với những người phj nữ trong gia đình các em.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Ảnh, kỉ vật về bà, mẹ , chị em gái của học sinh.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
 Bước 1: Chuẩn bị 
GV phổ biến nội dung, yêu cầu hoạt động trước một tuần để HS chuẩn bị:
+ Nội dung: Kể về bà, mẹ và chị em gái của mình. Ví dụ: 
- Bà em năm nay bao nhiêu tuổi? Bà còn đi làm hay đã nghỉ hưu?
- Mẹ của em tên là gì? Mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ hiện nay làm nghề gì? Ở đâu?
- Hàng ngày bà, mẹ đã thương yêu, chăm sóc em như thế nào?
- Các chị em gái hiện đang học lớp mấy? Tại trường nào?
- Em có yêu bà, mẹ, các chị em gái của mình không? Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm yêu thương đó?...
 + Hình thức: Kể bằng lời, kết hợp với lời giới thiệu, ảnh , vật kỉ niệm về bà, mẹ, chị em gái.
- Học sinh chuẩn bị kể chuyện theo yêu cầu của GV.
 Bước 2: Kể chuyện
 - Mở đầu, GV nêu vấn đề: Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, chúng mình sẽ cùng kể cho nhau nghe về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình mình là: bà, mẹ, chị em gái. Bây giờ bạn nào xung phong kể trước?
- Mời lần lượt từng học sinh đứng lên kể chuyện, vừa kể vừa giới thiệu ảnh, vật kỉ niệm về bà, mẹ, chị em gái của mình.
 Sau mỗi HS kể, các bạn trong lớp có thể bình luận hoặc nêu câu hỏi để bạn trả lời.
 Bước 3: Thảo luận chung
Sau khi HS kể chuện xong cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
H. Em nghĩ gì khi kể chuyện và nghe các bạn kể chuyện về bà, mẹ , chị em gái của mình?
H. Chúng ta cần thể hiện tình cảm yêu thương đối với bà, mẹ , chị em gái trong cuộc sống hàng ngày như thế nào?
 Bước 4: Tổng kết.
 GV nhận xét, đánh giá chung kết quả buổi kể chuyện, khen ngợi những HS kể chuyện hay, thể hiện được cảm xúc của mình đối với bà, mẹ , chị em gái qua câu chuyện.
 - Nhắc HS luôn có thái độ yêu quí, quan tâm bà, mẹ , chị em gái của mình.
HOẠT ĐỘNG 2:
TRÒ CHƠI "GIÚP MẸ VIỆC GÌ?"
I. MỤC TIÊU Thông qua trò chơi, giáo dục cho HS tình cảm yêu quý đối với mẹ và mong muốn giúp đỡ mẹ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 Khoảng không gian đủ rộng để tiến hành trò chơi.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 - GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
 + Cả lớp đứng thành vòng tròn, quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Bắt đầu trò chơi cả lớp vừa nắm tay nhau, vừa hát tập thể một bài hát về mẹ.
 + Quản trò hô : Giúp mẹ! Giúp mẹ!
 + Cả lớp đồng thanh: Việc gì ? Việc gì?
 + Quản trò hô một việc nào đó phù hợp với khả năng của HS, chẳng hạn : Quét nhà ! Quét nhà! (hay rửa chén, tưới cây, vo gạo, rửa rau, bế em...)
 + Cả lớp phải làm động tác như quét nhà (hoặc rửa chén, tưới cây, vo gạo, rửa rau,...). Bạn nào làm chậm hoặc sai động tác, bạn đó sẽ bị phạt.
 Lưu ý: GV phải quy định rõ động tác của từng việc nhà cho HS nắm được trước khi chơi. Nên chọn một số việc nhà phù hợp với khả năng của HS và dễ thể hiện bằng các động tác, cử chỉ, điệu bộ.
 - Tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần.
 - Tổ chức cho HS chơi thật.
 - Thảo luận sau trò chơi:
 + Trò chơi muốn nhắc nhở các em điều gì?
 + Hằng ngày em đã làm được những việc gì để giúp đỡ mẹ ?
 + Sau buổi sinh hoạt ngày hôm nay, em còn muốn được giúp mẹ thêm những việc nào nữa ? 
 - GV khen những HS đã biết thương yêu, giúp đỡ mẹ làm việc nhà phù hợp với khả năng và nhắc nhở HS cả lớp hãy học tập theo gương các bạn.
HOẠT ĐỘNG 3
KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG TẤM GƯƠNGT NỮ SINH TIÊU BIỂU
I. MỤC TIÊU
- HS biết sưu tầm và kể chuyện về các tấm gương nữ sinh tiêu biểu trong lớp, trong trường. ở địa phương và trong cả nước.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng, học tập và làm theo các tấm gương đó.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Gương nữ sinh tiêu biểu về các mặt: học giỏi, vượt khó trong học tấp, chăm chỉ lao động, giúp đỡ bạn bè...
- Ảnh, băng hình minh họa, nếu có điều kiện.
- Phần thưởng cho HS/nhóm HS sưu tầm được những câu chuyện hay, kể chuyện hay.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 Bước 1 : Chuẩn bị
- Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được:
+ Yêu cầu sưu tầm gương nữ sinh tiêu biểu về các mặt: học giỏi, vượt khó trong học tấp, chăm chỉ lao động, giúp đỡ bạn bè...
+ Các địa chỉ các em có thể tìm kiếm, thu nhập thông tin : sách, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet,...
+ Yêu cầu kể chuyện: có thể kể bằng lời kết hợp với ảnh/ băng hình minh họa; có thể kể chuyện theo cá nhân hoặc theo nhóm - mỗi người kể một đoạn nối tiếp nhau. Mỗi câu chuyện chỉ được kể trong thời gian : 5-7 phút.
- HS tiến hành sưu tầm cá nhân hoặc theo nhóm và chuẩn bị kể chuyện.
 Lưu ý: GV có thể cung cấp cho HS một số câu chuyện, nếu các em sưu tầm được ít hoặc không sưu tầm đ

File đính kèm:

  • docHĐNGLL T10 - T4.doc