Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Mĩ thuật

I. Đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Mĩ thuật ở tiểu học

Đánh giá thường xuyên trong quá trình học môn Mĩ thuật đảm bảo quá trình

chiếm lĩnh, vận dụng tri thức thông qua học tập gắn với thực tế nhằm rèn luyện,

phát triển về kiến thức, kỹ năng (KTKN), năng lực và phẩm chất của học sinh (HS)

dựa trên những phản hồi của HS trong học tập hoặc kết quả giải quyết từng nội

dung bài học/Chủ đề hay thực hành, ngay trong quá trình học tập (cách thức, giải

quyết vấn đề và kết quả sản phẩm).

Tuy nhiên trong thực tế dạy học, do nhiều nguyên nhân mà việc thực hiện các

“công cụ đánh giá” còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để, dẫn đến hoạt động đánh

giá chủ yếu từ giáo viên (GV) theo cảm nhận chủ quan, không bám sát những tiêu

chí nhận xét của công cụ đánh giá, HS tham gia hoạt động đánh giá còn mang tính

hình thức. Mặt khác do khuôn khổ thời gian học tập với hình thức lớp/bài/tiết học

của các bài học riêng lẻ, GV tập trung vào việc tổ chức thực hành, thường không

thực hiện “đánh giá nhận xét” trong quá trình học tập của HS. Việc “đánh giá” chủ

yếu vào kết quả bài thực hành sau tiết học với nhận định kết quả “đẹp - chưa đẹp -

còn xấu” và định kì xếp loại theo các mức: Hoàn thành, Hoàn thành tốt và Chưa

hoàn thành

pdf9 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
MÔN MĨ THUẬT 
I. Đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Mĩ thuật ở tiểu học 
Đánh giá thường xuyên trong quá trình học môn Mĩ thuật đảm bảo quá trình 
chiếm lĩnh, vận dụng tri thức thông qua học tập gắn với thực tế nhằm rèn luyện, 
phát triển về kiến thức, kỹ năng (KTKN), năng lực và phẩm chất của học sinh (HS) 
dựa trên những phản hồi của HS trong học tập hoặc kết quả giải quyết từng nội 
dung bài học/Chủ đề hay thực hành, ngay trong quá trình học tập (cách thức, giải 
quyết vấn đề và kết quả sản phẩm). 
Tuy nhiên trong thực tế dạy học, do nhiều nguyên nhân mà việc thực hiện các 
“công cụ đánh giá” còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để, dẫn đến hoạt động đánh 
giá chủ yếu từ giáo viên (GV) theo cảm nhận chủ quan, không bám sát những tiêu 
chí nhận xét của công cụ đánh giá, HS tham gia hoạt động đánh giá còn mang tính 
hình thức. Mặt khác do khuôn khổ thời gian học tập với hình thức lớp/bài/tiết học 
của các bài học riêng lẻ, GV tập trung vào việc tổ chức thực hành, thường không 
thực hiện “đánh giá nhận xét” trong quá trình học tập của HS. Việc “đánh giá” chủ 
yếu vào kết quả bài thực hành sau tiết học với nhận định kết quả “đẹp - chưa đẹp - 
còn xấu” và định kì xếp loại theo các mức: Hoàn thành, Hoàn thành tốt và Chưa 
hoàn thành. 
Như vậy về cơ bản, việc thực hiện “đánh giá học tập Mĩ thuật” mang tính chất 
“Đánh giá xếp loại” với mục đích “đánh giá kết quả đầu ra”, nhận định phân loại HS 
về kết quả thực hành bài học của các phân môn. Tuy nhiên xét về ý nghĩa sư phạm 
đối với HS trong quá trình học tập, kết quả đánh giá còn trừu tượng, kết quả thu 
nhận không thể nói lên được điều gì liên quan tới KTKN, thái độ hay phương hướng 
để hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS. Từ mức Chưa hoàn thành, HS không thể 
biết được mình phải cố gắng gì trong học tập và phải cố gắng như thế nào để đạt 
được Hoàn thành hay Hoàn thành tốt; và chưa đánh giá được năng lực, phẩm chất 
của HS trong học tập. 
GV chưa chú trọng Đánh giá thường xuyên, nên chưa tạo cơ hội giúp đỡ HS phát 
triển ngay trong quá trình học tập. “Đánh giá” chủ yếu tập trung vào kết quả cuối 
cùng của bài thực hành, GV rất khó kiểm soát quá trình hoạt động học tập tiến triển 
hay không tiến triển, không biết được việc học và thực hành (cách học) của HS học 
như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Về hình thức, hoạt động 
“đánh giá” đã tách rời quá trình dạy học, hạn chế việc trao đổi, góp ý và giúp đỡ của 
GV cũng như của các HS với nhau trong học tập, để mỗi cá nhân tiến bộ và phát 
triển. 
Mặt khác, đối với môn học Nghệ thuật hay môn Mĩ thuật ở cấp tiểu học, mục tiêu 
môn học là giáo dục thẩm mỹ về nghệ thuật thông qua các kiến thức ban đầu về mĩ 
thuật, các hoạt động thực hành và các nội dung thường thức mĩ thuật, giúp HS chiếm 
lĩnh kiến thức, kỹ năng (KTKN) cơ bản nhằm hình thành phát triển cảm xúc và nhận 
thức thẩm mĩ. Kết quả học tập thực hành của HS phụ thuộc cảm xúc, khả năng cá 
nhân và yếu tố năng khiếu, việc đánh giá kết quả sản phẩm mĩ thuật (bài thực hành) 
mang nhiều cảm tính, phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người đánh giá (quan 
niệm đẹp-xấu). Do vậy “đánh giá” học tập qua kết quả bài thực hành mĩ thuật, cho 
dù rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, nhưng thực tế độ chính xác của từng mức độ kết 
quả học tập của HS khó đảm bảo tính khách quan. (thực tế cho thấy ở môn mĩ thuật 
đánh giá một bài vẽ của HS ở hai thời gian khác nhau hoặc giữa các GV chưa thật đã 
giống nhau). 
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật 
Công tác “Kiểm tra đánh giá, xếp loại kết quả học tập” các môn học (trong đó có 
môn Mĩ thuật) của HS tiểu học, được thực hiện theo Quy định đánh giá học sinh 
tiểu học (ĐGHSTH) ban hành theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 
28/8/2014 (Thông tư 30) và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 (Thông tư 22), văn bản số 03/VBHN 
ngày 28/9/2016 hợp nhất Thông tư 30 và Thông tư 22. Tuy nhiên như đã phân tích 
ở phần trên, nhằm hỗ trợ HS trong học tập không thể bỏ qua hoạt động đánh giá 
trong quá trình dạy học của GV ở các bài học hàng ngày. 
- Đánh giá thường xuyên luôn gắn liền nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) và 
đối tượng HS, đảm bảo yêu cầu về Chuẩn KTKN, mục tiêu GD môn học/cấp học 
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vì vậy song song với vận dụng các 
PPDH tích cực, việc thực hiện Đánh giá thường xuyên trong quá trình học sẽ giúp 
HS khẳng định những điều đúng và rút kinh nghiệm, sửa chữa thậm chí phải thay 
đổi để hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu bài học/chủ đề hay Chuẩn KTKN và thái độ. 
- Trong nội dung học tập, việc thực hiện theo bài học đơn lẻ hoặc dạy học theo chủ 
đề, đánh giá thường xuyên sẽ được phát huy trong tất cả các nội dung học tập, quy 
trình /chủ đề dạy học. Bằng việc trao đổi nhận xét, thảo luận nhóm và cả lớp giữa 
các HS cùng sự hợp tác của GV. Kết thúc một nội dung /hoạt động học tập theo quy 
trình và hoàn thành tiết học hay chủ đề, các HS đều có cơ hội tham gia đánh giá 
cùng GV, trong đó đề cao việc “Tự đánh giá” của HS. 
- Nhằm đạt mục đích đánh giá hỗ trợ học tập, GV cần thực hiện cách thức đánh giá 
phù hợp, nhằm trả lời cho các câu hỏi: 
+ Đánh giá cái gì ? (xác định đúng vấn đề cần đánh giá) 
+ Thực hiện đánh giá vào thời điểm nào ? 
+ Cách đánh giá ra sao ? 
2.1. Xác định nội dung đánh giá 
a. Đánh giá khả năng chiếm lĩnh kiến thức, mức độ nhận thức của HS: 
Đánh giá hỗ trợ học tập phải bám sát nội dung/hoạt động của từng phần có trong bài 
học/chủ đề dạy học hay kết quả cuối cùng của mỗi bài học/chủ đề dạy học. 
Theo tiến trình hoạt động của từng bài học/Chủ đề dạy học, là một chuỗi hành động 
theo quy trình giúp HS tiếp thu thẩm mĩ, sẽ có những kiến thức đã học, đã biết và 
kiến thức mới cần tiếp cận phát triển, để HS vận dụng giải quyết từng nội dung vấn 
đề theo nhiệm vụ học tập. 
- GV cần xác định rõ các nội dung kiến thức nào liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ 
học tập hay vấn đề cần giải quyết đối với HS trong tiết học: 
+ Kiến thức học tập bao gồm: kiến thức đã học đã biết cần tái hiện, củng cố để vận 
dụng và những kiến thức mới sẽ được hình thành, phát triển thông qua học tập. 
+ Những kiến thức cơ bản, cốt lõi để thực hiện các nội dung học tập: vẽ hình theo 
quan sát, nhớ lại, tưởng tượng; vẽ tranh; trang trí; nặn, tạo hình 3D; thường thức mĩ 
thuật qua xem tranh, xem tượng và cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật của bản thân, 
của bạn. 
- Việc sử dụng những kiến thức đó như thế nào; áp dụng với những phương án nào 
(cách thực hiện khác nhau), nhằm đạt kết quả của nhiệm vụ học tập của từng nội 
dung bài học/chủ đề. 
- Những nội dung/ hoạt động cần thực hiện trong quá trình học tập, có ý nghĩa thực 
tế. 
- Hiệu quả, chất lượng hoạt động và sản phẩm sau học tập. 
* Những đơn vị kiến thức đã xác định là mục đích yêu cầu HS cần hướng tới của 
mỗi nội dung/hoạt động có trong bài học/chủ đề và cũng là nội dung phản hồi đánh 
giá đối với HS. 
* Tổng hợp nhóm kiến thức từ các nội dung/hoạt động, sẽ hội đủ các yếu tố để HS 
hoàn thành kết quả bài học (hay sản phẩm thực hành) theo Chủ đề dạy học và hình 
thành một số năng lực nhận thức đối với HS. 
* Dựa vào tập hợp kiến thức đã biểu hiện qua kết quả học tập (hay sản phẩm thực 
hành), căn cứ “Chuẩn kiến thức” môn Mĩ thuật và mục tiêu bài học/chủ đề, GV đánh 
giá mức độ đạt được của HS với những ý kiến phản hồi nhận xét trao đổi. 
b. Đánh giá các kỹ năng trong học tập của HS: 
- Nội dung đánh giá đòi hỏi GV phải xác định các kỹ năng sẽ được dùng và cách sử 
dụng hiệu quả trong từng nội dung/hoạt động của bài học/chủ đề; cũng như nhằm 
hoàn thành sản phẩm, đáp ứng kết quả hoạt động cuối bài học/chủ đề. 
- Những kỹ năng, kỹ thuật của HS được rèn luyện và phát triển trong học tập: 
+ Nhóm kỹ năng thực hành mĩ thuật: Vẽ hình, màu; sử dụng các loại màu sắc; xé 
dán giấy màu; nặn và tạo hình 3D bằng đất, dây thép, phế liệu sạch và các vật liệu 
khác tự tìm chọn. 
+ Kỹ năng sử dụng công cụ sinh hoạt: dao, kéo, kìm, keo hồ dán, băng dính 
- Kỹ năng tích hợp với lĩnh vực chuyên môn khác: 
+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (nói, viết) qua diễn đạt trình bày giới thiệu, 
trao đổi nhận xét theo các nội dung học tập (Xây dựng cốt truyện, ). 
+ Kỹ năng vận động cơ thể (Sắm vai, Vẽ theo nhạc). 
+ Kỹ năng xã hội (hợp tác, phối hợp với bạn và GV) 
* Dựa vào các kỹ năng đã thực hiện trong quá trình học tập hoặc biểu hiện qua kết 
quả học tập, căn cứ “Chuẩn kỹ năng” môn Mĩ thuật và mục tiêu bài học/chủ đề, GV 
đánh giá mức độ đạt được của HS và những ý kiến phản hồi nhận xét trao đổi. 
c. Đánh giá thái độ học tập của HS: 
Kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của HS phụ thuộc vào tinh thần ý thức trong 
quá trình học tập. Đánh giá thái độ học tập của HS nhằm hoàn tất hoạt động đánh giá 
theo mục tiêu bài học/chủ đề dạy học; bao gồm các tiêu chí sau: 
- Mức độ chú ý và tính tích cực trong hoạt động học tập; 
- Sự hứng thú, chủ động trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập; 
- Tinh thần hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm, cả lớp; cũng như trao đổi với 
GV. 
d. Đánh giá nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của 
HS: 
- Đánh giá học tập cần hướng tới phẩm chất, năng lực cá nhân là sự phát triển mang 
ý nghĩa thực tế của cuộc sống, qua việc vận dung các nội dung về KTKN, thái độ 
của HS, nhằm đảm bảo mục tiêu GD môn học mĩ thuật và GD tiểu học. 
- Về phẩm chất được biểu hiện trong quá trình học tập: 
+ Tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên và con người; tình cảm với gia đình, 
người thân và bạn bè biểu hiện trong các nội dung học tập thông qua màu sắc hình 
ảnh trong các bài vẽ; thái độ, cảm xúc trước vẻ đẹp của những tác phẩm nghệ thuật 
thể hiện về quê hương đất nước 
+ Đức tính trung thực, thẳng thắn, tự tin, chủ động tích cực trong học tập, trong các 
hoạt động hợp tác với bạn (hoạt động nhóm, cả lớp); chia sẻ thông tin, chăm chỉ học 
tập 
+ Ý thức tập thể, tinh thần trách nhiệm, cố gắng trong học tập, hoạt động thực hành 
ở lớp và các hoạt động chung khác. 
- Về năng lực cá nhân, ngoài những năng lực chung như: tự học và giải quyết vấn 
đề, tự phục vụ bản thân; giao tiếp, hợp tác; sử dụng và biểu đạt ngôn ngữ tiếng Việt; 
nhận xét đánh giá cần phát hiện đánh giá những năng lực đặc trưng của môn học 
mĩ thuật: 
+ Năng lực quan sát, khám phá và sáng tạo thể hiện qua các bài thực hành mĩ thuật. 
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ biểu hiện qua những xúc cảm trước thiên nhiên, cuộc 
sống và tác phẩm mĩ thuật (kể cả các bài thực hành của HS). 
+ Năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình với các hình thức nghệ thuật khác nhau, 
lựa chọn và sử dụng hiệu quả các công cụ và chất liệu trong học tập mĩ thuật. 
2.2. Phương pháp đánh giá nhằm hỗ trợ học tập đối với HS 
 Tuỳ mục đích, yêu cầu và nội dung đánh giá để thực hiện hoạt động đánh giá theo 
từng thời điểm trong quá trình dạy học và sử dụng các phương pháp đánh giá phù 
hợp. 
(1)- Trao đổi, phỏng vấn: được thực hiện đơn giản qua đối thoại trực tiếp với đối 
tượng được đánh giá (HS, nhóm HS) về những nội dung liên quan đến nhiệm vụ học 
tập, trong các thời điểm: trước, trong và sau quá trình học tập. Biện pháp này giúp 
GV cập nhật tức thời thông tin học tập của HS và có phản hồi ngay nhằm giải quyết 
những vướng mắc của HS. 
(2)- Quan sát: thu nhận thông tin đánh giá thông qua việc quan sát cá nhân, nhóm 
HS trong quá trình hoạt động học và thực hành của HS (các thao tác việc làm, tinh 
thần thái độ học tập và hợp tác), giúp GV nắm vững quá trình chiếm lĩnh KTKN, 
nhận định bước đầu về thực tế học tập của HS trong lớp (đặc biệt đối với những đối 
tượng yếu kém để hỗ trợ giúp đỡ). 
Thực tế quan sát, kết hợp với các biện pháp đánh giá khác tạo điều kiện GV đánh giá 
chính xác và hỗ trợ kịp thời những vấn đề cần giải quyết đối với sự tiến bộ của HS. 
(3)- Kết quả thực hành: sau từng phần của quy trình hoạt động theo bài học/chủ đề 
đều có kết quả nội dung/hoạt động học tập, có thể là mức độ nhận thức sau quá trình 
hình thành, phát triển kiến thức theo nhiệm vụ học tập; hoặc là những kết quả thực 
hành chuẩn bị cho nội dung hoạt động tiếp nối của Chủ đề (cũng có thể là sản phẩm 
đơn lẻ). Mặt khác kết thúc các bài học/chủ đề dạy học đều có kết quả thực hành mĩ 
thuật, là sản phẩm hoàn chỉnh (bài vẽ 2D hay tạo hình 3D ) của cá nhân hoặc 
nhóm HS. 
- Đánh giá qua kết quả học tập của HS biểu hiện qua kết quả nội dung /hoạt động 
hoặc bài thực hành, để GV có những nhận định tổng hợp về KTKN, thái độ HS 
trong từng phần nội dung của Chủ đề dạy học hoặc kết thúc một bài học/chủ đề. 
- Biện pháp đánh giá học tập thông qua kết quả thực hành, cần phối hợp các hình 
thức đánh giá, trước hết tạo cơ hội để HS “tự đánh giá” và “đánh giá đồng đẳng” tại 
nhóm và trước cả lớp, sau đó thực hiện “đánh giá hợp tác” với những ý kiến trao đổi 
nhận xét của GV. 
 Trong quá trình đánh giá kết quả thực hành cần phối hợp với các câu hỏi theo yêu 
cầu KTKN, để HS trả lời bằng cách nêu ra những vấn đề liên quan đến kết quả học 
tập, đặc biệt đối với kết quả thực hành là sản phẩm mĩ thuật. 
- Hoạt động đánh giá cần quan tâm tới đặc điểm của đối tượng HS; dựa vào yêu cầu 
học tập của bài học/chủ đề và Chuẩn KTKN, thái độ HS hướng tới phẩm chất và 
một số năng lực có thể hình thành phát triển ở HS. 
(4) - Hồ sơ học tập cá nhân: còn gọi là “Bộ sưu tập cá nhân” do HS tập hợp trong 
suốt quá trình học tập mĩ thuật. Tuỳ theo điều kiện thực tế và khả năng HS/lớp, hồ 
sơ tập bao gồm: 
- Các bài thực hành, phiếu học tập của HS; 
- Những hình ảnh, tư liệu khai thác từ sách báo liên quan đến nội dung học tập; 
- Những ghi chép cá nhân về những điều đã thực hiện, những suy nghĩ, cảm nhận 
của bản thân trong học tập mĩ thuật. 
- Đánh giá qua “Hồ sơ học tập cá nhân” có thể áp dụng ở các khối lớp 3; 4; 5 tuỳ 
theo các yêu cầu mức độ về nội dung sưu tập và ghi chép. Đối với khối lớp đầu cấp, 
có thể hướng dẫn HS lưu giữ các bài thực hành theo thứ tự thời gian và ý thích. 
* Đầu năm học GV nên hướng dẫn HS hình thành “Hồ sơ học tập cá nhân”, theo kế 
hoạch dạy học của GV, thực hiện “đánh giá” trong mỗi giai đoạn học tập của từng 
nhóm HS (có thể hai nhóm/lần đánh giá); HS có thể “đánh giá nhận xét” trao đổi 
“Hồ sơ cá nhân” với nhau trong nhóm và nhóm bạn. 
* Biện pháp đánh giá học tập của HS thông qua “Hồ sơ học tập cá nhân” giúp GV 
đánh giá được quá trình học tập và ý thức, thái độ của HS với chính bản thân cũng 
như đối với môn học Mĩ thuật. Mặt khác, việc sưu tập và hình thành Hồ sơ học tập 
là điều kiện củng cố và phát triển KTKN học tập, rèn luyện ý thức giúp cho HS có 
thêm những năng lực mới trong học tập và đời sống. 
III. Bài soạn ví dụ một số kĩ thuật đánh giá thường xuyên 
Bài Vẽ quả thuộc phân môn Vẽ theo mẫu (lớp 1). 
– Bài Vẽ quả thuộc phân môn Vẽ theo mẫu có yêu cầu cần đạt là: HS nhận biết được 
đặc điểm về hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một vài loại quả, cách vẽ quả dạng tròn, 
vẽ được hình một loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích. 
– Trong quá trình hướng dẫn HS thực hành, GV chú ý hướng dẫn, nhận xét HS về 
cách đặt giấy (vở vẽ), cầm bút, cầm tẩy; với bố cục trên trang giấy, GV không nêu 
nhận xét chung chung như “Bố cục cân đối hài hoà”, “Đẹp mắt” "Em vẽ chưa đẹp" 
mà cần nói và nhận xét, hướng dẫn cụ thể: 
+ Khi HS vẽ hình nhỏ quá, GV có thể nhận xét, gợi ý: Em thấy hình em vẽ nhỏ quá 
không? Em có thể vẽ to hơn được không? 
GV nên hướng dẫn trực quan ra một tờ giấy khác, tránh vẽ trực tiếp vào vở/giấy vẽ 
của học sinh. 
+ Khi vẽ, HS thường không vẽ khung hình chung của đồ vật, GV cũng hạn chế áp 
dụng máy móc là phải vẽ khung hình chung (vì nhiều khi vẽ khung hình chung lại 
khó hơn vẽ ngay đồ vật). Ví dụ: 
Học sinh đôi khi lúng túng không biết đặt bút đầu tiên ở đâu để hình vẽ vào giữa tờ 
giấy, nét vẽ khó đều. Do vậy, giáo viên cần làm mẫu trực quan, cần thao tác vẽ hình 
quả vào giữa một tờ giấy, sau đó thêm cuống, thêm lá...vừa vẽ mẫu vừa kết hợp 
hướng dẫn bằng lời để HS nắm được cách thực hiện. 
+ Vẽ màu, vẽ đậm nhạt: có những HS thường tô qua loa, mờ nhạt; GV cần gợi ý: 
Hình này nhìn chưa rõ lắm, em làm gì để hình vẽ nhìn rõ hơn? Vẽ màu thế nào để 
màu đậm lên? Em thử tô thêm lần nữa, nhớ tô đều tay, không chờm ra ngoài hình vẽ 
để bức tranh đẹp hơn... 
+ GV có thể gợi ý cho những em học khá vẽ cả màu nền: Em thích tô thêm nền 
không? Em định chọn màu gì để tô nền của bức tranh? Hoặc nền bức tranh có thể tô 
nhiều màu theo ý thíchGV cũng có thể gợi ý với nhóm HS này sau khi hiểu và 
hoàn thành bài của mình có thể tham gia hỗ trợ các bạn khác đang còn lúng túng, để 
các bạn có thể hoàn thành bài của mình. 
Lưu ý: Sau mỗi bài học/chủ đề, GV có thể ghi một số nhận xét vào bài vẽ (sản 
phẩm) của HS, chẳng hạn như: Màu sắc rất tươi sáng; Vẽ màu cần mạnh dạn; Cần 
vẽ rõ hình hơn; Vẽ màu cần nhẹ tay, vẽ nhiều lần; Bài vẽ hình rất ngộ nghĩnh; Nhân 
vật chính nên vẽ ở trung tâm tờ giấy; Hình này (ví dụ với mẫu vẽ là quả dưa chuột) 
có thể vẽ vào tờ giấy nằm ngang; Hình vẽ nhỏ so với tờ giấy; Hình vẽ to so với tờ 
giấy; Hình vẽ bị xô lệch 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_danh_gia_thuong_xuyen_mon_mi_thuat.pdf