Hoạt động ngoài giờ lên lớp: An toàn giao thông lớp 4

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.

- Hiểu ý nghĩa, tác dung, tầm quan trọng của nó.

- Nhận biết đúng biển báo giao thông gần nơi sinh sống. Luôn có ý thức chấp hành giao thông.

II/ ĐỒ DÙNG: Một số biển báo

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Hoạt động 1: Ôn các biển báo đã học

- Biển báo cấm.

- Biển báo nguy hiểm.

- Biển chỉ dẫn.

+ HS lên bảng nhận biết biển báo.

+ Nêu ý nghĩa của từng biển báo.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới

- GV đưa biển báo hiệu mới: Biển số 110a, 122

+ HS nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển?

( Hình: tròn; Màu: nền trắng, viền màu đỏ; Hình vẽ: màu đen )

+ Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào ( Học được gọi là biển báo gì ? )

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động ngoài giờ lên lớp: An toàn giao thông lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 1 : Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
- Hiểu ý nghĩa, tác dung, tầm quan trọng của nó.
- Nhận biết đúng biển báo giao thông gần nơi sinh sống. Luôn có ý thức chấp hành giao thông. 
II/ ĐỒ DÙNG: Một số biển báo 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1: Ôn các biển báo đã học
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm. 
- Biển chỉ dẫn. 
+ HS lên bảng nhận biết biển báo.
+ Nêu ý nghĩa của từng biển báo.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới
- GV đưa biển báo hiệu mới: Biển số 110a, 122
+ HS nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển? 
( Hình: tròn; Màu: nền trắng, viền màu đỏ; Hình vẽ: màu đen )
+ Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào ( Học được gọi là biển báo gì ? ) 
* GV: Là biển báo cấm. Ý nghĩa biểu thị những điều cấm người đi đường phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đã báo.
- Hướng dẫn HS tương tự với các biển báo còn lại. Nêu ý nghĩa từng biển báo.
+ Biển số 110a: cấm xe đạp Biển số 122: dừng lại
+ Biển số 208: Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên.
+ Biển số 209: Báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn.
+ Biển số 233: Báo hiệu có những nguy hiểm khác.
+Biển số 301 ( a, b, d, e): Hướng đi phải theo.
+ Biển số 303: Giao nhau chạy theo vòng xuyến.
+ Biển số 304: Đường dành cho xe thô sơ.
+ Biển số 305: đường dành cho người đi bộ.
- GV gắn các biển báo không theo thứ tự cho HS nhận biết từng biển báo.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Thi tìm biển báo
 Lớp chia thành 3 đội. Trong vòng 1 phút đội nào tìm được nhiều biển báo và nêu được ý nghĩa của chúng chính xác nhất thì đội đó thắng cuộc. 
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống bài.
- Về thực hành. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 2 : Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường. Biết thực hiện đúng quy định. 
- Luôn có ý thức đi đúng luật giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG: Một số biển báo. Một số hình ảnh bổ sung cho SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
- HS chơi trò chơi: Đi tìm biển báo giao thông. 
Lớp chia làm 3 nhóm. Các nhóm lần lượt lên nhận tên biển báo rồi lấy biển báo về nhóm mình. Trong thời gian quy định nhóm nào lấy đúng , nhiều nhấy thì thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
- HS nào nhìn thấy vạch kẻ đường cho mô tả lại.
- Vạch kẻ đường để làm gì? 
+ GV giải thích thêm các dạng vạch kẻ đường, ý nghĩa một số vạch kẻ đường.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn.
+ Cọc tiêu 
- HS quan sát tranh ảnh.
- GV giải thích từ cọc tiêu. 
- Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông? 
( Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường )
+ Rào chắn 
- HS quan sát tranh 
- Có mấy loại rào chắn? 
( 2 loại: Rào chắn cố định, rào chắn di động ) 
* Hoạt động 4: Kiểm tra hiểu biết
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Mục đích của hàng rào chắn? 
+ Cọc tiêu thường đặt ở đâu? 
+ Vạch kẻ đường dùng để làm gì? 
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống bài. 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 3 : Đi xe đạp an toàn
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - HS biết xe đạp là phương tiện thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
 - HS biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp. 
 - Luôn có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo ATGT.
II/ ĐỒ DÙNG: Sơ đồ vòng xuyến. Một số hình ảnh đi xe đạp đúng, sai. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn.
 - HS thảo luận: 
 + Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là như thế nào? 
( Loại xe, cỡ vành xe, lớp xe, tay lái, phanh xích, chuông )
 - Đại diện HS trình bày.
 - GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung.
 * Kết luận: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp phải tốt, còn đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh và đèn 
* Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ: 
 + Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng sai.
 + Chỉ trong tranh những hành vi sai ( Phân tích nguy cơ tai nạn ) 
 - HS trao đổi – Gọi đại diện trình bày.
 - GV ghi lại những ý đúng: 
 + Không được lạng lách đánh võng.
 + Không đèo nhau, đi dàn hàng ngang.
 + Không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
 + Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo súc vật.
 - Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? 
 - HS trả lời – Nhận xét chốt ý đúng.
 + Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ.
 + Khi chuyển hướng ( rẽ phải, trái ) phải giơ tay xin đường.
 + Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang.
 +Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. 
* Hoạt động 3: Trò chơi giao thông
 Cho HS ra sân trường thực hành đi xe đạp. Có một số tình huống để HS xử lí * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
 - Qua giờ học em đã hiểu biết gì về đi xe đạp an toàn? 
 - Về thực hành.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 4 : Lựa chọn đường đi an toàn 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
	- HS biết giải thích điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn.
	- Biết lựa chọn con đường an toàn để đi.
	- HS có ý thức thói quen chỉ đi con đường an toàn dù phải đi vòng xa hơn.
II/ ĐỒ DÙNG: Sơ đồ như SGK 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1: Ôn bài cũ
 - GV đặt câu hỏi - HS trả lời 
+ Em muốn đi ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì? 
+ Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn? 
 - Nhận xét - GV kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn
- HS làm việc theo nhóm bằng phiếu học tập 
Điều kiện con đường an toàn
Điều kiện con đường kém an toàn
1,...
2,...
3,...
 - Các nhóm thảo luận.
 - GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bày.
 - GV nhận xét đánh dấu các ý đúng của HS .
Kết luận : Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn chỉ cần nêu những đặc điểm cần thiết phù hợp ở địa phương, nơi trường mình đóng.
* Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường
 - HS quan sát sơ đồ .
 - GV lựa chọn bất kì 2 điểm - Gọi HS lên lựâ chọn con đường đi an toàn. 
 - HS phân tích con đường mình đã chọn.
+ Tại sao lại chọn đường này mà không chọn con đường khác?
* Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ.
 - Cho HS hình dung lại con đường từ nhà đến trường, rồi vẽ. Xác định qua mấy điểm kém an toàn.
 - Gọi HS lên trình bày - Bạn ở gần nhà nhận xét bổ sung.
Kết luận : Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và đảm bảo an toàn , ta chỉ nên đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn.
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
 - Hệ thống lại nội dung.
 - Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 5 : Giao thông đường thuỷ và phương tiện
giao thông đường thuỷ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng.
- HS biết tên gọi các phương tiện giao thông. HS biết các biển báo giao thông đường thuỷ. HS có ý thức chấp hành khi tham gia giao thông đường thuỷ.
- Giáo dục HS thêm yêu Tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT.
II/ ĐỒ DÙNG: Mẫu 6 biển báo hiệu GTĐT. Sưu tầm một số tranh ảnh đẹp về GTĐT 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài cũ, giới thiệu bài mới
 - GV dùng bản đồ sông ngòi giới thiệu HS 
 - GV nói thêm: GTĐT rẻ tiền vì không phải làm đường, chỉ cần xây dựng các bến cảng, bến phà, bến tàu thuyền cho người và xe cộ lên xuống và đóng các loại tàu thuyền để đi.
* Hoạt động 2:
- Hỏi : Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được? 
( Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rach, ở miền Nam có rất nhiều kênh tự nhiện và kênh do con người đào và có thể đi trên biển ...) 
- Người ta chí GTĐT làm hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển.
* Hoạt động 3 : Phương tiện GTĐT nội địa
+ Hỏi: Các phương tiện giao thông đường bộ có dùng cho GTĐ được không? 
- HS thảo luận tìm các phương tiện GTĐT mà em biết.
- HS trình bày - GV chốt ý chính.
( Thuyền, bè, phà, ca nô, tàu thuỷ, tàu cao tốc, sà lan, phà máy, ...)
- HS xem tranh một số phương tiện GTĐT.
 * Hoạt động 4 : Biển báo hiệu GTĐT nội địa
- Tại sao phải dùng biển báo hiệu trên GTĐT? ( Để điều khiển sự đi lai )
- HS quan sat biển báo.
- HS nhớ và vẽ lại biển báo.
 1. Biển báo cấm đậu.
 2. Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua.
 3. Biển báo cấm rẽ phải ( hoặc rẽ trái )
 4. Biển báo được phép đỗ.
 5. Biển báo phía trước có bến đò, bến phà. )
 - HS nhận biết từng biển báo - GV chốt ý. 
* Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò. GV hệ thống. HS về thực hành. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 6 : An toàn khi đi trên các phương tiện 
giao thông công cộng 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng đậu đỗ đón khách lên, xuống tàu xe.
- HS biết cách lên, xuống tàu, xe an toàn.
- HS biết và chấp hành đúng luật khi đi tàu, xe. 
II/ ĐỒ DÙNG: Một số tranh ảnh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* Hoạt động 1: Ôn tập
- Gọi HS trả lời một số câu hỏi sau: 
+ Đường thuỷ là loại đường như thế nào? Đường thuỷ ở đâu? 
+ Trên đường thuỷ có những loại phương tiện giao thông nào hoạt động? 
+ Một số biển báo hiệu tren đường thuỷ? 
- Nhận xét – Củng cố các kiến thức đã học.
* Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
- Cho HS trả lời xem ai đã được đi xe khách, đi tàu.
- Những nơi để mua vé tàu, xe ấy người ta gọi là gì? 
 ( + Đi tàu hoả, máy bay: đến nhà ga, sân bay
 + Đi ôtô: đến bến xe 
 + Đi tàu, thuyền: đến bến cảng ) 
- Khi mua vé cần chấp hành như thế nào? 
* Liên hệ: Đi ôtô có thể không cần ra bến mà bắt xe tại các điểm đỗ xe 
* Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe
- Đi ôtô: 
 + Ngồi trong xe đầu tiên phải nhớ là gì? ( Đeo dây an toàn )
 + HS quan sát tranh.
- Khi lên xuống phải thực hiện như thế nào? 
- Nếu không tuân thủ đúng quy định thì sẽ gặp phải tác hại gì? 
* Kết luận: Chỉ lên, xuống tàu xe khi xe đã dừng hẳn. Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn xô đẩy. Phải bám vịn chắc vào thành xe. Xuống xe không được chạy sang đường ngay. Phải chờ cho xe đi, quan sát xe trên đường rồi mới sang.
* Hoạt động 4: Ngồi ở tren tàu xe
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét. Chốt ý chính.
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống bài. Về thực hiện. 

File đính kèm:

  • dochoat_dong_ngoai_gio_len_lop_an_toan_giao_thong_lop_4.doc