Hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập môn Ngữ văn 9

Văn bản 2: Tiếng nói của văn nghệ

1. Tác giả:

Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng: Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)

2. Tác phẩm:

• Hoàn cảnh sáng tác: Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956)

• Nội dung: lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ. Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiên nhân cách tâm hồn

Câu 1 : Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định dức mạnh lớn lao của nó đới với đời sống của con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét của bố cục bài nghị luận?

Bài làm:

Bài viết bao gồm các luận điểm như:

• Nội dung của văn nghệ

• Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người

• Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:

• Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.

• Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.

Câu 2: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ gì?

Bài làm:

Nội dung phản ánh thể hiện của văn bản là :

• Văn bản phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không những thế nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.

• Văn bản thể hiện thực tại khác quan không theo một khuân khổ nhất định mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào lặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua văn bản.

• Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sự cẩn trọng chưa có được thói quen tôn trọng những quy định của công việc là cường độ khẩn trương, chỉ loay hoay “cải tiến” làm tắt không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Đây sẽ là vật cản lớn của quá trình hội nhập.
Cọn người Việt Nam có truyền thông lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thế nhưng trong sản xuất làm
ăn lại có tính đố kị  làm giảm đi sức mạnh và tính liên kết trong sản xuất.
Con người Yiệt Nam có khả năng thích ứng nhanh điều đó sẽ giúp chúng ta mau chóng hội nhập, song trong hội nhập lại có thái độ cực đoan, thêm vào đó là sự khôn vặt không coi trọng chữ “tín” sẽ làm đối tác phản cảm gây thiệt hại kinh doanh.
Câu 1: Từ “hành trang” trong văn bản của Vũ Khoan có nghĩa là gì?
Bài làm:
Hiểu theo nghĩa thông thường, hành trang là những giá trị về vật chất và tinh thần mà mỗi người chuẩn bị khi mang đi xa.
Hành trang được tác giả Vũ Khoan dùng trong bài viết được hiểu là sự chuẩn bị về con người: tri thức, kĩ năng, thói quen để đi vào một thế kỉ mới. Như vậy, nghĩa từ “hành trang” trong bài rộng hơn so với nghĩa từ “hành trang” thông thường
Câu 2: Viết đoạn văn hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Bài làm:
 “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ”. Với mỗi quốc gia, lứa tuổi thanh niên không chỉ là lực lượng lao động quan trọng, họ còn là những người sẽ chèo lái con thuyền dân tộc.Vì vậy, thế hệ trẻ cần chuẩn bị cho mình một hành trang tốt đẹp để bước vào thế kỉ mới – thế kỉ hội nhập và phát triển. Đất nước ta từng trải qua bao trận chiến đấu gian khổ, máu xương của cha anh đã ngã xuống để viết lên những trang sử hào hùng. Thế hệ trẻ ngày nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó của dân tộc. Trong thế kỉ mới, thế hệ thanh niên cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật, ngoại ngữ bên cạnh đó là những phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống để có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, luôn hối hả và nhiều chuyển biến. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi ở mỗi người cần có ý thức rèn luyện và nỗ lực hết mình để khẳng định các giá trị của bản thân. Từ đó, cống hiến sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Với lí tưởng cao đẹp đó, mỗi người cần tìm kiếm cho mình một đam mê, một khát vọng, một mục đích sống để nỗ lực vươn tới. Các dự án khởi nghiệp, làm giàu từ chính mảnh đất quê hương hiện nay là những minh chứng rõ ràng cho sự chuẩn bị hành trang một cách chu đáo và đầy đủ của thế hệ thanh niên nước ta. Đó cũng là động lực lớn lao thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng mỗi ngày. Trên con đường tố thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười biếng, trông chờ vào vận may rủi. Vì vậy, cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, không ngừng tự học và sáng tạo sẽ giúp mỗi chúng ta có một hành trang vững vàng để bước vào cuộc sống tương lai bạn nhé!
Văn bản 4. Mùa xuân nho nhỏ
Tác giả: Thanh Hải
Hoàn cảnh sáng tác: Viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời; khi tác giả đang nằm trên giường bệnh để vật lộn với tử thần.
Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
Thể thơ: năm chữ
Nội dung: Tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chan thành của nhà thơ được cống hiến cho đát nước, góp một “mùa xuân nhỏ nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Nghệ thuật: Thể thơ năm tiếng; nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca; nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm; những hình ảnh so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.
Bài làm:
Mạch cảm xúc của bài thơ:
Mạch cảm xúc xuyên suốt trong bài thơ là sự ngây ngất mê say của nhà thơ trước mùa xuân tười đẹp trong trẻo của “dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim vang lừng,..". Từ cảm xúc với mùa xuân của thiên nhiên được tác giả mở rộng ra là mùa xuân của đất nước, của dân tộc thông qua hình ảnh người lính cầm súng nơi chiến trường và người nông dân trên đồng ruộng. Từ sự đi lên của đất nước nhà thơ ước nguyện đóng góp sức lực nhỏ bé của mình để dựng xây đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Bố cục trong bài:
Phần một (hai khổ thơ đầu): vẻ đẹp của mùa xuân đất trời.
Phần hai (hai khổ tiếp theo): vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.
Phần ba (ba khổ còn lại): mùa xuân của lòng người (ước nguyện của tác giả).
Câu 2: 
Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Bài làm:
Nhan dề bài thơ: không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mỗi người cho đất nươc, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của con người.
Chủ đề: niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện khát vọng được công hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả.
Câu 3: Suy nghĩ của em về lẽ sống cao đẹp qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Bài làm:
Ở những khổ thơ đầu, tác giả đã miêu tả một bức tranh mùa xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Vạn vật trong đất trời như cùng cống hiến những sắc màu, âm thanh của riêng mình để tạo nên bản hòa ca rực rỡ. Và trong cảm xúc rạo rực, tràn đầy yêu thương đó, tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương ,con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó là mong ước chân thành, tha thiết, là khát khao được cống hiến phần tinh túy nhất của mình trong bản nhạc xuân đầy hối hả và những xôn xao.Một thái độ khiêm nhường khi mong muốn cống hiến ấy dù chỉ là “một nốt trầm xao xuyến”. Mùa xuân lúc này không chỉ còn của riêng đất trời mà là mùa xuân của lòng người, của tuổi trẻ khát khao sống: “Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời.” Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng , một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên,đất nước.Điệp từ “dù là” đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả, cho dù là tuổi trẻ sôi nổi tràn đầy nhiệt huyết hay tuổi già nồng nàn trái tim yêu thương cuộc đời.Mạch cảm xúc thơ liền mạch từ mùa xuân của đất trời tới mùa xuân của lòng người cùng với thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết. Bên cạnh đó, lời thơ giản dị, gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp , giản dị ,gợi cảm ,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ. Bài thơ đã nhắn nhủ một thông điệp ý nghĩa tới mọi người: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.
Câu 4: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
Bài làm:
Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên thể hiện qua các phương diện:
Hình ảnh: Những câu thơ đầu mở ra không gian mùa xuân bao la thoáng đãng với bầu trời cao rộng và của dòng sông mêng mang tạo nên  một không gian trữ tình nên thơ. Không những thế hình ảnh " Một bông hoa tìm biếc" tạo nên nét chấm phá, thu hút ánh nhìn của con người, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mở.
Màu sắc: những sắc màu thật tươi tắn màu tím biếc của bông hoa, màu xanh của dòng sông, màu trắng tinh khôi của những giọt sương long lanh. Đó là những sắc màu tràn đầy sức sống của mùa xuân tươi đẹp.
Âm thanh: tiếng chim hót thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện như phá tan khoảng không gian yên tĩnh ấy. Tiếng chim ấy được tác giả sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác ví thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện hóa thành " giọt long lanh". Đây không chỉ là giọt âm thanh mà còn là giọt sương, giọt mưa xuân đang rơi dịu nhẹ.
Vẻ đẹp của đất nước trong hai câu thơ đầu:
Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tác giả sử dụng hình tượng rắt có ý nghĩa "lộc" trên lưng người ra đồng và "lộc" trên lưng người ra trận. Qua đó thể iện hai nhiệm vụ quan trọng nhất lúc bấy giờ nước chiến đâu bảo vệ tổ quốc ở tiền tuyến và sản xuất xây dựng đất nước ở hậu phương.
Lộc trên lưng của người cầm súng: chính là vòng lá nguỵ trang trên lưng người chiến sĩ, để che mắt kẻ thù và che mưa che nắng. Những vòng lá nguỵ trang ấy còn là biểu tượng cho hoà bình. Bước chân người chiến sĩ đi đến đâu ở đấy quân thù bị đánh tan hoà bình hạnh phúc yên vui lại trở về đến đấy.
Lộc trên lưng người ra đồng,Lộc trải dài nương mạ: lộc đó chính là bước chân người nông dân đi đến đâu mùa màng xanh tốt đến đấy “lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” một màu xanh no ấm.
Cảm xúc của tác giả:
Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên của đất nước, trong lòng tác giả rạo rực một niềm ngất ngây say mê. Âm điệu lời thơ thể hiện sự thân thương trìu mến ơi con chim chiền chiện gọi con chim hay gọi cả mùa xuân đang về, Thanh Hải như đang mở cả lòng mình để đón chào mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước ngày càng tươi đẹp phía trước
Câu 5: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc”. Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Bài làm:
Cả đoạn thơ cho ta thấy ước nguyện của tác giả nó chung và nguyện ước của tác giả dành cho mọi nguười nói riêng. Điệp ngữ "Ta làm... ta làm ..." được lặp lại đều đặn trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người; làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi ca cuộc sống, ngợi ca mùa xuân tươi đẹp; làm nhành hoa để dâng hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những điều đó thật đẹp nhưng không mới. Câu thơ: "Nốt trầm xao xuyến"  tạo nên cái riêng trong sự sáng tạo của Thanh Hải. Nốt trầm không phải là âm thanh lảnh lót cao vút làm cho người nghe dễ nhận biết, mà nó thuộc bè trầm chỉ làm nền cho bản nhạc. Dù là nốt trầm nhưng phải làm xao xuyến lòng người. Qua đó tác giả muốn nói cho dù chúng ta có làm những việc nhỏ bé nhưng cũng góp phần giúp cho đời, cho cuộc sống thêm đẹp. Tâm niệm của tác giả gửi gắm trong những vần thơ. Đó chính là nhiệt huyết, khát khao cống hiến cho đời của Thanh Hải. Cho dù có ở ''tuổi hai mươi" trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết,hay còn "khi tóc bạc" là đã “lão lai tài tận, sức tàn lực kiệt” dù vậy có một điều không bao giờ thay đổi đó là nhiệt tình đốì với cuộc sồng, lòng yêu đời sự say mê. Điệp ngữ dù là, dù là biểu hiện sự quyết tâm cao độ, đó là lời tự hứa chân thành sâusắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang ở trên giường bệnh phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng đáng quý biết bao.
Câu 6: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
Bài làm:
Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung đông trước cái đẹp của đất trời.
Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” k lí tưởnghác
Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
 PHẦN II. TIẾNG VIỆT
I. Khởi ngữ
Khái niệm: Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ: Về, đối, với
II. Các thành phần biệt lập
1. Khái niệm: là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu.
2. Các thành phần biệt lập
Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến ở trong câu
Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
Thành phần gọi - đáp: Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
Thành phần phụ chú:
 Khái niệm: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
 Dấu hiệu: thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
3. Luyện tập:
Câu 1. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
b) Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời.
 (Thanh Hải)
c) Bỗng nhận ra hương Ổi
   Phả vào trong gió se
   Sương chùng chình qua ngõ
   Hình như thu đã về.
 (Hữu Thỉnh)
d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào (Kim Lân)
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? (Nguyễn Huy Tưởng)
f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
 (Nguyễn Quang Sáng)
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
 (Nguyễn Thành Long)
Câu 2. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
Câu 3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Câu 4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau (Khánh Hoài)
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
Gợi ý đáp án
Câu 1. Vận dụng hiểu biết về đặc điểm và công dụng của các thành phần khỏi ngữ và các thành phần biệt lập, HS nhận diện các thành phần đó trong các câu đã cho.
a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.
b) Thành phần gọi – đáp: ơi.
c) Thành phần tình thái: hình như.
d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.
e) Thành phần cảm thán: chết nỗi.
f) Thành phần cảm thán: than ôi!
g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi.
h) Thành phần tình thái: thì ra.
Câu 2. HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,) và tạo khởi ngữ phù hợp.
Ví dụ: Câu có thể tạo thành các câu có khởi ngữ như sau:
– Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
– Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
– Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.
Câu 3. Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.
Câu 4. Nhận diện thành phần phụ chú và nêu ý nghĩa:
a) Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy
b) Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.
Câu 5. Đoạn văn yêu cầu thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em. Có thể chọn viết về một cảnh đẹp thiên nhiên hoặc một di tích lịch sử. Cần sắp xếp ý để viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, trong đó sử dụng ít nhất một câu có thành phần tình thái và một câu có thành phần cảm thán.
 PHẦN III. TẬP LÀM VĂN
 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chỉ ra vấn đề nghị luận trong các đề bài sau:
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý: Nghị luận về:
Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. So sánh yêu cầu của từng đề bài trên.
Gợi ý: Sự khác nhau về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ:
Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.
Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.
Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.
3. So sánh đề bài sau với các đề bài trên.
Con người trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Gợi ý: Đề bài này không đưa ra mệnh lệnh cụ thể (phân tích hay nêu suy nghĩ); dạng đề bài này có tính chất mở, đòi hỏi người viết phải tự vận dụng tổng hợp các thao tác cho có hiệu quả nhất.
4. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề bài để:
Xác định vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân;
Xác định yêu cầu (mệnh lệnh) của đề bài: nêu suy nghĩ.
Tìm ý: Vấn đề nghị luận biểu hiện trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) như thế nào? Nội dung nào là trọng tâm của vấn đề nghị luận? Em cần đưa ra suy nghĩ của mình về những nội dung nào của vấn đề nghị luận? Cần chứng minh cho nhận định của mình bằng những hình ảnh, chi tiết nào trong tác phẩm (hoặc đoạn trích)?
Chẳng hạn:
Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước như thế nào?
Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật nhất?
Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy một cách sinh động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật này? (tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói...).
Bước 2: Lập dàn bài
Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (hoặc đoạn trích) và vấn đề nghị luận:
Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;
Giới thiệu nhân vật chính của truyện - ông Hai;
Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.
(2) Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, thể hiện những nội dung khác nhau của vấn đề nghị luận, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể trong tác phẩm (hoặc đoạn trích); trình bày nhận định của mình về từng nội dung của vấn đề nghị luận.
Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:
Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;
Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;
Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng m

File đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_va_dap_an_on_tap_mon_ngu_van_9.docx