Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong việc vận dụng môn Sinh học 8

XÂY DỰNG HOẠT CẢNH - SƠ CỨU CẦM MÁU

+ 3 HS tay sách túi vừa đi vừa nói:

Bạn A: Sắp tới là tết Trung Thu, trường mình có tổ chức thi tỉa củ quả tạo hình con vật chắc sẽ vui lắm nhỉ?

Bạn B: Đúng rồi đấy! Mình cũng vừa mang được một ít hoa quả ở nhà đi hôm nay chúng mình cùng tập tỉa xem sao.

Em C: Em cũng mang đi mấy quả bưởi đây, lớp em muốn tạo hình con chó bông bằng bưởi các chị hướng dẫn em nhé!

Bạn A: Ý kiến hay đấy! nào chúng ta cùng làm đi!

+ 3 bạn cùng ngồi gọt bưởi.

Em C: vô ý làm đứt tay. Sợ quá vừa khóc vừa nói: Chết rồi! Các chị ơi! em bị đứt tay chảy máu rồi, phải làm sao bây giờ? Hay các chị đưa em sang trạm y tế đi, chảy máu nhiều em sợ lắm!

Bạn A: Trời ạ! (Dùng tay bịt chặt vết thương cho Em C). Em phải cẩn thận chứ, nhưng không sao, em cứ bình tĩnh. Dù sao các chị cũng đã học và biết cách sơ cứu cầm máu mà!

Bạn B: Cầm bông băng đến, vừa chạy vừa nói:

+ May quá mấy hôm nữa nhà trường tổ chức chuyên đề có nội dung sơ cứu cầm máu, bọn chị cũng đã chuẩn bị bông băng để thực hành. Em đưa tay đây chị băng vết thương cho.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong việc vận dụng môn Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT LỤC YÊN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC
THỰC HIỆN NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ 1
TỔ SINH - HÓA - ĐỊA - NGOẠI NGỮ
I. Thời gian: 14 h 30 ngày 10.12.2015
II. Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Thái Học.
III. Thành phần: Ban giám hiệu, GV tổ VS- TL, các thành viên trong tổ SHĐNN, nhân viên y tế và HS lớp 8A1+ 8A2.
IV. Nội dung: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong việc vận dụng môn Sinh học 8.
V. Tiến hành: 
1. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: 
	Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016.
Căn cứ kế hoạch năm học 2015 - 2016 của tổ chuyên môn về công tác thực hiện chuyên đề đã được nhà trường phê duyệt. 
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường. Hôm nay tổ Sinh - Hóa - Địa - Ngoại ngữ tổ chức thực hiện chuyên đề 1 năm học 2015 - 2016 “Rèn kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Sinh học 8” nhằm trau dồi chuyên môn cho giáo viên, đồng thời rèn kĩ năng sống cho học sinh khối 8.
Đến dự với buổi sinh hoạt hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu:
Cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh - Bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng.
Thầy giáo Phạm Ngọc Tuyên - Phó bí thư chi bộ, hiệu trưởng.
 Cô Bế Thị Nguyện – NV Y tế
Các thầy cô giáo trong trường cũng có mặt đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
Cùng toàn thể các em học sinh khối 8 cũng có mặt đông đủ. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
2. Sau đây tôi xin thông qua nội dung buổi sinh hoạt:
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu buổi sinh hoạt chuyên đề.
Giới thiệu Ban cố vấn.
Các đội tiến hành buổi sinh hoạt.
Văn nghệ.
	6. Ban cố vấn đánh giá kĩ năng thực hành của HS và trao quà cho các đội tham gia thực hiện.
	7. Đại biểu phát biểu chỉ đạo. 
	8. Tổng kết và rút kinh nghiệm.
3. Giới thiệu Ban cố vấn:
- Kính thưa các quý vị đại biểu!
- Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
 Để có những đánh giá xác thực giúp cho các em có thể tự tin vận dụng các kĩ năng trong cuộc sống tôi xin trân trong giới thiệu ban cố vấn:
Thầy giáo Phạm Ngọc Tuyên
2. Cô giáo Vũ Thị Hồng Hạnh
3. Cô Bế Thị Nguyện – NV Y tế
4. Các đội tiến hành sinh hoạt:
- Buổi sinh hoạt chuyên đề hôm nay chúng ta sẽ được xem 3 đội thể hiện tài năng của mình qua 3 phần:
Phần 1: Tự giới thiệu về đội.
Phần 2: Thể hiện tài năng.
Phần 3: Hiểu ý đồng đội.
Sau đây xin mời các các đội thực hiện phần I tự giới thiệu:
Trước tiên xin mời Đội “Sơ cứu cầm máu”
Sau đây là Đội “Sơ cứu và băng bó gãy xương”
Cuối cùng là đội “Hô hấp nhân tạo”
Tiếp theo chương trình các thầy cô và các quý vị đại biểu sẽ được thưởng thức một số hoạt cảnh thể hiện tài năng của các đội:
Xin mời bài thể hiện của đội : " Sơ cứu cầm máu"
( HS xây dựng hoạt cảnh về nguyên nhân chảy máu.
+ Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
+ Chảy máu động mạch
Sau đó các bạn trong nhóm tiến hành sơ cứu cầm máu cho bạn.) 
XÂY DỰNG HOẠT CẢNH - SƠ CỨU CẦM MÁU
+ 3 HS tay sách túi vừa đi vừa nói: 
Bạn A: Sắp tới là tết Trung Thu, trường mình có tổ chức thi tỉa củ quả tạo hình con vật chắc sẽ vui lắm nhỉ?
Bạn B: Đúng rồi đấy! Mình cũng vừa mang được một ít hoa quả ở nhà đi hôm nay chúng mình cùng tập tỉa xem sao.
Em C: Em cũng mang đi mấy quả bưởi đây, lớp em muốn tạo hình con chó bông bằng bưởi các chị hướng dẫn em nhé!
Bạn A: Ý kiến hay đấy! nào chúng ta cùng làm đi!
+ 3 bạn cùng ngồi gọt bưởi. 
Em C: vô ý làm đứt tay. Sợ quá vừa khóc vừa nói: Chết rồi! Các chị ơi! em bị đứt tay chảy máu rồi, phải làm sao bây giờ? Hay các chị đưa em sang trạm y tế đi, chảy máu nhiều em sợ lắm!
Bạn A: Trời ạ! (Dùng tay bịt chặt vết thương cho Em C). Em phải cẩn thận chứ, nhưng không sao, em cứ bình tĩnh. Dù sao các chị cũng đã học và biết cách sơ cứu cầm máu mà!
Bạn B: Cầm bông băng đến, vừa chạy vừa nói:
+ May quá mấy hôm nữa nhà trường tổ chức chuyên đề có nội dung sơ cứu cầm máu, bọn chị cũng đã chuẩn bị bông băng để thực hành. Em đưa tay đây chị băng vết thương cho.
+ Trước tiên, nhanh chóng dùng tay bịt chặt miệng vết thương lại trong vòng vài phút, cho tới khi máu không chảy ra nữa.
+ Sau đó dùng cồn iot sát trùng vết thương
+ Nếu vết thương lớn như thế này cần cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc lại.
Bạn B: Xong rồi em à! 
+ Em nhớ nếu băng xong vết thương vẫn bị chảy máu cần đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu đấy.
Em C: Vết thương của em không bị chảy máu nữa rồi chị a. Các chị giỏi thế? Sao các chị biết cách làm như vậy?
Bạn A: Các chị được học môn Sinh học em a. Sau này các em cũng được học như chị thôi. Nhưng lúc cô giáo dạy học và hướng dẫn thực hành chị là thành viên tích cực của lớp nên chị mới có kĩ năng sơ cứu như vậy. “Học là phải đi đôi với hành” em a. Ai mà tích cực học tập cũng sẽ giỏi thực hành ngay.
Em C: Nếu vết thương nhỏ ở ngón tay thì làm thế nào hả chị? 
Bạn A: Nếu vết thương nhỏ thì dùng miếng vải sạch buộc lại hoặc dùng miếng băng này băng lại (nói rồi giơ miếng băng lên, miếng này mua ở hiệu thuốc để dự phòng trong gia đình em ạ)
Em C: Nếu em bị vết thương lớn ở mạch máu cổ tay thì sao hả chị?
Bạn A: Nếu là chảy máu động mạch ở tay hoặc chân thì cần garo em ạ. 
Trước tiên, xác định vị trí động mạch phía trên vết đứt, rồi ấn mạnh khoảng vài phút để ngừng chảy máu. Dùng 1 dây vải mềm hoặc dây cao su, buộc phía trên vết đứt khoảng 1 cm về phía tim, với lực ép đủ để cầm máu. Có thể sát trùng vết thương, rồi đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại. Sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất. Chú ý: sau khi garo, cứ sau 15 phút lại nới dây garo ra rồi buộc lại để tránh bị hoại tử do các mô dưới vết buộc bị thiếu oxi và các chất dinh dưỡng.
Em C: Em cảm ơn các chị! May mà hôm nay có các chị giúp em. Thôi em về đây! Chúc các chị thực hành chuyên đề thành công nhé!
Bạn B: Tạm biệt! Từ nay làm gì cũng phải cẩn thận em nhé!
Tiếp theo là phần thể hiện của đội “Sơ cứu và băng bó gãy xương”
Sơ cứu và băng bó cho người ngã gãy xương: HS xây dựng hoạt cảnh chơi trò chơi “nhảy ngựa” sau đó 1 HS bị ngã gãy xương. Các bạn cùng chơi tiến hành sơ cứu và băng bó cho bạn.
XÂY DỰNG HOẠT CẢNH 
" SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG"
- 4 học chơi trò chơi “Nhảy ngựa”.	
- 1 HS sơ ý bị chệch chân, bạn D ngã chống tay xuống đất bị gãy tay trái.
Bạn D: Lấy tay phải đỡ tay trái nói: Ôi đau quá! 
Bạn A, B, C chạy lại giúp bạn.
Bạn A: Nâng tay bạn D lên kiểm tra xong nói: Theo kiến thức được học mình biết, có thể bạn D đã bị gãy xương cẳng tay rồi đấy!
Bạn B: Đúng rồi đấy! 
Bạn C: May quá nhóm mình đã có 1 bộ sơ cứu cho người gãy xương để chuẩn bị cho tiết thực hành sắp tới. 
Bạn A, B, C cùng dắt bạn D ngồi yên trên ghế.
Bạn A: Dùng khăn lau nhẹ nhàng vết thương rồi nói: Bây giờ chúng mình cùng sơ cứu cho D.
Bạn B: Đặt nẹp gỗ đặt vào phía dưới chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng miếng gạc ở chỗ đầu xương. Sau đó buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. 
Bạn A: Để mình băng bó cố định cho bạn. Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay. Dùng dây đeo cẳng tay vào cổ (sao cho cẳng tay vuông góc với cánh tay).
Bạn B: Bây giờ bạn C đưa D ra trung tâm y tế để bác sĩ khám và xử lí kịp thời.
Và cuối cùng là phần thể hiện của đội “Hô hấp nhân tạo”.
 HS tạo hoạt cảnh về nguyên nhân đuối nước. Sau đó tiến hành các bước cứu người đuối nước:
+ Loại bỏ các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.
+ Tiến hành hô hấp nhân tạo theo 2 phương pháp:
- Phương pháp ấn lồng ngực.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim.
XÂY DỰNG HOẠT CẢNH - CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC
+ 3 học sinh đi chơi, trời nóng rủ nhau xuống hồ tắm (1 bể bơi mini)
+ Bạn A: Trời nóng thế này mà nhảy xuống hồ bơi thì thích lắm nhỉ?
+ Bạn B: Đúng đấy! Lâu lắm rồi mình cũng chưa được bơi, hôm nay bơi thử xem sao.
+ Bạn C: Trần chừ, nói: Nhưng mà mình chẳng biết bơi, xuống nước mình sợ chết đuối lắm!
+ Bạn A: Đồ nhát gan, cứ thế thì chẳng bao giờ biết bơi cả. Cứ nhảy xuống đi, phải được uống nước thì khác biết bơi hết.
+ Bạn B: A nói chí lí, ngày trước không vì cái vụ anh hàng xóm ném mình xuống ao gần nhà, xuýt chết đuối, may mà có người cứu. Từ hôm đó mình quyết tâm phục thù, tập bơi nên giờ mới biết bơi đấy.
+ Bạn A và B: thì thầm to nhỏ với nhau 1 lúc rồi A nói: C à! Bây giờ bọn mình quyết định sẽ giúp cậu biết bơi nhé!
+ Bạn C tỏ ra hoảng hốt, định bỏ chạy, nhưng bị 2 bạn lôi lại.
+ Bạn A và B cùng khiêng C quẳng xuống hồ.
+ Bạn C giơ tay chới với, một lúc sau kêu to: Cứu tôi với! Cứu tôi với!
+ Bạn A và B nghe thấy vậy nhưng vẫn mặc kệ. B nói: Cứ để cậu ấy uống nước 1 lúc đi.
+ Bạn C: tiếp tục giơ tay và kêu nhưng lúc này giọng yếu dần. Và rồi không giơ tay được nữa.
+ Lúc này A và B rủ nhau: Chắc ổn rồi đấy, chúng mình lại xem sao đi.
+ Đi đến gần A hỏi C: C ơi! đã biết bơi chưa?
+ Không thấy C có động tĩnh gì, cả 2 cùng hốt hoảng gọi: C ơi! C ơi!.....
+ Bạn A bảo B: Để mình nhảy xuống cứu C, có gì bạn ở trên trợ giúp nhé!
+ Nói rồi A nhảy xuống và ôm ngang người C kéo lên bờ.
+ Bạn B nói: C bị uống quá nhiều nước rồi đấy! để mình xử lí cho nước ra khỏi phổi đã.
+ Bạn B: cầm lấy 2 chân C xốc ngược phía sau lưng và chạy 2 vòng cho nước ra khỏi phổi.
+ Bạn B đặt C nằm ngửa xuống rồi dùng tay đặt phía trước mũi C kiểm tra và nói: C vẫn chưa thở. 
+ Bạn A ghé tai nghe nhịp tim C và nói: Tim cũng không đập.
+ Bạn A: tiến hành hô hấp nhân tạo cho C. Kê 1 chiếc gối ngang lưng C, đặt đầu C ngửa ra sau nhưng hơi nghiêng sang 1 bên, sau đó ngồi quỳ gối phía trên đầu C. Cầm lấy 2 cẳng tay C giơ ngược lên trên phía đầu, sau đó co 2 tay lại và đặt lên ngực C rồi ấn 1 cái vừa phải để không khí trong phổi bị ép ra. Làm liên tục như vậy khoảng 12 nhịp/phút.
+ B kiểm tra hơi thở của C rồi nói: Vẫn chưa được A ạ.
+ Bạn B: dùng 1 tay banh miệng C ra, 1 tay bịt mũi C lại và hít 1 hơi thật sâu rồi thổi nhanh vào miệng C. Làm kiên tục như vậy khoảng 15 – 20 nhịp/phút.
+ Bạn A: kết hợp xoa bóp tim cho C. Làm như vậy đến khi nào thấy C tỉnh lại thì thôi.
+ Khi thấy C tỉnh lại, A nói: Cậu tỉnh rồi a, may quá! Hôm nay cậu có mệnh hệ gì chắc bọn mình ân hận lắm đó. Cậu thấy trong người thế nào?
+ Bạn C: Mình thấy hơi mệt. Nhưng cũng may mà 2 cậu đã cứu mình. 
+ Bạn A: Các cậu thấy chưa? Lợi ích của việc học là như thế này đó. Giờ mình mới thấm thía lời thầy cô dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, Nếu không vì những bài học của thầy cô thì hôm nay làm sao mình có thể biết cách cứu bạn như vậy.
+ Bạn B nói: Đúng rồi! từ nay chúng mình thi đua học tập và đừng quên vận dụng kiến thức vào cuộc sống, đó là những kĩ năng sống không thể thiếu được các bạn ạ. Thôi! đây cũng là bài học nhớ đời, cũng chỉ vì thiếu suy nghĩ nên bọn mình mới hành động như vậy, cậu cho bọn mình xin lỗi nhé!
+ Bạn C: khẽ gật đầu tỏ vẻ vẫn giận dỗi 2 bạn.
+ Bạn A nói: Thôi giờ C vẫn còn mệt, chúng mình đưa bạn sang trạm y tế đi, để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của C thế nào.
+ Nói xong A và B nâng C lên cáng và đưa bạn đi.
*Để hiểu thêm về các dụng cụ dùng trong sơ cứu, hô hấp và băng bó chúng ta sẽ chuyển qua phần 3: “Hiểu ý đồng đội”
Luật thực hiện như sau: Mỗi đội cử 1 bạn lên lần lượt sờ vào 1 vật trong hộp, sau đó gợi ý cho các bạn dưới để các bạn đoán được chính xác tên đồ vật đó. Chú ý: Người gợi ý không được dùng từ diễn đạt trùng tên với tên đồ vật đó để gợi ý cho đồng đội của mình.
Ví dụ: Đáp án là “dây garô” các bạn có thể gợi ý là: Đây là 1 thứ để buộc khi bị chảy máu động mạch cổ tay hoặc cổ chân.
Nếu đội nào tìm được đáp án thì vật đó được bỏ ra khỏi hộp.
Nếu đội nào không tìm được đáp án thì vật đó được để lại trong hộp cho đội kia giành phần chơi. Mỗi đồ vật đoán đúng tên được tính 1 điểm.
Kết thúc phần chơi đội nào nhiều điểm hơn đội đó giành chiến thắng.
* Cuộc chơi bắt đầu.................................................
5.Tiếp theo chương trình xin gửi đến các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh tiết mục văn nghệ. Sau đây xin mời các bạn tự giới thiệu. 
....................
6. Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu Cô Bế Thị Nguyện – NV Y tế đại diện ban cố vấn lên có ý kiến đánh giá kết quả của các đội.
* Cảm ơn ban cố vấn........
* Sau đây xin mời đại diện 2 lớp lên nhận phần thưởng của các thầy cô giáo giành cho các em. Xin trân trọng kính mời cô Vũ Thị Hồng Hạnh- Phó hiệu trưởng nhà trường lên trao cho các em.
7. Phát biểu chỉ đạo:
* Đến dự với chúng ta hôm nay, rất vinh dự được đón tiếp thầy hiệu trưởng Phạm Ngọc Tuyên. Sau đây tôi xin trân trọng kính mời thầy lên phát biểu ý kiến.
* Thay mặt cho các thầy cô giáo và các em học sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu và đánh giá của thầy hiệu trưởng. Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng hết mình cùng các thầy cô và các em rèn luyện và học tập chăm chỉ đạt kết quả cao xứng đáng là con ngoan trò giỏi, phấn đấu đạt kết quả tốt cho học kỳ I sắp tới.
* Thay mặt cho các thầy cô giáo xin ghi nhận sự cố gắng của các em học sinh đã đem lại sự thành công cho buổi sinh hoạt chuyên đề ngày hôm nay. Qua buổi chuyên đề ngày hôm nay hi vọng sau sày các em sẽ vận dụng những kiến thức của môn sinh học thành kĩ năng sống cho bản thân và ý nghĩa hơn nữa khi mỗi chúng ta đây sẽ trở thành “bác sĩ nhí” để phục vụ cho chính mình, cho người thân và cộng đồng.
Thay mặt cho tổ SHĐ NN xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe các vị đại biểu, các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học sinh đã đến dự. Xin kính mời các vị đại biểu, các thầy cô giáo vào văn phòng cùng tọa đàm, rút kinh nghiệm.
 Minh Xuân, ngày 10 tháng 12 năm 2015
 T/M tổ chuyên môn
 Tổ trưởng
 Tạ Thị Dung

File đính kèm:

  • docxChuyen_de_giao_duc_ki_nang_song.docx