Giáo án Sinh học 8 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

 Bài 23: THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Biết được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

2. Kỹ năng

Thực hành nhận biết

3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh :yêu mến môn học tìm hiểu khoa học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.

- Học sinh: chuẩn bị theo nhóm: chiếu cá nhân, gối cá nhân , bông, gạc

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Nội dung bài mới:

Có thể cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2015
Tiết thứ 25	Tuần 13
Bài 22. VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nắm được cách bảo vệ, vệ sinh hô hấp đối với bản thân và người thân. 
- Biết được các tác nhân gây ra và tác hại từ đó biết cách luyện tập hợp lý.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh: không làm ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? Vậy nguyên nhân đó là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại
- Cho học sinh đọc thông tin SGK trang 72 và dựa vào bảng 22 cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Không khí có thể bị ô nhiễm và gây hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân nào? 
+ Hãy đưa ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về các tác nhân và biện pháp bảo vệ hô hấp.
Hoạt động 2: Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
- Cho học sinh đọc mục thông tin n SGK trang 72 và 73 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 73:
+ Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giả số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
 + Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khoẻ mạnh.
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- GV chốt lại kiến thức.
- Đọc thông tin SGK và dựa vào bảng 22, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Đọc mục thông tin n và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra. Dung tích phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển. Vì vậy cần luyện tập đều từ bé.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời: Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.
I. Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại
- Những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp: bụi, Nitơ oxit, Lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại (nicôtin,..), các vi sinh vật gây bệnh.
- Cần xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch ít ô nhiễm bằng các biện pháp như trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm việc hay hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
II. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh bằng cách luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
4. Củng cố
Tại sao phải trồng nhiều cây xanh để làm gì?
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
- Trả lời câu hỏi SGK trang 73.
- Học bài và đọc mục “Em có biết”?
- Xem trước nội dung: “Bài 23. Thực hành hô hấp nhân tạo”.
VI. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ 26	Tuần 13
 Bài 23: THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
2. Kỹ năng
Thực hành nhận biết 
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh :yêu mến môn học tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: chuẩn bị theo nhóm: chiếu cá nhân, gối cá nhân , bông, gạc
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Nội dung bài mới:
Có thể cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Những nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp? 
+ Cách khắc phục?
- GV Nhận xét và kết luận các câu hỏi.
Hoạt động 2: Tập cứu nạn nhân bị ngừng hộ hấp đột ngột
1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
- Treo tranh phóng to hình ảnh minh họa cho các bước.
- Lưu ý:
+ Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.
+ Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
2. Phương pháp ấn lồng ngực.
- Treo tranh phóng to hình ảnh minh họa cho các bước.
- Lưu ý: 
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang 1 bên.
+ Dùng 2 tay và sức nặng thân thể ấn vào phần ngực dưới nạn nhân theo từng nhịp.
+ Cũng thực hiện khoảng 12 – 20 nhịp/phút như tư thế nằm ngược.
- Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: 
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình các bước.
- Quan sát hình các bước.
- Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp: 
+ Trường hợp chết đuối.
+ Trường hợp điện giật
+ Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khí để thở hay môi trường có nhiều khí độc.
* Cách khắc phục hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Có 2 phương pháp hô hấp nhân tạo:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
+ Phương pháp ấn lồng ngực.
4. Củng cố
- GV nhận xét đánh giá giờ thực hành.
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
- Viết bài thu hoạch bằng cách trả lời các câu hỏi trang 77.
- Xem trước nội dung: “Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt tuần 13
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
Nguyễn Hữu Lĩnh
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuần 13 lớp 8.doc