Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Phân biệt được sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường ngoài và sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn kỹ năng quan sát và liên hệ thực tế. Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

b. Năng lực riêng:

- Mô tả sơ đồ, phân tích hình, liên hệ thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Tranh ảnh liên quan, phim.

2. Học sinh: Kiến thức liên quan.

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
Tiết 31
Bài 30: VỆ SINH TIÊU HOA. BÀI TẬP.
Ngày soạn:17/12/2018
Ngày dạy: 19/12/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về cấu tạo cũng như chức năng hệ vận động, hệ hô hấp , hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. Mối quan hệ hoạt động giữa các cơ quan nói trên. 
- Củng cố lại kiến thức cho học sinh
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh về các bài tập khó.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp kiến thức và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế cuộc sống vệ sinh cơ thể.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b. Năng lực riêng:
- Liên hệ thực tế về vệ sinh cơ thể.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi bài tập
2. Học sinh: Kiến thức đã học.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên khái quát kiến thức cơ bản trong từng chương sau đó đưa ra những câu hỏi khó trong các chương 1, 2, 3, 4 để học sinh thảo luận –GV kết luận về kiến thức
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS theo dõi và nêu vấn đề bài học
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Bài tập chương
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Câu 1: Hãy nêu cấu tạo và chức năng của nơ ron thần kinh?
Câu 2: Phản xạ là gì? so sánh sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ?
Câu 3: Bộ xương người có cấu, tính chất tạo rất phù hợp với chức năng: bảo vệ, vận động và nâng đỡ cơ thể như thế nào?
Câu 4: Đặc điểm cấu tạo nào cuả tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Câu 5: Vì sao maú lại vận chuyển được trong hệ mạch?
Câu 6: Hãy chứng minh tim có cấu tạo phù hợp với chức năng co bóp và đẩy máu đi nuôi cơ thể?
Câu 7: Hô hấp thường khác hô hấp sâu như thế nào?
Câu 8 : Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? những loại thức ăn nào còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
Câu 9 : Nêu những đặc điểm chứng tỏ niêm mạc ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Bài tập chương
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS trao đổi nhóm và ghi lại câu trả lời vào giấy nộp cho giáo viên.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I.Bài tập chương	
Câu 1,2
-Gồm thân và tua
-Cảm ứng và dẫn truyền
-Khác nhau : vòng phản xạ gồm có xung thần kinh thông báo ngược và xung thần kinh li tâm điều chỉnh 
Câu 3,4
Cấu tạo: gồm 3 loại xương xương dài xương ngắn, xương dẹt. Đặc biệt xương dài hình ống to khỏe phù hợp với chức năng nâng đỡ, xương dẹt thường tạo nên các khoang rỗng bảo vệ các cơ quan nọi tạng bên trong cơ thể. Các khớp xương đặc biệt là khớp động phù hợp với chức năng vận động cơ thể.
-Bắp cơ gồm nhiều bó cơ , bó cơ gồm nhiều sợi cơ, sợi cơ sồm nhiều tơ cơ. tơ cơ có hai loại: tơ cơ dày và tơ cơ mảnh 
-Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại
Câu 5,6
-Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong hệ mạch- Sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch
-Tim gồm các ngăn tim, giữa các ngăn tim có thành tim dày mỏng khác nhau để bơm máu tới các vùng khác nhau trên cơ thể
-Trong tim có các van tim giúp máu lưu thông tuần hoàn theo 1 chiều nhất định
Câu 7
-Hô hấp sâu: thể tích khí ra vào phổi lớn hơn, có sự tham gia của tất cả các cơ hô hấp, là phản xạ có điều kiện
Câu 8,9
-Là hoạt động biến đổi thức ăn về mặt hóa học. Các loại thức ăn cần tiêu hóa ở ruột non là G,L,P
-Ruột non dài, có nhiều lông ruột, có nhiều mao mạch máu, mach bạch huyết, có nhiều nếp gấp
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1/ Chất nào dưới đây được xếp vào nhóm chất hữu cơ
A/ Lipit , nước B/ Gluxit , nước C/ Gluxit , prôtêin D/ Muối khoáng , Vitamin
2/ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế :
A/ Phá huỷ tế bào cơ thể nhiễm bệnh B/ Thực bào C/ Tiết ra kháng thể 
D/ Cả A ,B,C đúng
3/ Trong máu , thể tích của huyết tương chiếm tỷ lệ :
A/ 35% B/ 45% C/ 55% D/ 65 %
4/ Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phổi :
A/ Xoan mũi B/ khí quản C/ Phế nang D/ Phế quản
5/ Khói thuốc lá có tác hại
A/ Có thể gây ung thư gan B/ Có thể gây ung thư phổi C/ Có thể gây ung thư dạ dày
D/ Có thể gây ung thư thận
 6/ Chất nào sau đây không bị biến đổi hoá học trong tiêu hoá :
A/ Prôtêin B/ Lipit C/ Muối khoáng D/ Axit nuclêic
 7/ Bộ phận không có biến đổi hoá học thức ăn :
A/ Miệng B/ Thực quản C/ Dạ dày D/ Ruột non
Kể các bệnh về hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa ở người.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu câu HS trả lời câu hỏi theo nhóm
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm trả lời câu hỏi
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhiệm vụ ở nhà
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong SBT
Tuần 16 
Tiết 32
Chương VI
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT
Ngày soạn:18/12/2018
Ngày dạy: 20/12/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Phân biệt được sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường ngoài và sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn kỹ năng quan sát và liên hệ thực tế. Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
b. Năng lực riêng:
- Mô tả sơ đồ, phân tích hình, liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh ảnh liên quan, phim.
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Có những tác nhân chính nào gây hại cho hệ tiêu hóa ?
Muốn bảo vệ tốt cho hệ tiêu hóa ta phải làm gì ?
Em hiểu như thế nào là trao đổi chất? Vật không sống có trao đổi chất không ? trao đổi chất ở người diễn ra như thế nào ? GV dẫn vào bài mới.
- GV hướng dẫn HS: SGK tr. 100.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời trao đổi và bài mới
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV treo hình 31.1 lên bảng yêu cầu HS quan sát vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi: 
 ? Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào ?
- GV goi đại diện của từng nhóm đọc lần lược 5 câu hỏi SGK tr. 100 và yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV kẻ bảng: 31.1 lên bảng gọi đại diện từng nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức bằng cách đưa bảng phụ ghi nội dung cho HS so sánh với kết quả của mình và chữa bài.
- GV có thể cho điểm 1-2 nhóm có kết quả tốt.
- GV phân tích thêm vai trò của sự trao đổi chất.
Lồng ghép tích hợp : Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn , nước muối khoáng . Qua quá trình tiêu hoá , cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình , đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn . Hệ hô hấp Oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbonic . Đó là sự trao đổi chất ở cơ thể đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển . Nếu không có sự TĐC , cơ thể không tồn tại được . Ở vật vô cơ , sự TĐC chỉ dẫn tới biến tính và huỷ hoại . Vì vậy TĐC ở sinh vật là đặc tính cơ bản của sự sống
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần thảo luận của HS chốt lại kiến thức à KL
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 31.2 thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi cuối tr. 100.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS, liên hệ thực tế và yêu cầu HS rút ra mối quan hệ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 31.2. trả lời câu hỏi:
 ? Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực hiện như thế nào ?
 ? Trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực hiện như thế nào ?
 ? Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát kỹ H. 31.1. cùng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm ghi nhớ kiến thức.
- HS: Lấy các chất cần thiết vào cơ thể. Thải cặn bả ra ngoài.
- Đại diện của từng nhóm đọc.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi SGK bằng cách lên bảng ghi nội dung vào bảng phụ.
- Các nhóm còn lại theo dỗi bổ sung.
- HS so sánh và tự sửa chữa.
- HS ghi nhớ kiến thức
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hình 31.2 thảo luận theo nhóm để trả lời được câu hỏi SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dỗi bổ sung.
 - Yêu cầu:
 + Máu mang ôxi và chất dinh dưỡng qua nước mô đến tế bào.
 + Hoạt động của tế bào tạo ra năng lượng, khí các bonic, chất thải
 + Các sản phẩm đó qua nước mô, vào máu à hệ hô hấp, bài tiết à thải ra ngoài.
- HS rút ra kết luận
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức ở mục 1-2 để trả lời.
- Các nhóm thảo luận cử đại diện.
 + Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: là sự trao đổi giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy chất dinh dưỡng và ôxi cho cơ thể.
 + Trao đổi chất ở cấp độ tế bào: là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên trong.
 + Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết.
- HS dựa vào phần trả lời của các câu hỏi để rút ra kết luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.	
PHT
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:
- Chất dinh dưỡng và ôxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy đưa đến các cơ quan thải ra ngoài.
- Sự trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong.
III.Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
-Trao đổi chất ở hai cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Hệ cơ quan
Vai trò trong sự trao đổi chất
-Tiêu hóa
-Hô hấp
-Bài tiết
-Tuần hoàn
- Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải cặn bả ra ngoài.
- Lấy khí ôxi và thải khí cácbonic.
- Lọc từ máu các chất thải và bài tiết qua nước tiểu.
- Vận chuyển ôxi và chất dinh dưởng tới tế bào và vận chuyển khí cacbonic tới phổi, các chất tới cơ quan bài tiết. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Ở cấp độ cơ thế sự trao đổi chất diễn ra như thế nào ?
- Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể ?
- Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
Bản thân em trong 1 ngày trao đổi những gì với môi trường bên ngoài?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi và trả lời nhanh các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi vào vở bài tập.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài :
 + Đọc trước bài mới.
 + Trả lời trước các câu hỏi có trong bài.
 + Kẻ trước hình 32.1 vào vở bài học.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhiệm vụ câu hỏi BT ở nhà
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi trong SBT

File đính kèm:

  • docxTUAN16.docx