Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 6: Áp suất - Năm học 2018-2019
Năng lực hình thành:
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Trao đổi kiến thức(X1)
Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống (X2)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1)
TUẦN 6 TIẾT 6 ÁP SUẤT Ngày soạn: 26/09/2018 Ngày dạy: 01/10/2018 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị từng đại lượng trong công thức. 2. Kỹ năng: Làm TN xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố diện tích bị ép (S) và áp lực(F). Vận dụng được công thức: p = để giải các bài toán có thể tìm áp suất, hoặc áp lực, hoặc diện tích bị ép. Lấy ví dụ về cách làm tăng, giảm áp suất 3. Thái độ: Làm ra các vật có thể tăng áp suất hoặc có thể giảm áp suất Ổn định, chú ý lắng nghe giản bài, hoàn thành được TN. 4. Kiến thức liên môn: Môn thể dục, môn sinh học . Định hướng phát triển năng lực : * Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. II. Chuẩn bị: GV: 1 khay đựng cát hoặc bột. Thỏi thép hình hộp chữ nhật. Bảng 7.1SGK. HS: Đọc trước nội dung bài học và kẻ bảng 7.1 vào vở. III. Tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra 15 phút Đề: Câu 1: a. Thế nào là hai lực cân bằng? b. Một vật có khối lượng 0,4kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Chọn tỉ xích 2N ứng với 1cm. Câu 2: Một vận động viên đua xe đạp đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau: Quãng đường từ A đến B đi mất 1 giờ 15 phút với vận tốc 30km/h. Quãng đường từ B đến C đi được 10km trong giờ. Hãy tính vận tốc trung bình cả quãng đường đua? Đáp án: Câu 1: a (4đ). Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau. b (2đ). m = 0,4kg P = 10.m = 4 N Q P 2N Câu 2 (4đ) Tóm tắt t1 = 1h15' = v1 = 30km S2 = 10km t2 = vtb = ? Quãng đường AB dài là: Từ công thức S = v.t = 30. =37,5 (km) Vận tốc trung bình cả quãng đường đua là: (km/h) 3. Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Khởi động - GV Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm. Còn ôtô nhẹ hơn lại có thể bị lún bánh? Để hiểu rõ, ta vào bài học hôm nay Hs nghe giới thiệu và tìm hiểu các vấn đề gv đặt ra để trả lời và vào bài học 1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập 2. Kỹ thuật dạy học: "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra. *Hình thành kiến thức: Hoạt động 2: Tìm hiểu áp lực là gì? 1. Mục tiêu. Phát biểu được định nghĩa áp lực. Xác định được áp lực và lấy được ví dụ về áp lực 2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm đạt được: HS phát biểu được định nghĩa áp lực. Xác định được áp lực và lấy được ví dụ về áp lực Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Người đứng, bàn, tủ đặt trên nền nhà đều tác dụng lên nền nhà một lực, lực đó ta gọi là áp lực lên nền nhà GV: Vậy áp lực là gì? GV: Em hãy lấy một ví dụ về áp lực GV: Hãy quan sát hình 7.3 a,b và trả lời câu C1 HS trả lời. HS lấy ví dụ. HS trả lời C1. I. Áp lực là gì? Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C1: a. Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường. b. Cả hai lực. Năng lực hình thành: Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1) Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3) Trao đổi kiến thức(X1) Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống (X2) Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5) Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý (C1) Hoạt động 3:Tìm hiểu về áp suất. 1. Mục tiêu. Phát biểu được định nghĩa áp suất.Viết được công thức tính áp suất, nêu tên và các đại lượng có mặt trong công thức .Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật. 2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm đạt được: Đạt được mục tiêu đề ra Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Để biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tốc nào ta nghiên cứu thí nghiệm sau: GV: Treo bảng so sánh lên bảng H? Quan sát TN và hãy cho biết các hình (1), (2), (3) thì ở hình nào khối kim loại lún sâu nhất? GV: Dựa vào TN đó và hãy điền dấu >, =, < vào bảng? GV: Như vậy tác dụng của áp lực càng lớn khi nào? Và diện tích nó như thế nào? H?Vậy áp suất là gì? H?: Công thức tính áp suất là gì? GV: Đơn vị áp suất là gì? Làm TN như hình 7.4 SGK HS: Lên bảng điền vào bảng và rút ra nhận xét. HS: trả lời cá nhân. HS: N/m2, Paxcan (Pa) 1Pa =1N/m2 II. Áp suất: 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào. C2: F2> F1 S2 = S1 h2 > h1 F3 = F1 S3 < S1 h3 > h1 * Kết luận: (1) Càng mạnh (2) Càng nhỏ 2. Công thức tính áp suất: Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. p = Trong đó: p: là áp suất (N/m2) F: áp lực (N) S: Diện tích bị ép (m2) Năng lực hình thành Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4) Thu thập tông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3) Vận dụng sự tương tự để xậy dựng kiến thức vật lý (P4) Xác định đươc trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý(C1) Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của TN(C5) Hoạt động 4: Tìm hiểu bước vận dụng: 1. Mục tiêu. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp về tăng, giảm áp suất và vận dụng công thức để giải bài tập 2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm đạt được: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp về tăng, giảm áp suất và vận dụng công thức để giải bài tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng hoặc giảm áp suất? GV: Hãy lấy VD cho mỗi trường hợp GV: Cho hs đọc SGK GV: Dựa vào kết quả tính toán hãy giải thích câu hỏi đầu bài? HS: Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất HS: Đọc và thảo luận 2 phút trả lời cá nhân C4 HS: Tóm tắt bài này HS: Lên bảng giải HS: Áp suất ôtô lớn hơn nên ôtô bị lún. III. Vận dụng: C4: *Trường hợp tăng áp suất: Có thể tăng áp lực và giảm diện tích bị ép VD: Lưỡi dao mỏng dễ thái hơn lưỡi dao dày. * Trường hợp giảm p suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép VD: Các móng nhà thường làm to hơn bức tường C5: Tóm tắt: Fx = 340.000N Sx = 1,5 m2 Fo = 20.000 N So = 250 cm2 =0,025m2 Giải: Áp suất xe tăng: p1===226666,6(N/m2) Ap suất ôtô p2===800.000 (N/m2) Vì áp suất của ôtô lớn hơn áp suất của xe tăng nên ôtô bị lún. Năng lực hình thành: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1). Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (X6). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý (X8). IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh: Nội Dung Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Áp suất (K1)áp lực là gì? áp suất là gì .viết công thức tính áp suất (K1) Em hãy nêu cách làm tăng áp suất? cho ví dụ. Em hãy nêu cách làm giảm áp suất? cho ví dụ . (K4) Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104Pa. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính khối lượng của người đó. Hãy giải thích tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn? V. Hướng dẫn về nhà. Bài vừa học: Học thuộc phần ghi nhớ. Làm BT 7.1 đến 7.13 SBT Bài sắp học: Áp suất chấ4t lỏng bình thông nhau. * Câu hỏi soạn bài: Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? VI. Rút kinh nghiệm bổ sung. .........................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_8_tiet_6_ap_suat_nam_hoc_2018_2019.doc