Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 15: Công cơ học - Năm học 2018-2019

1. Mục tiêu: Học sinh nắm được công thức tính công.

2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Khăn trải bàn”, Kỹ thuật "Phản hồi tích cực"

3. Hình thức tổ chức hoạt động:vấn đáp gv hỏi và hs trả lời.

4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.

5. Sản phẩm đạt được: Hs nắm được công thức tính công và vận dụng để giải các bài tập cụ thể .

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 15: Công cơ học - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 
TIẾT 15
CÔNG CƠ HỌC
Ngày soạn: 28/11/2018
Ngày dạy: 03/12/2018 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công
- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực.
- Nêu được đợn vị đo công
2 Kỹ năng:
Vận dụng công thức A = F. S để giải các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng và tìm đại lượng còn lại.
- Phân biệt được công thực hiện trong thực tế và công cơ học
3. Thái độ 
Hứng thú trong học tập khi phân biệt được công trong thực tế và công cơ học nhưng trong hai trường hợp này đều là những dạng năng lượng.
4. Kiến thức liên môn: Môn Toán, môn sinh học, môn thể dục.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ H13.1; H13.2 SGK.
Hoc sinh: Nghiên cứu kĩ SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Khi nào vật nổi khi nào vật chìm, khi nào vật lơ lửng? Tại sao khi thả vào nước, hòn bi gỗ nổi, hòn bi sắt chìm? Chữa BT 12.2 SBT?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
*Giới thiệu bài: Trong đời sống hằng ngày người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, em học sinh ngồi học bài và con bò đang kéo xe ...đều đang thực hiện công.không phải công trong các trường hợp này đều là công cơ học.vậy công cơ học là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Các câu trả lời của các em có đúng không chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào có công cơ học:
1.Mục tiêu. Nêu được khi nào thì có công cơ học.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Phản hồi tích cực"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh nắm được khi nào thì có công cơ học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Cho hs đọc phần nhận xét ở SGK.
GV: Treo hình 13.1 lên bảng
GV: Trong trường hợp này thì con bò đã thực hiện được công cơ học
GV: Treo hình vẽ hình 13.2 lên bảng
GV: Giảng cho hs rõ trong trường hợp này, người lực sĩ không thực hiện được công
GV: Như vậy khi nào có công cơ học?
GV: Em hãy lấy một ví dụ khác ở SGK về việc thực hiện được công?
GV: Cho hs điền vào phần “kết luận” ở sgk
GV: Cho hs thảo luận C3
GV: Vậy trường hợp nào có công cơ học?
GV: Tương tự cho hs thảo luận C4 trong 2 phút
GV: Trong các trường hợp đó thì lực nào thực hiện công?
HS: 1 em đọc.
HS: Quan sát
HS: Quan sát
HS: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời
HS: Tìm ví dụ như đá banh 
HS: Lực ; chuyển dời
HS: Thảo luận nhóm trong 2 phút
HS: Trường hợp a, c, d.
I. Khi nào có công cơ học.
1. Nhận xét:
C1: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời theo phương của lực
2. Kết luận:
(1) Lực
(2) Chuyển dời
3. Vận dụng:
C3: Trường hợp a,c,d
C4: a. Lực kéo đầu tàu
 b. Lực hút trái đất
 c. Lực kéo người công nhân.
Năng lực hình thành: 
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1).
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2).
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3).
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính công.
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được công thức tính công..
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Khăn trải bàn”, Kỹ thuật "Phản hồi tích cực"
3. Hình thức tổ chức hoạt động:vấn đáp gv hỏi và hs trả lời.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Hs nắm được công thức tính công và vận dụng để giải các bài tập cụ thể .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Công của lực được tính bằng công thức nào?
GV: Hãy nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
H? Nếu công do trọng lực sinh ra thì công đó được tính như thế nào?
GV: Hướng dẫn hs trả lời C5
GV: Một quả nặng có KL 2kg rơi ở độ cao 6m. Hãy tính công của trọng lực.
GV: Tại sao không có công của trọng lực trong trường hợp hòn bi lăn trên mặt đất?
HS: A = F.S
HS: Lên bảng thực hiện
HS: A=P.h
HS: lên bảng giải bằng cách áp dụng công thức 
A = F.S
HS: Tìm trọng lượng của vật bằng CT :P=10.m
Sau đó dùng công thức tính công để giải
HS: Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên công sinh ra bằng không hay trường hợp này không có công
II. Công thức tính công
Công thức tính công 
 A = F. S (1)
Trong đó:
-A: Công của Lực (J)
-F: Lực tác dụng (N)
-S: Quãng đường (m)
C5:
Tóm tắt:
F = 5000N
S = 1000m
A = ?
Giải: Công của lực kéo sinh ra là:
A = F .S = 5000.1000 = 5.106 (J)
C6: Tóm tắt:
m = 2kg
h = 6m
A = ?J
Giải:
Trọng lượng của quả dừa: P= 10.m =10.2 = 20(N) 
Công của trọng lực sinh ra là: A = P.h = 20.6 = 120 (J)
C7: Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học.
Năng lực hình thành: 
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4).
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Trao đổi kiến thức (X1)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Công cơ học
1.(K2) Nêu điều kiện để có công cơ học.
2.(K2)Viết công thức tính công cơ học
3.(K3)Một vật có trọng lượng 1N trượt trên mặt sàn nằm ngang được 0,5m. Em hãy tính công của trọng lực. 
4.(K3) Hs hoàn thành bài tập 13.3 SBT vật lý 8
5.(K3)Hs hoàn thành bài tập 13.4 và 13.10 SBT vật lý 8
V. Dặn dò cho học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Học thuộc lòng “ghi nhớ sgk và làm BT 13.3 đến 13.9 SBT
 Bài sắp học: “ Định luật về công”
 - Sử dụng máy cơ đơn giản có cho ta lợi công không?
VI. Rút kinh nghiệm bổ sung

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_15_cong_co_hoc_nam_hoc_2018_2019.doc