Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ácsimét - Năm học 2018-2019

Năng lực hình thành:

Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)

Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4).

Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)

Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập (P5)

Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp rắp, tiến hành thí nghiệm (P8)

Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hoá từ kết quả thí nghiệm này (P9)

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ácsimét - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
TIẾT 13
THỰC HÀNH
NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT
Ngày soạn: 14/11/2018
Ngày dạy: 19/11/2018 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
- Làm thí nghiệm để kiểm tra xem độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng có bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ, bình tràn.
- Đo độ lớn của các lực 
3. Thái độ:
- Tổ chức nhóm một cách nghiêm túc. Trung thực với kết quả làm thí nghiệm
4. Kiến thức trọng tâm:	
Kiểm tra xem độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng có bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
5. Kiến thức liên môn: Môn Toán.
6. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị:
	Chia HS ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị: 1 bộ TN về lực đẩy acsimet gồm
	1 lực kế có GHĐ: 2N
	1 vật nặng bằng nhôm
	1 bình chia độ, 1 bình nước, 1 giá đỡ, 1 khăn lau.
III. Tổ chức thực hành:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Nhận xét về phương chiều của các lực đó? Viết công thức tính lực đẩy ácsimét?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động.
GV đặt vấn đề: Chúng ta đã hiểu thế nào là lực đẩy ácsimét và độ lớn của nó. Để kiểm tra lại độ lớn của nó có giống như chúng ta nghiên cứu ở phần lí thuyết không, hôm nay ta tiến hành làm lại thí nghiệm
HS lắng nghe
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra	
Hoạt động 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của các cá nhân và các tổ về mẫu báo cáo thực hành và chuẩn bị các câu hỏi trong SGK.
C1: Xác định độ lớn của lực đẩy ácsimét bằng công thức: FA = P - F
Trong đó P là trọng lượng của vật.
FA là hợp lực của trọng lượng và lực đẩy ácsimét tác dụng lên vật khi được nhúng chìm trong nước.
C2: Thể tích của vật bằng thể tích của phần nước dâng lên trong bình khi nhúng chìm trong nước: V = V2 – V1
C3: Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng công thức: PN = P2 – P1
C4: (2điểm) Công thức tính lực đẩy ácsimét: FA= d.V 
C5: (2điểm) Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy ácsimét cần phải đo những đại lượng sau: 
Độ lớn của lực đẩy ácsimét.
Trọng lượng của phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
GV: Phát dụng cụ thực hành cho học sinh
HS: Nhận dụng cụ thực hành.
Hoạt động 3: Đo lực đẩy (phần này 2 điểm)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn hs đo trọng lượng P của vật ngoài không khí.
GV: Hướng dẫn đo trọng lượng của vật đó khi nhúng vào nước.
HS: Thực hiện và ghi vào mẫu báo cáo.
1. Đo lực đẩy ácsimét thông qua công thức
 FA = P - F
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4) .
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)
Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập (P5)
Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng (P6)
Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp rắp, tiến hành thí nghiệm (P8)
Hoạt động 4: Đo trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ (2,5 điểm)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Cho học sinh đo thể tích vật nặng bằng bình chia độ.
GV:Thể tích của vật được tính theo công thức V=V1-V2
GV: Hướng dẫn hs cách đo trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.
GV: Cho hs so sánh kết quả đo P và FA. Sau đó cho hs ghi kết quả vào mẫu báo cáo và rút ra nhận xét. ( 1 điểm)
GV: Cho hs giải bài tập sau trên giấy: (1,5 điểm)
 Một vật ở ngoài không khí nó có trọng lượng 15N nhưng khi bỏ vào nước nó có trọng lượng 10N? Tính lực đẩy ácsimét trong trường hợp này và thể tích của nước bị vật chiếm chỗ.
Bài giải:
Lực đẩy ácsimét 
 P1 - P2 = 15 – 10 = 5 N
Mặt khác ta có:
FA = d.V 
Vậy thể tích của vật chìm chính là thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ
GV: Thu các bài báo của HS lại, thu các bài kiểm tra thực hành và đánh giá và cho điểm học sinh.
HS: Tiến hành đo
HS: Thực hiện và ghi vào mẫu báo cáo.
HS: Dùng công thức 
Pn = P2 – P1
HS làm bài tập, nộp báo cáo
2. Đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
- Đo thể tích của vật nặng:
 V = V2 – V1
Đo trọng lượng của cốc ở mức 1: P1
Đo trọng lượng của nước và cốc ở mức 2: P2
Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ là: 
 PN = P2 – P1 
3. Nhận xét: kết quả đo và rút ra kết luận:
độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tế (K4).
Thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý (P3)
Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập (P5)
Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp rắp, tiến hành thí nghiệm (P8)
Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hoá từ kết quả thí nghiệm này (P9)
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Ôn lại những phần mà học sinh vừa thực hành.
GV: Nhận xét đánh giá giờ thực hành.
V. Dặn dò cho học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Bài sắp học “Sự nổi”
H? Khi nào thì vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm?
VI. Rút kinh nghiệm bổ sung

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_13_thuc_hanh_nghiem_lai_luc_day_ac.doc