Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10: Ôn tập - Năm học 2018-2019

Nội dung

I. Lý thuyết

Công thức tính vận tốc:

 v =

Trong đó :

v: Là vận tốc

s: là quãng đường đi được

t: Là thời gian đi hết quãng đường đó

Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:

 vtb=

Trong đó :

vtb: Là vận tốc trung bình

* Độ lớn của vận tốc cho ta biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động

* Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ:

Tiếp tục đứng yên khi vật đang đứng yên

Tiếp tục chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động

Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức:

p =

Trong đó : p: là áp suất (N/m2) hoặc (Pa)

 F: áp lực (N)

 S: Diện tích bị ép (m2)

Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và mọi vật ở trong lòng chất lỏng.

p = d.h

Trong đó:

 d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)

 h: là độ sâu cột chất lỏng(m)

 p: là áp suất (N/m2) hoặc (Pa)

Chất rắn chỉ truyền áp suất theo một phương còn chất lỏng, chất khí truyền áp suất theo mọi phương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10: Ôn tập - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 
TIẾT 10
ÔN TẬP
Ngày soạn: 24/10/2018
Ngày dạy: 29/10/2018 
I.Mục Tiêu
1. Kiến thức:
 Ôn lại phần lý thuyết từ bài 1 đến bài 9 và một số dạng bài tập đã học nhằm khắc sâu thêm kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
2. Kĩ năng: Kỹ năng vận dụng công thức và kỹ năng giải bài tập phần chuyển động cơ học và công thức tính áp suất.
3. Thái độ: Trung thực khi hoạt động nhóm, rèn tính cẩn thận khi làm bài tập.
4. Kiến thức liên môn: Môn Toán, môn sinh học, môn thể dục.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II.Chuẩn bị
 GV:Tóm tắt lý thuyết và một số dạng bài tập cơ bản về phần chuyển động, lực cơ và áp suất chất rắn ,chất lỏng.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: lồng trong phần ôn tập 
3. Kiến thức: 
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Để ôn lại những kiến thức mà các em đã học chuẩn bị cho tiết kiểm tra, hôm nay chúng ta vào tiết “ôn tập”.
HS: lắng nghe
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Phản hồi tích cực.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Nhắc lại lí thuyết.
1. Mục tiêu: Khắc sâu lý thuyết từ bài 1 đến bài 9
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh nhớ lại những kiến thức lý thuyết đã được học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khắc sâu phần lý thuyết
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho 2 ví dụ?
Câu 2: Nêu 1 ví dụ chứng tỏ 1 vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác 
Câu 3: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? 
Câu 4:Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc thường dùng?
Câu 5: Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
Câu 6: lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh họa
Câu 7: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ
Câu 8: Thế nào là 2 lực cân bằng?
Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào khi:
a.Vật đang đứng yên?
b. Vật đang chuyển động?
Câu 9: Lực ma sát xuất hiện khi nào?
Nêu 2 ví dụ về lực ma sát?
Câu 10: Nêu 2 ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.
Câu 11: Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Nêu cách làm tăng, giảm áp suất?
Câu 12: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
Câu 13: So sánh sự truyền áp suất của chất rắn, chất lỏng, chất khí?
+ HS nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
I. Lý thuyết
Công thức tính vận tốc:
 v = 
Trong đó :
v: Là vận tốc
s: là quãng đường đi được
t: Là thời gian đi hết quãng đường đó
Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
 vtb= 
Trong đó :
vtb: Là vận tốc trung bình
* Độ lớn của vận tốc cho ta biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động
* Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ:
Tiếp tục đứng yên khi vật đang đứng yên
Tiếp tục chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức: 
p = 
Trong đó : p: là áp suất (N/m2) hoặc (Pa)
 F: áp lực (N)
 S: Diện tích bị ép (m2)
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và mọi vật ở trong lòng chất lỏng.
p = d.h
Trong đó: 
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)
 h: là độ sâu cột chất lỏng(m)
 p: là áp suất (N/m2) hoặc (Pa)
Chất rắn chỉ truyền áp suất theo một phương còn chất lỏng, chất khí truyền áp suất theo mọi phương.
Năng lực hình thành:
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Trao đổi kiến thức(X1)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
Hoạt động 2: Một số dạng bài tập cơ bản
1. Mục tiêu: Giải bài tập về cách tính vận tốc trung bình và cách tính áp suất.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Giải bài tập về cách tính vận tốc trung bình và cách tính áp suất.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của GV 
Nội dung
GV cho HS làm bài tập áp dụng 
Bài 1: Một người đi xe đạp xuống 1 cái dốc dài 100m hết 25s Xuống hết dốc xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường?
GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài
 -GV hướng dẫn cho HS từng bước
-GV nhận xét và đưa ra cách giải đúng
Bài 2: Chữa bài tập 3.3(SBT)
GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài
Nhận xét về đơn vị các đại lượng
 H? Muốn tính vận tốc trung bình ta sử dụng công thức nào để giải?
Bước1 Cần tìm đại lượng nào?
Bước 2: Sử dụng công thức nào để tìm vận tốc trung bình?
-GV nhận xét – đưa ra đáp án đúng
Bài 3: Một khối sắt có kích thước (20cm x 10cm x5cm) có khối lượng 10kg. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn để áp suất.
 a. Nhỏ nhất.
b. Lớn nhất
GV: Gọi 1 hs lên tóm tắt bài
Nhận xét về đơn vị các đại lượng
-GV nhận xét – đưa ra đáp án đúng
+ HS làm bài tập áp dụng 
- 1 hs lên tóm tắt bài
-HS lên bảng giải
-HS nhận xét 
- 1 HS Đọc đề và xác định đề
- 1 hs lên tóm tắt bài
- HS lên bảng giải
- HS nhận xét 
- 1 hs lên tóm tắt bài
- HS lên bảng giải
-HS nhận xét 
Bài 1: Tóm tắt
s1= 100 m
t1= 25s
s2= 50m 
t2= 20s
vtb1=?
vtb2 =?
vtb= ? Bài giải
Vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường là:
 vtb1= = = 4(m/s)
 vtb2= = = 2,5 (m/s)
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
vtb= == =3,33(m/s)
 Đáp số :3,33(m/s)
Bài 2: Bài 3.3(tr9) Tóm tắt
s1= 3km
v1= 2m/s = 7,2km/h
s2= 1,95 km 
t2= 0,5h
vtb= ?
Bài giải
Thời gian đi hết quãng đường đầu là:
t1= == 0,42(h)
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
vtb====5,4(km/h)
 Đáp số: 5,4 km/h
Bài 3: Tóm tắt
V= (20cm x 10cm x 5cm) 
m= 10kg
pmin = ?
pmax = ?
Bài giải
Trọng lượng của vật là:
P = 10.m= 10.10= 100 (N)
Độ lớn của áp lực chính là trọng lượng của vật:
F = P = 100N
Diện tích tiếp xúc nhỏ nhất là:
S1= 10.5= 50cm2
Diện tích tiếp xúc lớn nhất là:
S1= 10.20= 200cm2
Để áp suất nhỏ nhất thì diện tích bị ép lớn nhất:
pmin = = = 2 (N/m2)
Để áp suất lớn nhất thì diện tích bị ép nhỏ nhất:
pmax = = = 1 (N/m2)
Đáp số: 1 N/m2
Năng lực hình thành: 
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1).
Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
4. Dặn dò
 -Về nhà học bài, ôn bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
 -Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các bài tập định tính
IV. Rút kinh nghiệm bổ xung.
.............................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_10_on_tap_nam_hoc_2018_2019.doc