Giáo án Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Bình

Bài 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH.

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : - Nêu được vd về hai lực cân bằng.

- Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn được chúng

bằng vec tơ lực

- Nêu được vd về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động ,

vật đứng yên

- Nêu được quán tính của một vật là gì

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và lắp thí nghiệm

3. Thái độ:- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, SGV, GA.

2. Học sinh: SGK, Vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Muốn biểu dienx một vectơ lực cần biểu diễn như thế nào?

- Làm bài tập 4.3, 4.4 SBT.

3. Bài mới :

 

docx109 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS: Quan sát và trả lời
- GV: KL lại và thông báo cơ năng đó gọi là thế năng
?Thế năng phụ thuộc vào yếu tốnào
- HS: Trả lời 
- GV: Thông báo thế năng của vật phụ thuộc vào độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Tại vị trí mặt đất thế năng của vật bằng không?
GV: Làm TN h 16.2 YC HS làm C2
- HS: Quan sát và trả lời
- GV: Thông báo cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi.
- HS: Ghi vào vở
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu về động năng
- GV: YC HS đọc SGK cho biết cách tiến hành TN
- GV: Làm TN cho HS quan sát. YC HS trả lời C3, C4, C5
- HS: Trả lời và Ghi vào vở
- GV: Vậy động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? chúng ta cùng làm TN để tìm hiểu
- HS: Nêu cách tiến hành TN 2 
- GV: Làm TN
-HS: Quan sát và trả lời C6,C7, C8
- GV: Hướng dẫn và thống nhất đáp án
- HS: Hoàn thiện vào vở
- GV: Kết luận lại vè động năng
- HS: Ghi vào vở
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV: YC HS trả lời C9, C10 SGK
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất đáp án
- HS: Ghi vở
Hoạt động 5: Củng cố.
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết 
- GV: Cơ năng là gì? Có những dạng cơ năng nào? các dạng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
- HS:làm bài 16.2;16.3;16.5-SBT
I. Cơ năng
- Khái niệm: Một vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có cơ năng. 
- Đơn vị của cơ năng là: Jun
II. Thế năng
1. Thế năng hấp dẫn.
C1: Vật có cơ năng vì có khả năng thực hiện công.
- Khi đưa một vật lên cao cơ năng trong trường hợp này gọi là thế năng
- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là TN của vật càng lớn.
- Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng không.
+ Chú ý : (SGK)
2. Thế năng đàn hồi
- C2: thả lỏng dây lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là đã thực hiện công. Lò xo khi biến dạng có cơ năng
- Cơ năng của lò xo trong hợp này gọi là thế năng đàn hồi
- Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của lò xo.
III. Động năng
1. Khi nào vật có động năng?
- Thí nghiệm 1: (Hình 16.3 – sgk )
- C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B. làm miếng gỗ B cđ một đoạn.
- C4: Quả cầu A td vào miếng gỗ B 1 lực làm miếng gỗ B cđ, tức là thực hiện công.
- C5: Một vật cđ có khả năng sinh công.
- Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Thí nghiệm 2: ( Hình 16.3 – sgk ) 
- C6: So với TN 1 lần này miếng gỗ B chuyển động được dài hơn. Như vậy khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này lớn hơn lần trước,. Quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn lên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua TN có thể rút ra kết luận: 
Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn
- Thí ngiệm 3 : ( Hình 16.3 – sgk ) 
- C7: Miếng gỗ B chuyển động được một đoạn đường dài hơn như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước
TN cho thấy động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.Khối lượng của vật càng lớn, thì động năng của vật càng lớn..
- C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó.
+ Chú ý : ( sgk ) 
IV. Vận dụng:
- C9: Vật đang chuyển động trong không trung, Con lắc lò xo đang dao động 
- C10: 
a, Thế năng. b, Động năng. c, Thế năng
IV. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
	- Học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- Làm bài tập Bài 16 – SBT - Xem trước bài mới: Ôn tập chương I: Cơ học 
V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC : ..
Tuần học thứ: 23
Tiết: 23 Ngày soạn: 16/02/2020 Bài 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Hệ thống kiến thức của chương cơ học. 
- Vận dụng kiến thức để giải bài tập về cơ học 
- Giải thích được một số hiện tượng có trong tự nhiên dựa vào kiến thức 
của chương 1
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính toán, phân tích hiện tượng
3. Thái độ:- Trung thực, tự giác, có ý thức học hỏi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : SGK, TV ...
2. Học sinh : SGK, Vở ghi, các câu hỏi bài 18 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức : 	
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
3,Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết 
-GV: YC HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK phần ôn tập.
- HS: Trả lời 
GV :Yc hs dựa vào các câu trả lời vẽ sơ đồ tư duy về chương cơ học
- HS: HĐ cá nhân và ghi vào vở
1.Chuyển động cơ học là gì? 
2.Vận tốc là gì? Viết công thức và cho biết đơn vị vận tốc?
3.Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
4.Nếu cách biểu diễn lực?
5.Thế nào là hai lực cân bằng?
6.Lực ma sát xuất hiện khi nào? Có những loại lực ma sát nào? Cho ví dụ?
Lực ma sát có lợi hay có hại? Cách làm tăng, giảm lực ma sát?
7.Quán tính là gì?
8.Áp lực là gì? Áp suất là gì?
Viết công thức và đơn vị tính của áp suất?
10.Thế nào là lực đẩy Acsimet? Viết công thức tính.
11.Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
12.Điều kiện để có công cơ học? Công thức và vị tính công?
13.Phát biểu định luật về công?
14.Công suất là gì? Công thức và đơn vị tính cong suất?
Hoạt động 2: Vận dụng 
 - GV: YCHS làm phần 1 SGK
- HS: Trả lời 
- GV: YC HS hoàn thiện câu 1, 2, 4, 5 - SGK
- HS: HĐ cá nhân, trả lời câu hỏi
- HS: Ghi vào vở
Gv : Hd hs chữa bài tập phần bài tập vận dụng 
Gv : Y/c hs tóm tắt bài 1 – sgk ?
Gv : Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc tính như thế nào ? 
Gv : Vận tốc trên đoạn đường phẳng ?
Vận tốc trên cả quảng đường ?
Hs : 
Gv : Hd hs làm bài 5 – sgk :.
Hoạt động 3: Cũng cố.
- GV: HS về nhà hoàn thiện sơ đồ tư duy chương cơ học 
- GV: HS về nhà làm bài tập trong SGK
A. Ôn tập
1. Chuyển động cơ học: 
2. Vận tốc:- Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tốc độ nhanh chậm của CĐ
- Kí hiệu : v
- Công thức : v = S/ t
- Đơn vị : m/s, km/ h
3. Chuyển động đều, c/động không đều
- Vận tốc TB trong CĐ không đều: v = S/ t
4. Biểu diễn lực.
- Muốn biểu một véc tơ lực cần:
+ Gốc: là điểm đặt của vec tơ lực
+ Phương, chiều của vec tơ lực là phương chiều của lực
 + Độ lớn biểu diễn theo tỷ lệ xích
5. Hai lực cân bằng:
6. Lực ma sát:
7. Quán tính: - Quán tính là hiện tượng không thể dừng ngay vận tốc một cách đột ngột được..
8. Áp lực: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với diện tích bi ép
9. Áp suất- Công thức: p = F/ s
- Đơn vị : N/ m2
10. Lực đẩy Ácsimet: FA = d. V
11. Điều kiện vật nổi vật chìm:
- Vật nổi: FA < P
- Vật chìm: FA > P
- Vật lơ lửng: FA = P
12. Công cơ học: - Công thức : A = F. s
- Đơn vị : Jun ( J)
13. Định luật về công:
14. Công suất: - Công thức : P = A / t
- Đơn vị : W, KW, MW 
II. Vận dụng
1. Khoanh tròn đáp án đúng
1. D, 2 D, 3 B, 4 A, 5 D, 6 D.
2. Trả lời câu hỏi
3. Bài tập
1.- Tóm tắt: 
S1 = 100m, t1 = 25s, S2 = 50m, t2 = 20s
v1 =? v2 = ? v =?
Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là: 
v1 = S1t1 = 10025 = 4 (m/ s)
Vận tốc của xe trên đoạn đường phẳng:
v2 = S2t2 = 5020 = 2,5(m/s)
Vận tốc của xe đi trên cả quãng đường là:
v = St = 100 +5025+20 = 3,33(m/s)
5. - Tóm tắt: 
 m = 125(kg), h = 70 cm = 0.7(m)
 t = 0.3(s), P = ?
Công của lực nâng của lực sĩ đưa quả tạ lên cao là:
A = F.s = P.h =10.m.h = 10.125.0.7 = 875J
Công suất của người lực sĩ nâng quả tạ là:
P = A/ t = 875: 0,3 = 2916.67 (J)
IV. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
	- Học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- Làm bài tập Bài 18 - SBT
- Đọc trước bài 19 cho biết cơ năng. 
V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC : ..
Tiết: 24 Ngày soạn: 02/01/2020.
Chương II: NHIỆT HỌC
Tiết 24:	 CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Kể tên một số hiện tượng tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
- Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giả thích.
- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:- Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, hai bình đựng rượu và nước, một lọ cát, 1 lọ ngô 
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : SGK, SGV, lực kế , vật nặng ,
2. Học sinh : SGK, Vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức : 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đvđ:.. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ 1: Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt không?
-GV: YC HS đọc thông tin SGK cho biết các thông tin về cấu tạo nguyên tử?
- HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn 
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi
- Vậy các chất có được ctạo từ các hạt riên biệt k?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Chốt lại 
- HS: Ghi vào vở
HĐ2: Giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách hay không 
 - GV: Làm TN mô hình và yc HS trả lời C1 
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: Các hạt ngô, cát tương tự như các phân tử rượu, nước, Vân dụng TN mô hình đó giải thích TN ở đầu bài.
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- GV: KL lại. Vậy giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách không?
- HS: Giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách
- GV: KL 
- HS: Ghi vở
HĐ 3: Vận dụng
- GV: YC HS đọc và trả lời C3, C4, C5 SGK
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: Hướng dẫn HS làm bài
- HS: Thảo luận và đưa ra đáp án đúng
- GV: KL lại đáp án 
- HS: Hoàn thiện vào vở
I.Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt không? 
- Vật chất không liền một khối mà các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
- Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy đc
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là nhóm các nguyên tử.
II. Giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách hay không?
1. TN mô hình:
- C1: Trộn 50 cm3  ngô vào 50 cm3 cát, hỗn hợp thu được nhỏ hơn 100 cm3 vì giữa các hạt ngô có khoảng cách cho lên khi đổ cát vào với ngô các hạt cát xen vào khoảng cách giữa các hạt ngô cho lên hỗn hợp thu được nhỏ hơn tổng thể tích của hai hỗn hợp.
2. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách
- C2: Giữa các phân tử rượu, nước có khoảng cách cho lên khi đổ rượu vào nước các phân tử rượu, nước xen kẽ vào khoản cách của nhau lên hỗn hợp thu được có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích của hai chất khi mang trộn.
KL: Giữa các phân tử có khoảng cách
III. Vận dụng:
- C3: Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoản cahs của phân tử nước cũng như các phân tử nước xen kẽ vào khoảng cách của các phân tử đường. Cho lên nước có vị ngọt
- C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khỏng cách. Các phân tử khí trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này và ra ngoài làm bóng bị xẹp đi
- C5: Các phân tử không khí có thể xen kẽ vào các phân tử nước do đó cá có thể lấy không khí ở trong nước vì vậy cá có thể sống được dưới nước
4. Cũng cố : 
	- GV: YC HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK
	- HS: HĐ cá nhân
	- GV: YC HS làm bài tập 19.1, 19.2 SBT
	- HS: HĐ cá nhân và thống nhất đáp án
5, Hướng dẫn về nhà: 
- GV: Học thuộc ghi nhớ,
- GV: làm bài tập trong SBT
- Đọc trước bài 20 cho biết các nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên?
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
Tiết 25: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
NS: 28/02/2015
ND: 2/3/2015
Lớp: 8B
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Từ TN Bơ-rao chứng tỏ được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng về mọi phía
- Biết được chuyển động của phân tử nguyên tử chuyển động phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Dùng hiểu biết về chuyển động của các phân tử, nguyên tử của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:- Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên,
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, 
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Bài củ : Các chất được cấu tạo như thế nào ? giữa các hạt cấu tạo nên chất có gì?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ 1: TN Bơ-rao 
-GV: YC HS đọc thông tin SGK cho biết TN cho biết vấn đề gì?
- HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn 
- GV: Bơ- rao đã phát hiện ra các phân tử, ntử chuyển động không ngừng về mọi phía.
- Vậy giải thích hiện tượng này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần hai.
- HS: Ghi vào vở
HĐ2: Các phân tử nguyên tử chuyển động không ngừng 
 - GV: YC HS tưởng tượng chuyển động của các hạt phấn hoa giống chuyển động của quả bóng và trả lời C1, C2, C3? 
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: Chôt lại đáp án
- HS: Hoàn thiện và ghi vào vở
- GV: Thông báo cho HS do các phân tử nước cđộng không ngừng , liên tục va chạm vào các phân tử hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn dộn không ngừng.
- HS: Hoàn thiện giải thích vào vở
- GV: YC HS qs h 20.2 chỉ rõ quĩ đạo chuyển động của các hạt phán hoa trong TN Bơ- rao. Mô tả chuyển động của chúng dựa vào h.20.3
- HS: Ghi vở
HĐ 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ.
- GV: YC HS đọc SGK và cho biết cđ của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: KL lại và thông báo chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt.
- HS: Ghi vào vở
HĐ 4: Vận dụng 
- GV: YC HS/ trả lòi C4, C5, C6, C7 SGK?
- HS: HĐ cá nhân. 
HS : NX câu trả lời của bạn
- GV: chốt lại đáp án
- HS: Ghi và vở
I.Thí nghiệm Bơ- rao
- Các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía
II. Các phân tử nguyên tử chuyển động không ngừng?
- C1: Quả bóng tương tự như hạt phấn hoa trong TN Bơ-rao.
- C2: Các HS tương tự như các phân tử nước.
- C3: Các HS chuyển động không ngừng và va chạm liên tục vào quả bóng với các lực không cân bằng làm quả bóng chuyển động không ngừng theo mọi phía, và chuyển động hỗn độn. Tương tự như vậy các hạt phấn hoa cũng bị các phân tử nước va chạm liên tục và không cân bằng từ nhiều phía nên các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
- Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
- Chuyển động của các phân tử, nguyên tử phụ thuộc vào nhiệt độ. Chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt
IV. Vận dụng
- C4: Các phân tử nước và đồng sunfat chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Khi đổ nước vào dd đồng sunfat hai phân tử này c/động hỗn dộn không ngừng đan xen vào khoảng cách giữa các ptử của nhau cho nên sau một thời gian dung dịch này có màu xanh nhạt.
- C5: Giữa các phân tử nước và không khí có khoảng cách hơn nữa chúng chuyển động không ngừng về mọi phía cho nên các phần tử không khí xen vào khoảng cách của các phân tử nước. Do vậy trong nước có KK.
- C6: Nhiệt độ tăng làm các phân tử chuyển động càng nhanh do vậy hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
- C7: Sau một thời gian cả cốc nước đều có màu tím và cốc đựng nước nóng xảy ra nhanh hơn. Do giữa các phân tử nước và thuốc tím có khoảng cách, chúng chuyển động không ngừng. C/động của các phân tử càng nhanh khi nhiệt độ càng cao vì vậy mà thuốc tím được tan vào nước và cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn
4,Cũng cố :
	- GV: YC HS làm bài tập 20..1, 20..2 SBT
	- HS: HĐ cá nhân và thống nhất đáp án
5.Hướng dẫn về nhà :
- GV: Học thuộc ghi nhớ.,.
- GV: Làm bài tập SBT: 20.4, 20.5, 
- ChuÈn bÞ tiÕt sau häc tiÕp bµi mới tiếp theo 
IV.RÚT KINH NGHIỆM 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 	Tiết 26: 	 NHIỆT NĂNG
NS: 7/3/2015
ND: 10/3/2015
Lớp: 8B
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng.
- Biết được mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ
- Biết được đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là J 
 	2. Kĩ năng: 
- Tìm được vd vê f thực hiện công, truyền nhiệt làm biến đổi nhiệt năng của vật
- làm được hai TN làm tăng nhiệt năng của vật
 3. Thái độ:
- Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, 
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, một miếng đồng, nhôm coa lỗ, phích nước 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên tử, phân tử chuyển động như thế nào? Hãy lấy vd chứng tỏ hiện tượng đó?
3. Tổ chứ tình huống
- GV: Động năng là gì? Động năng phu thuộc vào yếu tố nào? Nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và vận tốc của vật như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Tìm hiểu về nhiệt năng (10’)
-GV: YC HS nhắc lại khái niệm về động năng, động năng của phụ thuộc vào vận tốc của các phân tử ntn?
- HS: Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. Khi vtoocs của các p tử, n tử tăng thì động năng của chúng cũng tăng và ngược lại. 
- GV: Phân tử có động năng không? Vì sao?
- HS: Phtử luôn có động năng ví nó luôn chuyển động?
- GV: Thông báo về khái niệm nhiệt năng và khắc sâu mọi vật đều có nhiệt năng
- HS: Ghi vào vở
- GV: Tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì vận tốc của các phân tử nguyên tử thay đổi như thế nào?
- HS: Nhiệt độ tăng thì vận tốc của các ptử tăng
- GV: Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ ntn?
- HS: Nh năng của vật tăng khi nđộ của vật tăng
- GV: Làm thế nào để có thể làm thay đổi nhiệt năng của một miếng đồng?
I.Nhiệt năng
- Nhiệt năng: Tổng động năng phân tử của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng
- Mọi vật đều có nhiệt năng vì phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động.
- Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
HĐ2: Tim hiểu cách làm thay đổi nhiệt năng (10’)
 - GV: YC HS thảo luận cách làm thay đổi nhiệt năng ủa miếng đồng?
- HS: HĐ nhóm và nêu phương án: 
+ Nhiệt năng của miếng đồng tăng liên quan đến chuyển động của miếng đồng
+ Nhiệt năng tăng không liên quan đến chuyển động của miếng đồng
- GV: YC HS cọ xát miếng đồng cho biết miếng đồng nóng len hay lạnh đi khi được cọ xát?
- HS: Miếng đồng nóng lên
- GV: YC HS trả lời C1
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Vậy chúng ta có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công
- GV: Làm cách nào để tăng nhiệt năng mà không cần thực hiện công?
- HS: Làm TN 2 và trả lời C2 rồi rút ra kết luận.
- GV: Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công đó là truyền nhiệt
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng .
1. Thực hiện công:
- C1: Cọ xát miếng đồng -> Miếng đồng nóng lên -> Nhiệt năng tăng
- Để làm tăng nhiệt năng của vật ta thực hiện công bằng cách cho vật chuyển động hoặc tđộng lực lên vật.
2. Truyền nhiệt:
- C2: Đốt nóng miếng đồng hoặc thả miếng đồng vào cốc nước nóng
- Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
HĐ 3: Tìm hiểu về nhiệt lượng(10’)
- GV: YC HS đọc SGK và cho biết kí hiệu, đơn vị của nhiệt lượng, nhiệt lượng là gì?
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: KL lại và thông báo nhiệt lượng.
- HS: Ghi vào vở
III. Nhiệt lượng
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
- KH: Q
- Đơn vị: J ( Jun)
HĐ 4: Vận dụng(5’)
- GV: YC HS/ trả lòi C3,C4, C5 SGK?
- HS: HĐ cá nhân. NX câu trả lời của bạn
- GV: Chôt lại đáp án
- HS: Ghi và vở
IV. Vận dụng
- C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt
- C4: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là thực hiện công.
- C5: Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.
4. CỦNG CỐ( 4’)
 	- GV: YC HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK
	- HS: HĐ cá nhân
	- GV: YC HS làm bài tập 21.1, 21.2 SBT
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’)
- Học thuộc ghi nhớ-,
- Làm bài tập SBT: 21

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2019_2020_le_thanh_binh.docx
Giáo án liên quan