Giáo án Vật lý lớp 8 bài 23: Đối lưu – bức xạ nhiệt

I.Đối lưu

1. Thí nghiệm

2. Trả lời câu hỏi

C1: Di chuyển thành dòng

C2:Lớp nước ở dưới nóng lên trước , nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.

C3:Nhờ nhiệt kế

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 8 bài 23: Đối lưu – bức xạ nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Ngày soạn: 20 /03/2015
Tiết: 29
Ngày dạy: 23/03/2015
BÀI 23
ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Lấy được ví dụ minh họa về đối lưu. 
 - Lấy được ví dụ minh họa về bức xạ nhiệt
2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
 3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc. 
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: 
 - Đế sắt, thanh trụ,khớp nối, vòng kiềng, lưới sắt, cốc 500 ml, ống nghiệm, 1 miếng sáp, giá đỡ, đèn cồn, thuốc tím, nhiệt kế, tấm bìa, nhang, cây nến, 2 bình cầu tròn sơn đen, 2 nắp ống chữ L, tấm gỗ.
Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học. (1 phút)
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
8A5:
8A6:
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 3. Tiến trình:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
Trong TN trên, nếu ta không gắn miếng sáp ở đáy ống nghiệm mà để miếng sáp ở miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm thì miếng sáp có chảy ra không?Kết quả: chỉ trong 1 thời gian ngắn sáp đã nóng chảy.
Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 23: “Đối lưu- Bức xạ nhiệt”.
HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu (20 phút)
-Hãy nghiên cứu thí nghiệm hình 23.2 SGK và mô tả cách làm thí nghiệm. 
GV tiến hành thí nghiệm lầm lượt theo các bước:
+Lắp đặt TN theo hình 23.2, chú ý tránh đổ vỡ cốc thủy tinh và nhiệt kế.
+Đưa gói thuốc tím xuống đáy cốc thủy tinh.
+Dùng đèn cồn đun nóng nước ở phía có đặt thuốc tím. 
Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra thảo luận nhóm trả lời C1, C2, C3.
-Mời đại diện nhóm trả lời câu trả và nhóm khác nhận xét 
- GV nhận xét chung và cho ghi vở .
-GV làm thí nghiệm 23.3 SGK và yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm trả lời câu hỏi:
+ Quan sát thí nghiệm và mô tả hiện tượng xảy ra khi ta đốt nến và hương.
+ Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun nóng từ phía dưới?
+ Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra hiện tượng đối lưu không? Tại sao?
-GV : chốt lại nội dung trả lời và cho hs ghi vở
1.Thí nghiệm.
-Nêu dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm.
-Học sinh quan sát GV làm thí nghiệm.
2.Trảlời câu hỏi: trả lời C1 ; C2 ; C3.
C1: Di chuyển thành dòng 
C2:Lớp nước ở dưới nóng lean trước , nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu. 
C3:Nhờ nhiệt kế 
3.Vận dụng:
- Quan sát thí nghiệm của GV và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi 
+Khói đi từ trên xuống qua khe hẹp giữa miếng bìa ngăn cách và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
+Để phần ở dưới nóng lên trước (trọng lượng riêng giảm) phần ở trên chưa kịp nóng đi xuống.
+Không vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo ra các dòng đối lưu.
KL:Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
I.Đối lưu 
1. Thí nghiệm 
2. Trả lời câu hỏi 
C1: Di chuyển thành dòng 
C2:Lớp nước ở dưới nóng lên trước , nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu. 
C3:Nhờ nhiệt kế 
3. Vận dụng 
C4:Khói đi từ trên xuống qua khe hẹp giữa miếng bìa ngăn cách và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
C5: Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun nóng từ phía dưới để phần ở dưới nóng lên trước (trọng lượng riêng giảm) phần ở trên chưa kịp nóng đi xuống.
C6: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra hiện tượng đối lưu vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo ra các dòng đối lưu.
KL:Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng bức xạ nhiệt(15 phút)
- Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
+Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?
- Hãy dự đoán hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu khi ta lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu.
+Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ có tác dụng gì?
+Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?
à GV thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thu nhiệt
Quan sát thí nghiệm của giáo viên.
Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B.
C7: Không khí trong bình đã nóng lên và nở ra 
- Giọt nước màu dịch chuyển về đầu A.
+Không khí trong bình đã lạnh đi . Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình . Điều này chứng tỏ nhiệt đã truyền từ đèn sang bình theo một đường thẳng .
+Không vì không khí dẫn nhiệt kém và nhiệt được truyền theo đường thẳng.
*Bức xạ nhiệt là hiện tượng truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng . Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không.
II.Bức xạ nhiệt 
1. Thí nghiệm 
2. Trả lời câu hỏi
C7: Không khí trong bình đã nóng lên và nở ra.
C8: Không khí trong bình đã lạnh đi . Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình . Điều này chứng tỏ nhiệt đã truyền từ đèn sang bình theo một đường thẳng .
C9 : Không vì không khí dẫn nhiệt kém và nhiệt được truyền theo đường thẳng.
Bức xạ nhiệt là hiện tượng truyền nhiệt bằng các tia đi thẳng . Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
-Yêu cầu hs làm việc các nhân trả lời phần vận dụng 
- Lần lượt hướng dẫn hs làm bài tập C10 ; C11. – 
+ Gọi hs đọc đề bài .Yêu cầu các em làm việc cá nhân trả lời 
+ Mời một vài hs khác nhân xét nội dung trả lời của bạn mình 
Phát bảng phụ cho học sinh thảo luận trả lời C12 
- GV : Chốt lai và cho ghi vở
Làm việc cá nhân trả lời bài tập vận dụng 
 C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt 
C11: Để giảm hấp thụ tia nhiệt
C12:
Chất 
Rắn 
Lỏng 
Khí 
Chân không 
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu 
Dẫn nhiệt 
Đối lưu 
Đối lưu 
Bức xạ nhiệt 
III.Vận dụng 
C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt 
C11: Để giảm hấp thụ tia nhiệt
IV. Củng cố: (2 phút)
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
V. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Chuẩn bị bài mới cho tiết học tiếp theo
VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docli_8_tuan_30_20150725_111140.doc