Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng - Nguyễn Thị Thu Hiền

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Nhiệt năng

- Gv lần lượt đặt các câu hỏi:

? Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hay đứng yên?

? Khi chúng chuyển động hỗn độn không ngừng như vậy thì vật đang mang trong mình đại lượng nào?

- Gv: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật thì được gọi là nhiệt năng của vật.

- Gv yêu cầu một HS nhắc lại khái niệm nhiệt năng.

- Gv đặt câu hỏi:

? Ở bài trước, khi nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?

? Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật tăng hay giảm?

? Động năng tăng thì đại lượng nào cũng tăng theo?

 ? Từ đó ta có thể rút ra được kết luận gì về mối liên hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng của vật?

- Gv nhận xét rồi rút ra kết luận ngắn gọn bằng sơ đồ:

Nhiệt độ của vật càng cao  nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh  Động năng của vật tăng  Nhiệt năng của vật càng lớn.

- Gv đặt câu hỏi: theo các em thì có khi nào nhiệt năng của một vật bằng 0 hay không? Vì sao?

Chuyển ý: Nếu cô phát cho mỗi bạn một đồng xu thì theo các em có những cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu đó?

Để biết được có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của một vật thì chúng ta cùng sang phần II. Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng. - Hs có thể trả lời như sau:

- Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

- Khi các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng như vậy thì vật luôn có động năng.

- HS có thể định nghĩa nhiệt năng như sau: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- HS có thể trả lời như sau:

+ Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

+ Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng tăng.

+ Động năng tăng thì nhiệt năng của vật cũng tăng theo.

- KL: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

- Hs có thể trả lời như sau: Nhiệt năng của một vật không thể bằng không vì các phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

- HS nêu ý kiến: đun nóng, phơi nắng, cọ xát mặt bàn

 I.Nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Mọi vật đều có nhiệt năng.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng - Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết PPCT: 	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	
Lớp dạy: 
BÀI 21 : NHIỆT NĂNG
Mục tiêu
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng.
- Nêu được mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.
- Nêu được tên hai cách làm thay đổi nhiệt năng, và lấy ví dụ.
- Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị đo của nhiệt lượng.
Kỹ năng
- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. 
3. Thái độ
- Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
Chuẩn bị
Giáo viên
SGK, SGV, Giáo án
Một miếng kim loại, 8 đồng xu, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh.
Học sinh
SGK, SBT, Vở
Tổ chức các hoạt động học tập
Ổn định tổ chức lớp( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm của nguyên tử, phân tử? ( 5 điểm )
Đáp án: Vô cùng nhỏ bé, có khoảng cách,chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, nhiệt độ vật càng cao thì các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 2: Tại sao khi cho đường vào nước nóng nhanh tan hơn? ( 5 điểm )
Nước nóng thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh, va chạm vào các phân tử đường càng mạnh làm cho đường nhanh tan hơn.
Giảng kiến thức mới.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề 
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
3 phút
Vào những ngày trời lạnh, tại sao cơ thể chúng ta lại run lên hay tại sao vào những ngày trời lạnh ta xoa hai bàn tay vào nhau thì cảm thấy ấm hơn ?
Để biết được tại sao cơ thể chúng ta lại run lên khi lạnh và tại sao xoa hai bàn tay vào nhau thấy ấm hơn thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài 21: Nhiệt năng.
Hs suy nghĩ trả lời.
Bài 21: Nhiệt Năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Nhiệt năng
10 phút
- Gv lần lượt đặt các câu hỏi:
? Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hay đứng yên? 
? Khi chúng chuyển động hỗn độn không ngừng như vậy thì vật đang mang trong mình đại lượng nào? 
- Gv: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật thì được gọi là nhiệt năng của vật.
- Gv yêu cầu một HS nhắc lại khái niệm nhiệt năng.
Gv đặt câu hỏi: 
? Ở bài trước, khi nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào? 
? Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật tăng hay giảm? 
? Động năng tăng thì đại lượng nào cũng tăng theo?
 ? Từ đó ta có thể rút ra được kết luận gì về mối liên hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng của vật? 
Gv nhận xét rồi rút ra kết luận ngắn gọn bằng sơ đồ: 
Nhiệt độ của vật càng cao à nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh à Động năng của vật tăng à Nhiệt năng của vật càng lớn.
Gv đặt câu hỏi: theo các em thì có khi nào nhiệt năng của một vật bằng 0 hay không? Vì sao?
Chuyển ý: Nếu cô phát cho mỗi bạn một đồng xu thì theo các em có những cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu đó?
Để biết được có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của một vật thì chúng ta cùng sang phần II. Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng.
Hs có thể trả lời như sau: 
Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
Khi các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng như vậy thì vật luôn có động năng.
HS có thể định nghĩa nhiệt năng như sau: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
HS có thể trả lời như sau:
+ Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
+ Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng tăng. 
+ Động năng tăng thì nhiệt năng của vật cũng tăng theo.
- KL: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Hs có thể trả lời như sau: Nhiệt năng của một vật không thể bằng không vì các phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
HS nêu ý kiến: đun nóng, phơi nắng, cọ xát mặt bàn
I.Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Mọi vật đều có nhiệt năng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng
10 phút
- Gv: Chúng ta biết nhiệt năng tỷ lên thuận với nhiệt độ. Nhiệt độ tăng thì nhiệt năng cũng tăng. Vậy hiểu một cách đơn giản là muốn thay đổi nhiệt năng của một vật thì ta chỉ cần thay đổi nhiệt độ của vật đó.
- Gv phát cho mỗi bàn 1 đồng xu, yêu cầu các em thảo luận theo bàn trong 2 phút, tìm hiểu xem có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu đó.
- Gv mời đại diện 4 nhóm bất kì lên ghi kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét rồi chỉ ra đâu là phương pháp thực hiện công, đâu là phương pháp truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của một vật.
- KL: có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: thực hiện công và truyền nhiệt.
- Thực hiện công là tác dụng một lực lên vật làm vật dịch chuyển.
- Truyền nhiệt là nhiệt có thể truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Sau khi đưa ra các cách làm thay đổi nhiệt năng của một Gv yêu cầu HS đọc và trả lời C1, C2.
- GV có thể đưa thêm một số ví dụ như: 
? Tại sao khi đặt chai nước hay cốc nước mát ngoài trời nắng, một thời gian ta uống nước thấy nước nóng hơn? 
Hs thảo luận theo bàn, tìm các cách làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu. Hs có thể đưa ra cách phương án: đun nóng trên lửa, cho vào cốc nước nóng, cọ xát lên mặt bàn, dùng búa đập
Hs đại diện lên ghi kết quả.
HS suy nghĩ trả lời C1, C2.
Hs suy nghĩ trả lời.
II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật đó là thực hiện công và truyền nhiệt.
C1: cọ xát miếng đồng lên bàn, dùng búa đập vào miếng đồng
C2: Hơ trên lửa, ngâm trong nước nóng
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng
- Gv cung cấp thông tin: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng được kí hiệu là chữ Q. Đơn vị của nhiệt lượng là jun ( J )
- Gv yêu cầu 2, 3 HS nhắc lại không nhìn SGK.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở
III. Nhiệt lượng
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng được kí hiệu là chữ Q. Đơn vị của nhiệt lượng là jun ( J )
Hoạt động 5: Vận dụng
( 5 phút )
Gv yêu cầu Hs đọc và trả lời các câu C3, C4, C5 SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
IV. Vận dụng
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
+ C4: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
+ C5: Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.
4. Củng cố bài giảng ( 5 phút )
- Gv gọi HS đọc ghi nhớ SGK và phần có thể em chưa biết.
- Trả lời các câu hỏi sách bài tập
5. Hướng dẫn học tập ở nhà ( 3 phút )
Học bài theo nội dung đã ghi vở
Làm các bài tập SBT
Đọc và soạn bài tiếp theo, tim hiểu về hiện tượng dẫn nhiệt.
D. Rút kinh nghiệm
Phú Hòa, ngày.. tháng..năm 2018
GVHD ký duyệt
Đặng Thị Xuân Hồng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_21_nhiet_nang_nguyen_thi_thu_hien.docx