Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào - Nguyễn Thị Thu Huyền

I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt hay không?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử.

- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

- Phân tử là một nhóm các nguyên tử hợp lại với nhau.

-Vì nguyên tử và phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.

- Ví dụ: Sắt được tạo thành từ các nguyên tử sắt

Nước được tạo thành nhờ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được tạo thành nhờ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 	Tuần: 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 	Lớp dạy:
CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC
BÀI 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
Mục tiêu
Kiến thức
Biết được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt đó là nguyên tử và phân tử, giữa chúng có khoảng cách với nhau.
Kỹ năng
- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương ứng giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
Dùng kiến thức hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
3. Thái độ
- HS có thái độ tích cực, tự giác ham hiểu biết trong học tập và thực hành thí nghiệm.
- Tập trung chú ý nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, giữ trật tự trong lớp học.
 Chuẩn bị
Giáo viên
Hai bình thủy tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm
Khoảng 100ml rượu, 100ml nước
Học sinh
4 bình chia độ đến 100cm3, độ chia nhỏ nhất 2cm3
Khoảng 100cm3 đậu đen, 100cm3 đường cát mịn.
Tổ chức các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Do tiết trước là tiết ôn tập nên thông qua.
 Giảng kiến thức mới
Chúng ta đã được học và tìm hiểu chương I: Cơ Học
- Hôm nay chúng ta sẽ sang một chương mới đó là chương II. Nhiệt học
- Ở chương này các em sẽ học những nội dung như sau:
Các chất được cấu tạo như thế nào? 
Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng? 
Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào
Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?
Bài đầu tiên đó là bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
GV: Các em ghi bài mới vào vở
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Như chúng ta đã biết, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Vậy chất được cấu tạo như thế nào? Bây giờ cô và các em sẽ vào phần I, để tìm hiểu và trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các chất
- Gv mời một HS kể tên các vật thể hiện có tại lớp học ? Sau đó cho biết nó được cấu tạo từ những chất nào?
- GV cho HS xem hình một viên nước đá. Viên nước đá nhìn có vẻ như liền một khối, nhưng thực ra chúng được tạo thành từ các phân tử nước ( H2O)
- Ngay từ rất xưa, các nhà bác học của chúng ta đã biết rằng các chất, các vật xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ. Nhưng mà lúc đó vì kĩ thuật chưa tiên tiến và cũng chưa có nhiều thiết bị hỗ trợ để chứng minh rằng sự tồn tại của các hạt rất nhỏ cấu thành nên vật chất.
 Mãi đến đầu thế kỉ 20, khi đã có sự xuất hiện của các thiết bị tân tiến, hiện đại như kính hiển vi thì con người mới có thể chứng minh được điều đó. 
Mọi vật đều được cấu thành từ các hạt riêng biệt, chúng được gọi là nguyên tử và phân tử.
-GV đặt câu hỏi: các em đã học môn hóa học rồi, vậy có em nào có thể cho cô biết nguyên tử, phân tử là gì không? Cho cô một ví dụ?
- Nhận xét đúng sai? Đưa ra khái niệm nguyên tử, phân tử? và cho HS ghi bài vào vở.
Cho HS quan sát hình của kính hiển vi và hình ảnh các phân tử silic qua kính hiển vi.
Lưu ý cho HS: không nhầm lẫn giữa nguyên tử và đơn chất, phân tử và hợp chất.
Vd: H2 là phân tử hidro( vì nó được tạo thành từ 2 nguyên tử H),và nó là đơn chất( vì nó chỉ được tạo thành từ 1 loại nguyên tử H)
Tương tự cho các chất CO2, H2O, lưu huỳnh, đồng
- HS quan sát lớp học và kể tên các vật thể trong lớp như: bảng , cửa sổ, cái cây, cây viết,
Chúng được cấu tạo từ: gỗ, sắt, nhựa.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- HS có thể trả lời câu hỏi của giáo viên như sau:
+ Nguyên tử là hạt nhỏ nhất để tạo nên vật chất
+ Phân tử là tập hợp các nguyên tử tạo thành.
- Ghi bài vào vở.
- Quan sát hình ảnh kính hiển vi và hình chụp các nguyên tử silic
I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt hay không?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử.
- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
- Phân tử là một nhóm các nguyên tử hợp lại với nhau.
-Vì nguyên tử và phân tử vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
- Ví dụ: Sắt được tạo thành từ các nguyên tử sắt
Nước được tạo thành nhờ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được tạo thành nhờ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
Thí nghiệm mô hình
- Trước tiên cô sẽ tiến hành cho các em xem một thí nghiệm. Các em quan sát và cho cô biết hiện tượng gì xảy ra.
- TN: Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước nhẹ nhàng, quan sát xem thể tích lúc đó là bao nhiêu? Sau đó khuấy đều hỗn hợp lên và tiếp tục quan sát thể tích lúc bấy giờ?
- Gọi một học sinh nhận xét thể tích hỗn hợp trước và sau khi khuấy đều?
- Gv đặt câu hỏi: vậy phần thể tích còn lại mất đi đâu? 
- Gv nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận: giữa các phân tử có khoảng cách với nhau.
- Do TN này ta dùng chất lỏng nên sẽ không thấy rõ được khoảng cách, bây giờ cô sẽ cho các em tiến hành thí nghiệm trên chất rắn để cùng quan sát khoảng cách giữa các phân tử.
C1: Cho mỗi nhóm HS dự đoán trước hiện tượng, sau đó phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ TN gồm 2 bình trụ chứa 50cm3 đậu đen và 50cm3 đường cát mịn. Quy ước A là thể tích của đậu, B là thể tích của đường, AB là thể tích của hỗn hợp đậu và đường
- Nhắc nhở HS chú ý quan sát và dự đoán xem thể tích của hỗn hợp đường và đậu có bằng thể tích của đường, đậu không?
GV: Cũng như thí nghiệm ở trên, thể tích của hỗn hợp đã giảm đi một phần vậy nguyên nhân ở đâu?
- Các em quan sát TN của mình, đường đã lẫn vào những chổ trống giữa các hạt đậu.
- Ở các nguyên tử và phân tử cũng vậy, giữa chúng có khoảng cách với nhau, khi ta trộn lẫn hai chất khác nhau lại thì các nguyên tử, phân tử của chất này sẽ leng lỏi vào khoảng cách giữa các nguyên tử phân tử của chất kia, nên thể tích dần được lấp đầy dẫn đến sự thiếu hụt thể tích. 
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Gv mời một bạn đọc cho cô câu C2.
- GV kết luận kiến thức cho HS ghi bài và nêu thêm ví dụ.
- Lưu ý: thể tích của hỗn hợp sẽ nhỏ hơn thể tích của từng chất cộng lại, nhưng khối lượng của hỗn hợp thì bằng với khối lượng của hai chất cộng lại.
- Gv hỏi cả lớp đã hiểu bài chưa? Còn thắc mắc vấn đề nào nữa không?
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét: lúc chưa khuấy lên thì thể tích hỗn hợp bằng 100cm3, sau khi khuấy thì thể tích hỗn hợp giảm đi.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi phần thể tích còn lại mất đi đâu?
- Các em có thể trả lời: 
Do rượu bốc hơi, rượu nhẹ hơn nước, nước và rượu trộn vào nhau.
- Nhận đồ dùng TN và dự đoán hiện tượng sau đó tiến hành thí nghiệm
- HS có thể dự đoán như sau:
+ Hỗn hợp AB = A+B
+ Hỗn hợp AB< A+B
+ Hỗn hợp AB> A+B
- HS tiến hành thí nghiệm cho đường vào đậu, lắc nhẹ và quan sát. Thấy đường lẫn vào đậu.
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- HS đứng dậy đọc C2
- HS ghi bài vào vở
- Cho vài ví dụ khác thường gặp trong đời sống hằng ngày:
+ Khi uống nước ngọt, ta cho đá đầy ly nhưng khi đổ nước ngọt vào thì nước không bị tràn ra ngoài mà nó leng lỏi xuống tận đáy ly.
+ Khi khuấy nước chanh, ta cho đường vào thì sẽ thấy mực nước dâng lên nhưng sau khi khuấy đều thì lượng nước trong ly giảm xuống một phần. 
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1. Thí nghiệm mô hình
- Thí nghiệm trộn rượu với nước hay cho cát mịn vào lọ chứa các hòn đá cuội là thí nghiệm mô hình.
VAB < VA + VB
Nhưng mAB = mA + mB
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
KL: Giữa các nguyên tử , phân tử có khoảng cách.
Ví dụ: cho đường cát mịn vào lọ đựng đầy đậu, nhưng nếu lắc nhẹ lọ thì đường sẽ leng lỏi xuống tới đáy lọ và đường không bị tràn ra ngoài.
Đổ cát vào ngô, đổ nước vào ly đá
Hoạt động 4: Vận dụng
- Sau khi biết được các chất được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử và giữa chúng lại có khoảng cách. Các em hãy giải thích cho cô biết các hiện tượng sau ở câu C3, C4, C5
Mời Hs trả lời, sau đó mời HS khác nhận xét
- Mời 1 em đọc phần có thể em chưa biết.
- Hs suy nghĩ và có thể trả lời như sau:
C3: khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
C4: Thành bong bóng được làm từ các phân tử cao su, giữa các phân tử cao su cũng có khoảng cách. Các phân tử không khí trong thành bóng cũng được cấu tạo như vậy nên chúng có thể chui qua các khoảng trống này làm cho bóng xẹp dần.
C5: Vì trong nước có các khoảng cách giữa các phân tử nên các phân tử oxi cũng xen lẫn vào, nên cá có thể sống dưới nước.
Hoạt động 5: Trò chơi ô chữ
- GV giới thiệu sơ lược cách chơi cho HS như sau:
Lớp chia làm 2 đội để thi với nhau. Từng đội lần lược trả lời các câu hỏi.
Có 8 câu hỏi tương ứng với 8 dòng. Mỗi câu trả lời đúng được 10đ. Đội nào đoán được từ khóa trước thì số điểm tương ứng với số câu còn lại. Đội chiến thắng sẽ dành được một phần quà. 
- HS chú ý lắng nghe Gv hướng dẫn thể lệ trò chơi. 
Tiến hành chơi trò chơi ô chữ.
3 . Củng cố bài giảng 
Trả lời các câu hỏi sách bài tập
4 . Hướng dẫn học tập ở nhà
Học bài 19 theo nội dung đã ghi vở
Làm các bài tập: 19.3; 19.4; 19.8; 19.9; 19.12 SBT trang 50,51
Đọc và soạn bài 20
Đánh giá, rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_19_cac_chat_duoc_cau_tao_nhu_the_na.docx