Kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 8 - Tiết 25 - Trường THCS Tam Thanh

9. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

 A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật.

 C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật.

 10. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?

 A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.

 C. Chuyển động không hỗn độn. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.

 11. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

 A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Thể tích. D. Khối lượng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 8 - Tiết 25 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:. MÔN: VẬT LÝ 8
LỚP: 8 TUẦN: 25 – TIẾT: 25
 Điểm:
A. Trắc nghiệm: (6đ)
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (6đ)
 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? 
 A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.
 B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.
 C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t.
 D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển một mét.
 2. Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:
 A. 1500W.	B. 7500W.	C. 600W.	D. 300W.
 3. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
 A. Viên đạn đang bay.	 B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
 C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
 4. Một lò xo được làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo lại có cơ năng?
 A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.	B. Vì lò xo có khả năng sinh công.
 C. Vì lò xo có khối lượng.	D. Vì lò xo được làm bằng thép.
 5. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 A. Khối lượng. 	B. Khối lượng và chất làm vật.
 C. Tốc độ.	D. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
 6. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
 A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
 B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
 C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
 D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
 7. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích:
 A. Nhỏ hơn 100cm3. 	 B. Bằng 100cm3. 
 C. Lớn hơn 100cm3.	 	 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
 8. Kính thước của một phân tử hiđrô vào khoảng 0,00000023mm. Độ dài của một chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
 A. l = 0,23m.	B. l = 0,23cm.	C. l = 0,23mm.	D. Một giá trị khác.
 9. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
 A. Khối lượng của vật.	B. Trọng lượng của vật.	
 C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.	D. Nhiệt độ của vật.
 10. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?
 A. Chuyển động không ngừng.	 B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.
 C. Chuyển động không hỗn độn. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
 11. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
 A. Nhiệt độ.	B. Nhiệt năng.	C. Thể tích.	D. Khối lượng.
 12. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì:
 A. Nhiệt năng của vật càng lớn.	`	B. Động năng của vật càng lớn.
 C. Thế năng của vật càng lớn.	D. Cơ năng của vật càng lớn.
B. Tự luận: (4 điểm)
 Câu 13: Một máy bay trực thăng khi cất cách, động cơ tạo ra một lực phát động 10800N, sau 90 giây máy bay đạt được độ cao 850m. Tính công và công suất của động cơ máy bay. (2 điểm)
 Câu 14: (2 điểm)
 a) Trong cốc nước muối có các phân tử muối và các phân tử nước. Hãy cho biết: Vị trí các phân tử muối và nước trong cốc có xác định được không? Tại sao? (1 điểm)
 b) Trong khi đóng đinh, nếu dùng búa đập nhiều lần vào đầu đinh, ta thấy chiếc đinh nóng lên. Hãy giải thích tại sao? (1 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm: (6 điểm)
Mỗi đáp án đúng được (0,5 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
C
B
D
D
A
C
D
C
D
A
B. Tự luận: (4 điểm)
 Câu 13: (2 điểm)
 Tóm tắt: (0,25 điểm) Giải:
F = 10800N Công của lực phát động là: 
t = 90s A = F.s = 10800.850 = 9180000(J). (0,75 điểm)
s = 850m Công suất của động cơ là: 
A= ? P = A/t = 9180000/90 = 102000(W). (0,75 điểm)
P = ? Đáp số: 9180000J; 102000W (0,25đ)
 Câu 14: (2 điểm)
 a) Vị trí các phân tử muối và nước trong cốc là không xác định, vì chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. (1 điểm)
 b) Khi đập nhiều lần vào đầu đinh tức là đã thực hiện công làm cho nhiệt năng của đinh tăng lên, kết quả là chiếc đinh đã nóng dần lên (nhiệt độ tăng). (1 điểm)

File đính kèm:

  • docmon_ly8tuan_25tiet_25.doc