Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 18: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Phòng chống tiếng ồn
Hoạt động của học sinh
- Các thành viên trong các nhóm ghi được kiến thức thu được vào giấy A4.
- Từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm được từ các hoạt động trước vào một góc trên tờ giấy A0 của nhóm.
- Thư ký của nhóm lựa chọn nội dung giống nhau và khác nhau, viết vào giữa tờ giấy A0.
- Từ các nội dung ở giữa tờ giấy A0, cả nhóm thống nhất xây dựng liên kết giữa các thông tin thu được với nhau, sơ đồ hóa các thông tin thu được vào mặt còn lại của tờ giấy A0
- Mỗi cá nhân đưa ra 3 ý tưởng thiết kế phương án đảm bảo phòng chống được tiếng ồn cho trường học.
- Thống nhất lựa chọn một trong các phương án trên và đảm bảo có tính đến: loại tiếng ồn được lựa chọn, loại vật liệu được sử dụng nhằm hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, trình bày về thiết kế, cách lắp đặt vật liệu.
- Cả nhóm thảo luận, lựa chọn phương án thiết kế, lắp đặt vật liệu tối ưu nhất. Thư kí ghi lại kết quả, các thành viên trong nhóm hoàn thành bản vẽ thiết kế ra giấy A0
- Cả nhóm thống nhất nội dung báo cáo
- Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên phụ trách một phần nội dung báo cáo.
- Nhóm trưởng tổng hợp các nội dung của các thành viên để hoàn thiện báo cáo.
Ngày soạn: 25/12/2019 Tiết 18: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Phòng chống tiếng ồn. I. Mục tiêu dạy học. 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm của các vật cách âm. - Xây dựng được phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập nhóm. - Biết cách trình bày một bài báo cáo. 3. Thái độ: - Có ý thức và kỉ luật trong việc hoàn thành bài tập nhóm. - Hăng say thảo luận để bài học trở nên sôi nổi. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - SGK vật lý 7. - Máy tính có kết nối internet, máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, điện thoại. 2. Học sinh: - Bút viết, giấy A4,A0 III. Tiến trình dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin. - Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin từ SGK và các nguồn khác... Các thông tin về "Phòng, chống tiếng ồn", "Các loại vật liệu cách âm", "Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn", "Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe và đời sống", "Các cách phòng chống tiếng ồn".... Hoạt động 2: Xử lý thông tin. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các nhiệm vụ cụ thể. Hoạt động 3: Lựa chọn phương án thiết kế phòng chống tiếng ồn. - Hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng cho phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học. - Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương án thiết kế. - Hướng dẫn học sinh thống nhất thiết kế phương án trên giấy. Hoạt động 4: Thiết kế bản trình bày báo cáo và đánh giá phương án thiết kế phòng chống tiếng ồn. - Giáo viên cho các nhóm chuẩn bị để lần lượt lên bảng báo cáo Hoạt động 5: Báo cáo các nội dung đã tìm hiểu. - Các thành viên trong các nhóm ghi được kiến thức thu được vào giấy A4. - Từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm được từ các hoạt động trước vào một góc trên tờ giấy A0 của nhóm. - Thư ký của nhóm lựa chọn nội dung giống nhau và khác nhau, viết vào giữa tờ giấy A0. - Từ các nội dung ở giữa tờ giấy A0, cả nhóm thống nhất xây dựng liên kết giữa các thông tin thu được với nhau, sơ đồ hóa các thông tin thu được vào mặt còn lại của tờ giấy A0 - Mỗi cá nhân đưa ra 3 ý tưởng thiết kế phương án đảm bảo phòng chống được tiếng ồn cho trường học. - Thống nhất lựa chọn một trong các phương án trên và đảm bảo có tính đến: loại tiếng ồn được lựa chọn, loại vật liệu được sử dụng nhằm hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, trình bày về thiết kế, cách lắp đặt vật liệu. - Cả nhóm thảo luận, lựa chọn phương án thiết kế, lắp đặt vật liệu tối ưu nhất. Thư kí ghi lại kết quả, các thành viên trong nhóm hoàn thành bản vẽ thiết kế ra giấy A0 - Cả nhóm thống nhất nội dung báo cáo - Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên phụ trách một phần nội dung báo cáo. - Nhóm trưởng tổng hợp các nội dung của các thành viên để hoàn thiện báo cáo. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - Yêu cầu các nhóm lần lượt lên bảng trình bày báo cáo. - Giáo viên đóng vai trò là người tham dự lắng nghe buổi báo cáo, đồng thời là người quay phim. Hoạt động 6: Tổng kết. Đánh giá báo cáo. - Đến khi các nhóm báo cáo xong và thảo luận xong, giáo viên nhận xét và đánh giá, đồng thời phát phiếu đánh giá hoạt động cho các nhóm. - Nhóm lên bảng trình bày và nhóm còn lại chú ý để nhận xét, đánh giá. - Các nhóm góp ý, thảo luận bổ sung cho nhau. - Các nhóm tự đánh giá và cho điểm nhau. Nhóm trưởng đánh giá và cho điểm các thành viên. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiêu chí đánh giá: Về sản phẩm: - Sử dụng được các vật liệu cách âm vào thiết kế phương án. - Thiết kế được phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học. - Phương án thiết kế đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp với không gian trường học, lớp học. Về hoạt động: Mỗi thành viên đều tham gia đề xuất về: + Loại tiếng ồn. + Vật liệu cách âm. + Phương án thiết kế. Phiếu đánh giá hoạt động. Họ và tên thành viên Mức độ đóng góp Đánh giá các thành viên theo các mức độ 0,1,2,3,4
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_7_tiet_18_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.docx