Giáo án môn Vật lý Lớp 7 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được âm cao (bổng)có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :

Nhận biết được âm cao (bổng)có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

5. Định hướng phát triển năng lực HS

a)Năng lực được hình thành chung :

 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

 - Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

 - Năng lực trao đổi thông tin.

 - Năng lực cá nhân của HS.

II. CHUẨN BỊ

1. GV : Giáo án, SGK, các nguồn âm như đàn ghita, mống nghiệm

2. HS mỗi nhóm:

 - Giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20cm và 40cm, 1 đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn cách đều nhau và được gắn động cơ, 1 nguồn điện 6V đến 9V, 1 tấm bìa mỏng.

 - 1 lá thép mỏng dài khoảng 20cm và 30cm gắn chặt vào hộp gỗ rỗng như hình 11.2 SGK.

 

docx195 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 7 (Bản mới), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?
    A. Xây tường chắn để ngăn cách.
    B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.
    C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.
    D. Che cửa bằng các màn vải.
Hiển thị đáp án
    Thay hệ thống cửa bằng cửa kính để ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn.
Bài 2: Câu nào sau đây là sai?
    A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.
    B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.
  C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.
    D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
Hiển thị đáp án
    Những âm thanh có cường độ lớn (độ to lớn) thường gây ô nhiễm tiếng ồn, còn tần số không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ⇒ Chọn đáp án D.
Bài 3: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
    A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.
    B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
    C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.
    D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Hiển thị đáp án
    Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học có gây ô nhiễm tiếng ồn.
Bài 4: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?
    A. Gần đường ray xe lửa         B. Gần sân bay
    C. Gần ao hồ         D. Gần đường cao tốc
Hiển thị đáp án
    Gần ao hồ thì không gây ô nhiễm tiếng ồn
Bài 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
    A. Làm trần nhà bằng xốp         B. Trồng cây xanh
    C. Bao kín các thiết bị gây ồn         D. Cả A, B, C
Hiển thị đáp án
    Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: làm trần nhà bằng xốp, trồng cây xanh, bao kín các thiết bị gây ồn ⇒ Chọn đáp án D
Bài 6: Khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:
    A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn         B. thay động cơ của máy nổ
 C. tránh xa vị trí gây tiếng ồn         D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả
Hiển thị đáp án
    Biện pháp khả thi khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn.
Bài 7: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
    A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
    B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
    C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.
    D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
Hiển thị đáp án
    Để hấp thụ bớt âm phải dùng các vật mềm, có bề mặt xù xì, không dùng các vật cứng và nhẵn vì chúng phản xạ âm đồng thời hấp thụ âm kém ⇒ Chọn D.
Bài 8: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?
    A. Gây mệt mỏi         B. Gây buồn ngủ
    C. Gây hưng phấn         D. Làm thính giác phát triển
Hiển thị đáp án
    Ô nhiễm tiếng ồn gây tác hại xấu đến hệ thần kinh của con người (mệt mỏi, rối loạn thần kinh, co giật hệ cơ...) ⇒ Chọn đáp án A
Bài 9: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?
    A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng         B. Ngăn tiếng ồn
    C. Làm cho cửa vững chắc         D. Chống rung
Hiển thị đáp án
    Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là ngăn tiếng ồn.
Bài 10: Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả để chống ô nhiễm tiếng ồn?
    A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
    B. Ngăn chặn đường truyền âm.
    C. Làm cho âm truyền theo hướng khác.
    D. Làm cho âm truyền thẳng.
Hiển thị đáp án
    Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
    - Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
    - Ngăn chặn đường truyền âm.
    - Làm cho âm truyền theo hướng khác.
    ⇒ Chọn đáp án D.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Y/c HS vận dụng kiến thức trong bài trả lời câu C5. Gọi 1 số em nêu biện pháp của mình. Trao đổi xem biện pháp nào khả thi.
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C6.
GV: Ở cạnh nhà, hàng xóm mở kraôkê to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5.
HS: Tùy HS.
C5: 
H.15.1: Máy khoan không làm vào giờ làm việc. Người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc
H.15.2: Đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác,. 
C6: 
- Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập, đóng cửa, treo rèm phòng hát.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Giải thích ( có thể về nhà)
1. Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không gian có thể trò chuyện với nhau mà không sử dụng micro và tai nghe,bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người như thế nào?
2. Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ta còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người theo sát?
Dự kiến trả lời:
- Âm được truyền qua không khí đến nón sau đó đến không khí và đến tai người. 
- Ban đêm yên tĩnh ta nghe rõ tiếng tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường. 
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò
- Học thuộc bài.
- Làm các bài tập trong SBT.
- Ôn tập lại kiến thức chương Quang Học và Chương Âm Học để tiết sau ôn tập và thi học kì I
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức, hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II.
2. Kĩ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3.Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :
- Nắm được các kiến thức đã học ở chương Quang Học và chương Âm Học trong học kì I.
5. Định hướng phát triển năng lực
a)Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
 - Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
 - Năng lực trao đổi thông tin 
 - Năng lực cá nhân của HS 
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
2. HS: Đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1') 
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào nội dung ôn tập)
3. Ôn tập kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức quang học và âm học. (20')
Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động :Năng lực kiến thức vật lý. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân HS.
GV tổ chức HS thành các nhóm và cho HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng, nhìn thấy một vật?
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
Câu 4: Thế nào là tia sáng? Kể tên các loại chùm sáng?
Câu 5: Thế nào là bóng tối? Bóng nũa tối?
Câu 6: Nguyệt thực là gì? Nhật thực là gì?
Câu 7: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 9: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng?
Câu 10: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 11: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng?
Câu 12: Thế nào là ảnh tạo bởi gương cầu lõm?
13: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi ánh sáng như thế nào?
Câu 14: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Câu 15: Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
Câu 16: Thế nào là âm cao, âm thấp?
Câu 17: Biên độ dao động là gì? Thế nào là âm to, âm nhỏ.
Câu 18: Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Và không truyền được trong môi trường nào?
Từng HS trả lời các câu hỏi Gv gọi
I. Lý thuyết
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng, nhìn thấy một vật?
- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4: Thế nào là tia sáng? Kể tên các loại chùm sáng?
- Ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
- Có 3 loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Câu 5: Thế nào là bóng tối? Bóng nũa tối?
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Câu 6: Nguyệt thực là gì? Nhật thực là gì?
1/ Nguyệt thực: Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói là có nguyệt thực.
2/ Nhật thực: Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, Thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta gọi là có nhật thực một phần.
Câu 7: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Độ lớn ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
Câu 9: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng?
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Câu 10: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
	Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
Câu 11: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng?
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 12: Thế nào là ảnh tạo bởi gương cầu lõm?
Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Câu 13: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi ánh sáng như thế nào?
- Đối với chùm tia tới song song: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
- Đối với chùm tia tới phân kì: một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
Câu 14: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
Câu 15: Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
Câu 16: Thế nào là âm cao, âm thấp?
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
- Dao động càng chậm, tần số dao động càng nho, âm phát ra càng thấp.
Câu 17: Biên độ dao động là gì? Thế nào là âm to, âm nhỏ.
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
- Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ.
Câu 18: Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Và không truyền được trong môi trường nào?
- Âm có thể truyền qua những môi trường như khí, rắn, lỏng 
- Không thể truyền qua chân không.
Hoạt động 2. Vận dụng. (20')
Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động :Năng lực kiến thức vật lý. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân HS.
GV cho HS các nhóm làm các câu bài tập định tính và định lượng sau
Câu 19: Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.
Câu 20: Một vật thực hiện 90 dao động trong 3s. hãy tính tần số dao động của vật đó.
Câu 21: Có 3 gương là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm cùng hình dạng và kích thước. Nêu cách nhận biết mỗi gương.
Câu 22: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước có tính chất gì giống và khác nhau?
Cá nhân HS thực hiện các bài tập
- HS lên bảng vẽ hình
Câu 19: Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.
Câu 20: Một vật thực hiện 90 dao động trong 3s. hãy tính tần số dao động của vật đó.
Câu 21: Có 3 gương là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm cùng hình dạng và kích thước. Nêu cách nhận biết mỗi gương.
Đặt sát một vật trước mỗi gương nếu:
- Ảnh của một vật là ảnh ảo, nhỏ hơn vật đó là gương cầu lồi.
- Ảnh của vật là ảnh ảo, lớn hơn vật đó là gương cầu lõm
- Ảnh của vật là ảnh ảo, bằng vật đó là gương phẳng.
Câu 22: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước có tính chất gì giống và khác nhau?
* Giống nhau: Đều là ảnh ảo, cùng chiều
* Khác nhau:
+ Gương phẳng cho ảnh bằng vật.
Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò :
Củng cố (4'):
- GV hệ thống lại tất cả các kiến thức trên 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung cơ bản vừa ôn
b. Dặn dò (1'):
- Yêu cầu HS :
+Về nhà ôn tập kĩ các kiến thức đã ôn
+Chuẩn bị tuần sau thi học kì I
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
 - Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS trong học kỳ I . Từ đó phát hiện những sai sót đẻ kịp thời uốn nắn, bổ sung .
 - Kiểm tra kỹ năng vẽ đường đi của tia sáng qua gương phẳng, kỹ năng vẽ ảnh của vật qua gương phẳng, kỹ năng giải thích các hiện tượng quang học, âm học .
 - Giáo dục tính cần cù chịu khó , phong cách làm việc độc lập nghiêm túc .
II. CHUẨN BỊ 
1. GV : Ra đề thi và tổ chức thi theo lịch
2. HS : Ôn tập toàn bộ học kỳ I 
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Ma trận kiểm tra :
(Kết hợp trắc nghiệm và tự luận : 40% TNKQ, 60% TL)
Nội dung
Trọng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp 1,2
Vận dụng cấp 3,4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương Quang học
Số câu
3
3
1
1
8
Điểm
1,5đ
1,5đ
2đ
2đ
7đ
Tỉ lệ
15%
15%
20%
20%
70%
Chương Âm học 
Số câu
2
1
3
Điểm
1đ
2đ
3đ
Tỉ lệ
10%
20%
30%
 Tổng 
Số câu
8
3
11
Điểm
4đ
6đ
10đ
Tỉ lệ
40%
60%
100%
ĐỀ A :
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm).(15 phút). Hãy khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng của các câu sau :
Câu 1: Mắt ta nhận biết ánh sánh khi 
xung quanh ta có ánh sáng. 	
ta mở mắt.
C. có ánh sánh truyền vào mắt ta. 	
D. không có vật chắn sáng.
Câu 2: Vật nào dưới đây là nguồn sáng ? 
	A. Mặt Trăng. 	
	B. Ngọn nến đang cháy. 
	C. Quyển vở. 	
	D. Bóng đèn điện. 	
Câu 3: Khi có nguyệt thực thì?
	A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.	
	B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
	C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa. 	
	D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa.
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
	A. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường.
	B. Nhìn thấy quyển vở trên bàn.
	C. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.
	D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ. 
Câu 5: Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô. Vì:
	A. Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn. 
	B. Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn. 
	C. Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn. 
	D. Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn. 
Câu 6 : Gương nào có thể dùng làm đèn chiếu sáng của ôtô?
	A. Gương cầu lồi.
	B. Gương cầu lõm.
	C. Gương phẳng.	
	D. Cả ba loại gương trên. 
Câu 7: Một vật khi phát ra âm thanh thì nó có đặc điểm:
	A. Đứng yên 	B. Dao động 
	C. Phát âm 	D. İm lặng.
 Câu 8 : Đơn vị đo tần số âm là gì?
	 A. Hz . 	B. N. 	
 	 C. dB. 	D. kg.
II. TỰ LUẬN. (6 điểm). (30 phút). Giải các bài tập sau :
Câu 1. (2đ): Cho hai điểm A và B trước gương phẳng như hình vẽ sau. Hãy vẽ tia sáng từ A đến gương cho tia phản xạ đi qua B. Trong đó thể hiện góc tới, góc phản xạ và đường pháp tuyến. 
 Câu 2. (2đ) : Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Vẽ hình biểu diễn? 
Câu 3. (2đ): Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật có đặc điểm gì ? Cho ví dụ ? 
ĐỀ B : 
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). (15 phút). Hãy khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng của các câu sau :
Câu 1: Khi có nguyệt thực thì?
	A. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.	
	B. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
	C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa. 	
	D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa.
Câu 2: Mắt ta nhận biết ánh sánh khi 
xung quanh ta có ánh sáng. 	
ta mở mắt.
C. không có vật chắn sáng.	
D. có ánh sánh truyền vào mắt ta. 
Câu 3: Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô. Vì:
	A. Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn. 
	B. Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn. 
	C. Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn.
	D. Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn. 
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
	A. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường.
	B. Nhìn thấy quyển vở trên bàn.
	C. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ. 
	D. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.
Câu 5: Một vật khi phát ra âm thanh thì nó có đặc điểm:
	A. Đứng yên. 	B. İm lặng. 
	C. Phát âm. 	D. Dao động. 
Câu 6 : Gương nào có thể dùng làm đèn chiếu sáng của ôtô?
	A. Gương cầu lõm.
	B. Gương cầu lồi.
	C. Gương phẳng.	
	D. Cả ba loại gương trên. 
Câu 7. Đơn vị đo tần số âm là gì?
	 A. Hz . 	B. dB. 	
 	 C. N 	D. kg.
Câu 8: Vật nào dưới đây là nguồn sáng ? 
	A. Mặt Trăng. 	
	B. Bóng đèn điện.
	C. Quyển vở. 	
	 D. Ngọn nến đang cháy. 	
II. TỰ LUẬN. (6 đ). Giải các bài tập sau :
Câu 1: Cho hai điểm A và B trước gương phẳng như hình vẽ sau. Hãy vẽ tia sáng từ A đến gương rồi đi qua B trong đó thể hiện góc tới, góc phản xạ và đường pháp tuyến. (2đ)
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT 
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM). Mỗi câu chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm
Đề A :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
B
D
C
B
B
C
Đề B :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
C
D
A
B
D
PHẦN II. TỰ LUẬN. CẢ ĐỂ A VÀ ĐỀ B. (6 ĐIỂM) :
Câu 1 : Vẽ tia sáng từ A đến gương và từ gương phản xạ qua B :
Vẽ được ảnh A’ của A qua gương đúng tính chất khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương . (0,5đ)
Vẽ được đường kéo dài từ A’ qua B. (0,5đ)
Vẽ được pháp tuyến và xác định các góc tới, góc phản xạ. (0,5đ)
Vẽ kí hiệu tia tới và tia phản xạ. (0,5đ)
Câu 2 : Định luật phản xạ ánh sáng 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. (1đ)
- Góc phản xạ luôn bằng góc tới. (1đ).
Câu 3 : 
- Tai ta nghe được tiếng vang là âm phản xạ dội lại cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.(1đ)
- Những

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_ly_lop_7_ban_moi.docx