Giáo án Vật lý 9 - Tiết 7, Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn - Nguyễn Thanh Phương

- Yêu cầu thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây.

- GV có thể gợi ý cách kiểm tra sự phụ thuộc của một đại lượng vào 1 trong các yếu tố khác nhau đã học ở lớp dưới.

- Yêu cầu đưa ra phương án thí nghiệm tổng quát để có thể kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào 1 trong 3 yếu tố của bản thân dây dẫn

Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

- Dự kiến cách tiến hành thí nghiệm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 7, Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết thứ 07, Tuần 04
Tên bài dạy
Bài: 7
SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
I. Mục tiêu
1- Kiến thức:
- Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn).
- Suy luận và tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài.
- Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ với chiều dài của dây.
2- Kĩ năng:
- Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn.
3- Thái độ: 
-Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy:
- 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
- 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
- 1 nguồn điện 3V, 1 công tắc, 8 đoạn dây nối.
- 3 dây điện trở có cùng tiết diện, được làm bằng cùng một loại vật liệu: 1 dây dài l, 1 dây dài 2 l, 1dây dài 3 l. Mỗi dây được quấn quanh một lõi cách điện phẳng, dẹt và dễ xác định số vòng dây.
2. Trò: Chuẩn bị giấy trong đã kẻ sẵn bảng 1 (tr20 - SGK)
III. Các bước lên lớp
1- Ổn định lớp 
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Nội dung bài mới :
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
Tìm hiểu điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Yêu cầu HS quan sát các đoạn dây dẫn ở hình 7.1 cho biết chúng khác nhau ở yếu tố nào? Điện trở của các dây dẫn này liệu có như nhau không? ® Yếu tố nào có thể gây ảnh hưởng đến điện trở của dây dẫn.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây.
- GV có thể gợi ý cách kiểm tra sự phụ thuộc của một đại lượng vào 1 trong các yếu tố khác nhau đã học ở lớp dưới.
- Yêu cầu đưa ra phương án thí nghiệm tổng quát để có thể kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào 1 trong 3 yếu tố của bản thân dây dẫn
Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Dự kiến cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây bằng cách trả lời câu C1.
® GV thống nhất phương án thí nghiệm ® Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.2a ® Yêu cầu các nhóm chọn dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 1 (GV phát giấy trong cho các nhóm).
- Yêu cầu nêu kết luận qua thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- GV: Với 2 dây dẫn có điện trở tương ứng R1, R2 có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu chiều dài dây dẫn tương ứng là l1 và l2 thì: 
 - Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C2.
- Tương tự với câu C4.
- HS thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây.
- Thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây.
- Đại diện nhóm trình bày phương án, HS nhóm khác nhận xét ® phương án kiểm tra đúng.
® Đưa ra kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.
- HS nêu dự đoán.
- Các nhóm chọn dụng cụ để tiến hành thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm ® Ghi kết quả vào bảng 1.
HS: hoàn thành câu C2
HS: hoàn thành câu C4
I- Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau.
- Các dây dẫn này khác nhau:
+ Chiều dài dây
+ Tiết diện dây
+ Chất liệu làm dây dẫn
II- Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.
Điện trở của các dây dẫn có dùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.
III. Vận dụng 
- C2: Chiều dài dây càng lớn (l càng lớn) ® Điện trở của đoạn mạch càng lớn (R càng lớn). Nếu giữ hiệu điện thế (U) không đổi ® Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch càng nhỏ (I càng nhỏ) ® Đèn sáng càng yếu.
- Câu C4: 
Vì hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây không đổi. I1 = 0,25I2 ® R2 =0,25 R1 hay R1 = 4R2.Mà ® l1 = 4 l2.
4. Củng cố:
- HDHS hoàn thành C3
C3: Điện trở của cuộn dây là: 
Chiều dài của cuộn dây là: 
5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:	
- Đọc trước sgk bài 8 - Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn.
- Làm các bài tập 7.1 -> 7.4 trong sbt.
- Đọc có thể em chưa biết. Học thuộc ghi nhớ.
IV. Rút kinh nghiệm:
* Ưu: .............................................................................................................................
* Khuyết:.......................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:............................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết thứ 08, Tuần 04
Tên bài dạy:
Bài: 8
SỰ PHỤ THUỘC CỦA BIẾN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN CỦA DÂY DẪN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.Biết cách suy luận rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng vật liệu thì điện trở của chúng tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây.Biết cách bố trí và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của dây. Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một vật liệu thì tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát suy luận, lắp mạch điện và tiến hành thí nghiệm, đọc báo cáo số liệu.
3. Thái độ:Nghiêm túc, trung thực trong báo cáo số liệu. Tích cực suy nghĩ tham gia vào các hoạt động của nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Bảng 1 cho các nhóm. 
- 2 dây constantan có cùng chiều dài: l= 1800mm, và có tiết diện lần lượt là: F0,3mm, F0,6mm. 
- 1 Biến thế nguồn. 1 vônkế 1 chiều (GHĐ:12V), 1 ampe kế 1 chiều (GHĐ: 3A). Khoá K, bảng điện và một số đoạn dây nối (7 đoạn).
2. Trò: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
III. Các bước lên lớp
1- Ổn định lớp 
2- Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày nội dung phần ghi nhớ của bài 7
3- Nội dung bài mới :
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
Nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện
GV: Yêu cầu các nhóm nêu dự đoán để xét sự phụ thuộc của R dây dẫn vào tiết diện ta cần phải sd các dây dẫn có đặc điểm ntn?
GV: Yêu cầu các nhóm quan sát tìm hiểu mạch điện H8.1 và hoàn thành C1?
GV: Nếu các dây dẫn trong H8.1b,c được chập sát vào nhau thành 1 dây dẫn duy nhất => có tiết diện tương ứng là 2S, 3S =.> có điện trở R2, R3 như trên. Hãy nêu dự đoán về mqh giữa điện trở và tiết diện của chúng? 
GV: Để kiểm tra xem dự đoán của nhóm nào chính xác chúng ta sang phần II.
Tiến hành TN kiểm tra dự đoán:
GV: Yêu cầu hs vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. 
GV : Phát dụng cụ cho các nhóm.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét. 
GV: Nhận xét và Yêu cầu hs tính so sánh với .
Lưu ý: Trong kỹ thuật f có nghĩa là đường kính tiết diện dây dẫn.
S = pr2 (Tiết diện - mặt cắt của vật hình trụ => tiết diện là diện tích hình tròn) 
GV: Yêu cầu hs nêu KL về sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn?
GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân hoàn thành C3, C4, 
HS : Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện nhóm trả lời.
- HS : Làm việc theo nhóm. Đại diện trả lời
HS: Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm nêu dự đoán của nhóm mình.
HS : Làm việc cá nhân vẽ sơ đồ vào vở.
HS: Các nhóm lên nhận dụng cụ TN. Thảo luận nhóm nêu các bước bước tiến hành TN.
HS: Đại diện các nhóm báo cáo KQ
HS: Tính tỉ số = 
HS: Làm việc theo nhóm rút ra KL.
C4: VD CT rút ra ở phần 3 => R2
HS: Làm việc cá nhân hoàn thành C3->C4
I. Dự đoán sư phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn:
C1: 
Nhóm 1,3,4: Điện trở dây dẫn tỷ lệ nghịch với tiết diện dây.
- Nhóm 2 : Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với tiết diện dây.
II. TN kiểm tra :
+
-
K
S1 
R1 
1. Sơ đồ:
2. Tiến hành TN::
- B1: Mắc dây dẫn có l = 1800mm, F0.3mm vào mạch điện. Điều chỉnh BTN để Ura = 3V. Ghi số chỉ U1, I1.
- B2: Thay dây trên bằng dây dẫn có cùng l, F0.6mm. Ura = 3V. Ghi số chỉ U2, I2.
- B3: Từ bảng KQ tính R1, R2 => mlh giữa R và tiết diện dây dẫn.
3. Nhận xét: 
- Dây dẫn có tiết diện càng lớn thì R dây dẫn càng nhỏ.
CM:
4. Kết luận: 
Điện trở của dây dẫn tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây.
III. Vận dụng:
- C3: 
- C4:
4. Củng cố: 
GV dùng C5,6 để củng cố bài
5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:	
- Đọc trước sgk bài 9 - Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 
- Học thuộc ghi nhớ. Đọc Có thể em chưa biết
- Làm các bài tập 8.1 -> 8.5 trong sbt. 
IV. Rút kinh nghiệm:
* Ưu: .............................................................................................................................
* Khuyết:.......................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:............................................................................................
Phong Thạnh A, ngày...../...../2015
Ký duyệt T4
Long Thái Vương

File đính kèm:

  • docBai_7_Su_phu_thuoc_cua_dien_tro_vao_chieu_dai_day_dan.doc