Giáo án Vật lý 9 - Tiết 29, Bài 28: Động cơ điện một chiều - Nguyễn Thanh Phương
Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều
GV: Y/c hs vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD của khung dây, biểu diễn cặp lực đó trên hình vẽ.
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời C2.
GV: Yêu cầu hs tiến hành TN xem kết quả C3 dự đoán có chính xác không.
GV: Vậy hãy cho biết động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào?
Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện
GV: Khi hoạt động Đ/c điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Ngày soạn: Tiết thứ: 29,Tuần 15 Tên bày dạy: Bài: 28 ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện 1 chiều. - Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện. - Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng bố trí lắp đặt các dụng cụ làm thí nghiệm. - Rèn kỹ năng suy nghĩ, lập luận và hợp tác trong nhóm. 3. Thái độ :- Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhóm. Trung thực trong báo cáo kết quả TN. II. Chuẩn bị 1. Thầy:- Một BTN (6V), khoá K, mô hình động cơ điện một chiều. 2. Trò: sgk III . Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ BT1: Hình vẽ nào vẽ đúng chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn? N N N N A. B. C. D. F S S S S F F F BT2: Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn ở hình a và các từ cực ở hình B. N S a) b) F 3. ND bài mới GV: Nêu tình huống mở bài như sgk. Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài "Động cơ điện một chiều”. HĐ của thầy HĐ của trò ND ghi bảng Tìm hiểu cấu tạo của động cơ điện một chiều GV: Đưa mô hình cho các nhóm y/c hs tìm hiểu cấu tạo của động cơ điện một chiều. GV : Gọi 1 hs lên bảng chỉ rõ trên mô hình 2 bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều. Nội dung tích hợp GV : Nêu các biện pháp dể bảo vệ môi trường ? Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều GV: Y/c hs vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD của khung dây, biểu diễn cặp lực đó trên hình vẽ. GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời C2. GV: Yêu cầu hs tiến hành TN xem kết quả C3 dự đoán có chính xác không. GV: Vậy hãy cho biết động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào? Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện GV: Khi hoạt động Đ/c điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? GV: Y/c hs làm việc cá nhân C5-> C7. - HS: Làm việc nhóm tìm hiểu mô hình. Đại diện 1 lên bảng làm theo y/c của giáo viên. - HS : Thảo luận, cử đại diện trả lời - HS: Làm việc nhân hoàn thành C1: xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD của khung dây, biểu diễn cặp lực đó trên hình vẽ. - HS : Thảo luận nhóm hoàn thành C2 - HS: Tiến hành TN theo nhóm kiểm tra dự đoán của C3. - HS: Trao đổi thảo luận để rút ra KL về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của đ/c điện 1 chiều. - HS: Thảo luận nhóm rút ra nhận xét - HS: Làm việc cá nhân hoàn thành C5 -> C7. - Thảo luận toàn lớp đưa ra kq đúng. I. Nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 1. Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây cho dũng điện chạy qua. - Khi động cơ điện một chiều hoạt động, tại các cổ góp (chỗ đưa điện vào roto của động cơ) xuất hiện các tia lửa điện kèm theo không khí có mùi khét. Các tia lửa điện này là tác nhân sinh ra khí NO, NO2, có mùi hắc. Sự hoạt động của động cơ điện một chiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng điện) và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến truyền hỡnh gần đó. - Biện pháp bảo vệ môi trường: + Thay thế các động cơ điện một chiều bằng động cơ điện xoay chiều. + Tránh mắc chung động cơ điện một chiều với các thiết bị thu phát sóng điện từ. 2. Hoạt động của động cơ điện một chiều: Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. - C1: - C2: khung dây sẽ quay do t/d của 2 lực - C3: Tiến hành TN => Khung dây quay. 3. Kết luận: sgk - Bộ phận đứng yên được gọi là Stato: Nam châm. - Bộ phận quay (rôto): Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. - Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện đi qua khung, dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay. II. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện: - Khi đ/c điện 1 chiều hoạt động, điện năng được chuyển hoá thành cơ năng. III. Vận dụng: - C5: Ngược chiều kim đồng hồ. - C6: vì NC vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như NC điện 4. Củng cố - Nêu cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều - Động cơ điện một chiều hoạt động đã biến đổi điện năng thành những dạng năng lượng nào? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. Đọc có thể em chưa biết. Làm BT 28.1 -> 28.4 trong sbt vật lý. - Đọc trước sgk bài 29, viết sẵn mẫu báo cáo thực hành và trả lời câu hỏi phần1. IV. Rút kinh nghiệm * Ưu: ....................................................................................................................... * Khuyết:.................................................................................................................. * Định hướng cho tiết sau:....................................................................................... Ngày soạn: Tiết thứ: 30,Tuần 15 Tên bày dạy: Bài: 30 BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên. - Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ 2. Kỹ năng :- Rèn kỹ năng suy luận lôgíc, vận dụng được kiến thức vào thực tế. 3. Thái độ :- Hăng say học tập. Tích cực phát huy tinh thần học tập tích cực. II. Chuẩn bị 1. Thầy: - Một số tranh vẽ. - Một biến thế nguồn (6V), một ống dây dẫn n = 800 vòng, 1 thanh nam châm thẳng, một khoá K, một sợi dây mảnh, một giá thí nghiệm. 2. Trò: sgk III . Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới HĐ của thầy HĐ của trò ND ghi bảng Bài tập 1: GV: Yêu cầu 2 hs đứng tại chỗ nhắc lại quy tắc nắm tay phải. GV: Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 1 trong sgk. GV: Gọi đại diện một hs lên bảng chữa bài GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm kiểm tra lại kết quả bài làm. Giải bài 2 : GV: Yêu cầu hs vẽ lại hình vào vở. GV: Y/c hs đọc đề bài, vẽ hình lên bảng, gọi 3 hs lên bảng xác định các đại lượng còn thiếu. GV : Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các bước giải bài tập có vận dụng quy tắc. Giải bài 3: GV: Yêu cầu hs đọc đề bài. GV : Treo bảng phụ có sẵn hình 30.3. Gọi 1 hs lên bảng làm bài. GV: Nhận xét - cho điểm - HS: Đứng tại chỗ phát biểu - HS : Cá nhân đọc nội dung bài tập 1. Giải bài. Đại diện 1 hs lên bảng chữa bài. HS : Tiến hành TN theo nhóm kiểm chứng lại kết quả bải giải. - HS: Làm việc cá nhân vẽ - HS : Đại diện 1 hs đọc đầu bài. Làm việc cá nhân giải bài 2. - HS : Chữa vào vở - HS: Đại diện 1 hs đọc đề bài - HS: Đại diện 1 hs lên bảng làm bài 3 Bài tập 1 a) Nam châm bị hút vào ống dây. b) Lúc đầu NC bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của NC hướng về phía đầu B của ống dây thì NC bị hút vào ống dây. Bài tập 2 S N S N S N a) b) c) Bài tập 3 a) Lực được biểu diễn trên hình vẽ. b) Quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Khi lực có chiều ngược lại => đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường. 4. Củng cố Việc giải các bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào? 5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: - Đọc trước sgk bài 31 - Hiện tượng cảm ứng điện từ. - Bài tập 30.1 đến 30.5 trong sbt. IV. Rút kinh nghiệm * Ưu: ......................................................................................................................... * Khuyết:................................................................................................................... * Định hướng cho tiết sau:......................................................................................... Phong Thạnh A, ngày...../...../2015 Ký duyệt T15 Long Thái Vương
File đính kèm:
- Bai_28_Dong_co_dien_mot_chieu.doc