Giáo án Vật lý 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát

Đặt vấn đề: Khi nào có Fms? Các loại Fms thường gặp.

GV lấy ví dụ thực tế về lực cản trở chuyển động, khi vật này trượt trên bề mặt cảu vật khác để HS nhận biết đặc điểm của Fms trượt.

-Yêu cầu HS trả lời C1.

Qua các thí dụ về Fms yêu cầu HS rút ra nhận xét Fms trượt xuất hiện khi nào?

GV cung cấp thí dụ về sự xuất hiện, đặc điểm của lực ma sát lăn.

Yêu cầu HS trả lời C2.

Yêu cầu HS trả lời câu C3.

GV cung cấp ví dụ rồi phân tích về sự xuất hiện, đặc điểm của Fms nghỉ.

Thông qua thực nghiệm GV phải hướng dẫn HS phát hiện đặc điểm của ma sát nghỉ là:

+ Cường độ thay đổi tuỳ theo lực tác dụng lên vật.

+ Luôn có tác dụng giữa vật ở trong trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.

Yêu cầu HS đọc hướng dẫn TN và làm TN .

Cho HS trả lời câu C4.

Lực cân bằng với lực kéo trong trường hợp này được gọi là lực ma sát nghỉ Fms nghỉ = FK.

GV nhấn mạnh: Khi tăng lực kéo, vật vẫn đứng yên, GV yêu cầu HS so sánh lực cản tác dụng lên vật trong tường hợp đầu và sau khi tăng lực kéo?

GV hỏi: Độ lớn Fms nghỉ có phải là có giá trị xác định? có phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng lên vật?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 06 , Tuần 06
Tên bài dạy 
Bài 6 LỰC MA SÁT
I. Mục tiêu
1. KT: Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mổi loại này.
2. KN: Làm được TN để phát hiện ma sát nghỉ.Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi , có hại trong đời sống và kỹ thuật. Trình bày được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
3.T Đ: Rèn kỷ năng thực hành TN 
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Mỗi nhóm HS: 1 lực kế, 1 miếng gỗ (có 1 mặt nhẵn, 1 mặt nhám) , 1 quả cân phục vụ cho TN 6.2 SGK. Tranh vẽ vòng bi.
2. Trò: Xem bài trước ở nhà
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài củ: 	
a. Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ?
b. Một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật sẽ thế nào? nếu ban đầu: - vật đang đứng yên. - vật đang chuyển động. 
3. ND bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Đặt vấn đề: Khi nào có Fms? Các loại Fms thường gặp.
GV lấy ví dụ thực tế về lực cản trở chuyển động, khi vật này trượt trên bề mặt cảu vật khác để HS nhận biết đặc điểm của Fms trượt.
-Yêu cầu HS trả lời C1.
Qua các thí dụ về Fms yêu cầu HS rút ra nhận xét Fms trượt xuất hiện khi nào?
GV cung cấp thí dụ về sự xuất hiện, đặc điểm của lực ma sát lăn.
Yêu cầu HS trả lời C2.
Yêu cầu HS trả lời câu C3.
GV cung cấp ví dụ rồi phân tích về sự xuất hiện, đặc điểm của Fms nghỉ.
Thông qua thực nghiệm GV phải hướng dẫn HS phát hiện đặc điểm của ma sát nghỉ là: 
+ Cường độ thay đổi tuỳ theo lực tác dụng lên vật.
+ Luôn có tác dụng giữa vật ở trong trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.
Yêu cầu HS đọc hướng dẫn TN và làm TN .
Cho HS trả lời câu C4.
Lực cân bằng với lực kéo trong trường hợp này được gọi là lực ma sát nghỉ Fms nghỉ = FK.
GV nhấn mạnh: Khi tăng lực kéo, vật vẫn đứng yên, GV yêu cầu HS so sánh lực cản tác dụng lên vật trong tường hợp đầu và sau khi tăng lực kéo? 
GV hỏi: Độ lớn Fms nghỉ có phải là có giá trị xác định? có phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng lên vật?
GV hỏi: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
Yêu cầu HS tìm ví dụ về Fms nghỉ trong đời sống. (C5)
Yêu cầu HS làm câu C6 .
GV yêu cầu HS chỉ ra được các tác hại của ma sát trong hình 6.3.
GV yêu cầu HS nêu các biện pháp làm giảm ma sát ?
Sau khi HS làm riêng từng phần, GV chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát .
B/pháp tra dầu mỡ có thể làm ma sát từ 8 => 10 lần.
GV cho Hs làm câu C7.
GV yêu cầu HS quan sát hình 6.4 và cho biết Fms có tác dụng như thế nào?
GV yêu cầu HS chỉ ra các biện pháp làm tăng ma sát.
Sau khi HS trả lời riêng từng hình, GV chốt lại: - ích lợi của ma sát.
 Cách làm tăng ma sát.
Yêu cầu HS nghiên cứu C8 sau đó gọi 1 em trả lời, yêu cầu lớp nhận xét.
GV hỏi và yêu cầu HS trả lời.
 Ô tô và xe đạp vật nào có quán tính lớn hơn → vật nào dể thay đổi vận tốc hơn?	
Yêu cầu HS làm câu C9 .
- Có mấy loại ma sát? Hảy kể tên các lực ma sát đó sinh ra khi nào?
- Fms trong trường hợp nào có lợi ? Cách làm tăng?
- Fms trong trường hợp nào có hại ? Cách làm giảm?
HS nghe Gv cung cấp một số ví dụ về tường hợp xuất hiện lực ma sát.
HS kể thêm một số ví dụ về Fms trượt.
HS nhận xét đặc điểm của Fms trượt, trả lời C2.
HS chỉ ra được điều kiện để xuất hiện Fms trượt. 
HS nhận xét về đặc điểm của ma sát lăn.
HS trả lời câu C2: tìm 1 số ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kỹ thuật.
HS trả lời câu C3: hình 6.1a: 3 người đẩy hòm trượt trên mặt sàn, khi đó giữa hòm và sàn có Fms trượt. Hình 6.1b: một người đẩy hòm nhẹ nhàng do có bánh xe, khi đó giữa bánh xe với mặt sàn có Fms lăn.
HS rút ra nhận xét: cường độ của lực ma sát lăn nhỏ hơn cường độ của Fms trượt.
-Hs nghe GV nêu, phân tích một số ví dụ sự xuất hiện Fms nghỉ.
-HS chỉ ra được đặc điểm của Fms nghỉ..............
- HS đọc hướng dẫn TN, làm TN.
- HS đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa chuyển động .
HS trả lời câu C4.
 Vật không thay đổi vận tốc chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có 1 lực cản, lực này cân bằng với lực kéo.
HS chỉ ra khi tăng FK thì Fms cũng tăng.
HS: Trả lời được độ lớn lực ma sát nghỉ có giá trị không xác định. Nó phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng lên vật.
HS trả lời lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của các lực khác mà vẫn đứng yên (không trượt).
HS trả lời câu C5: kể ra một số ví dụ về lực ma sát nghỉ thường gặp.
HS trả lời câu C6: 
a. Ma sát trượt làm mòn xích đĩa.
 Khắc phục : tra dầu .
b. Ma sát trượt làm mòn trục làm cản trở chuyển động quay của bánh xe.
 Khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu.
c. Ma sát trượt cản trở ch động của thùng.
 Khắc phục: lắp bánh xe (thay ma sát trượt bằng ma sát lăn).
Hs trả lời câu C7: 
a. Fms giữ phấn trên bảng.
b. Fms giữ cho ốc và vít giữ chặt vào nhau.
c. Fms làm nóng chổ tiếp xúc để đốt nóng diêm.
d. Fms giữ cho ô tô trên mặt đường.
1 HS trả lời câu C8, cả lớp nhận xét.
a. Sàn gổ, sàn đá hoa khi lau nhẵn (trơn) → Fms nghỉ 	 ít → chân khó bám vào sàn, dễ ngã , Fms nghỉ có lợi.
b. Bun trơn Fms lăn giữa lốp xe và mặt đường giảm → bánh xe bị quay trượt trên đất → Fms lăn có lợi.
c. Ma sát làm đế giày mòn → ma sát có hại.
 Ô tô có quán tính lớn hơn xe đạp.
Xe đạp dể thay đổi vận tốc hơn.
HS trả lời câu C9.
HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố bài.
I. Khi nào có lực ma sát
 1. Lực ma sát trượt
 Nhận xét :
 Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật trượt trên bề mặt của vật khác.
 2. Lực ma sát lăn
 Nhận xét:
 Lực ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt của một vật khác.
3. Lực ma sát nghỉ
 Nhận xét:
 Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của các lực khác.
II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật 
 1. Lực ma sát có thể có hại 
 Nhận xét: Lực ma sát làm nóng và làm mòn vật, cản trở chuyển động.
Biện pháp làm giảm ma sát: bôi trơn, làm nhẵn bề mặt, lắp vòng bi, lắp bánh xe con lăn . . . . . 
2. Lực ma sát có thể có ích 
 Khi cần mài mòn vật, giữ vật đứng yên, làm vật nóng lên . . . . .
Biện pháp làm tăng ma sát:
 Tăng độ nhám của bề mặt.
 Thay đổi chất liệu tiếp xúc.
III. Vận dụng
C8:
a. Ma sát nghỉ có lợi : cách làm tăng Fms: chân phải đi dép xốp.
b. Fms lăn có lợi: cách làm tăng Fms: rải cát trên đường.
c. Fms có hại. 
d. Ô tô có m lớn → quán tính lớn → khó thay đổi v → Fms nghỉ phải lớn để bánh xe bám vào mặt đường → bề mặt lốp phải khía rảnh sâu, Fms có lợi.
e. Bôi nhựa thông để tăng lực ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị, Fms có lợi.
C9:
 Biến Fms trượt → Fms lăn → giảm Fms → máy móc chuyển động dễ dàng.
4.Củng cố: 
Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk, đọc phần có thể em chưa biết
BT: Đặt 1 cái ly đựng đầy nước lên góc khăn lụa mỏng ở sát mép bàn. Làm thế nào để rút khăn lụa ra khỏi bàn và chân li mà ly không bị đổ? Giải thích?
HD giật khăn thật nhanh theo phương nằm ngang. Vì li nước nặng có quán tính lớn khi giật nhanh ly nước chưa kịp thay đôi vận tốc thì khăn ra khỏi đáy cốc.
5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:	
- Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập từ 6.1 → 6.5 (SBT). 
IV. Rút kinh nghiệm
* Ưu: .............................................................................................................................
* Khuyết:.......................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:............................................................................................
Phong Thạnh A, ngày...../...../2015
Ký duyệt T6
Long Thái Vương

File đính kèm:

  • docBai_6_Luc_ma_sat.doc