Giáo án Vật lý 8 tiết 30: Công thức tính nhiệt lượng

Hoạt động 2(5p) Nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào

 Mục tiu: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ?

 Gv nêu vấn đề: nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ?

 Gọi hs dự đoán, gv ghi lên bảng và phân tích yếu tố nào là hợp lí, yếu tố nào không hợp lí. Sau đó đưa đến dự đoán 3 y/tố:

- Khối lượng.

- Độ tăng nhiệt độ

Chất cấu tạo nên vật

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 30: Công thức tính nhiệt lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 – tiết PPCT : 30
CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
Ngày dạy: . . . . . . 
1/. Mục tiêu.
 1.1.kiến thức: 
 Hs nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
 Hs biết được cơng thức tính nhiệt lượng thu vào trong quá trình truyền nhiệt.
 1.2. Kĩ năng: HS thực vận dụng cơng thức Q = m.c.Dt.
 1.3. Thái độ: 
 Thĩi quen nghiêm túc trong học tập.
 Tính cách: Yêu thích mơn học
2- Nội dung học tập
 Vận dụng cơng thức Q = m.c.Dt
3/ Chuẩn bị:
 3.1/GV: bảng kết quả thí nghiệm 24.1, 24.2, 24.3.
 3.2/ Hs: Đọc kĩ trước phần thí nghiệm
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 8A1: 
 8A2: .
 4.2. Kiểm tra miệng . 
? /. Đối lưu là gì?(4đ) 
?/. Bức xạ nhiệt là gì?(3đ)
?/. Khả năng hấp thụ nhiệt phụ thuộc vào tính chất gì của vật?.(3đ)
 => Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng dòng chất lỏng, chất khí.
 => Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
 => Khả năng hấp thụ nhiệt phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng xẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1(2p)
 Giới thiệu bài : như sgk/83
Hoạt động 2(5p) Nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào 
 Mục tiêu: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ?
 Gv nêu vấn đề: nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ?
 Gọi hs dự đoán, gv ghi lên bảng và phân tích yếu tố nào là hợp lí, yếu tố nào không hợp lí. Sau đó đưa đến dự đoán 3 y/tố:
Khối lượng.
Độ tăng nhiệt độ
Chất cấu tạo nên vật.
 Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 1 trong ba y/tố ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào? 
 I/. Nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ?
Khối lượng.
Độ tăng nhiệt độ
 - Chất cấu tạo nên vật
Hoạt động 3(7p) Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật
 Mục tiêu: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
 Gv: y/c hs nêu cách thí nghiệm để k/tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật.
 Hs: đun nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của vật là như nhau.
 Gv: nêu cách tiến hành thí nghiệm và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.1
 Y/c hs phân tích rồi trả lời C1, C2.
 Hs: thảo luận trả lời.
 Đại diện lên trả lời.
 Y/c hs ghi kết luận C2 vào vở
 1/. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
C1/. 
 - Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau
 - Khối lượng khác nhau. 
 - Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
 C2/. Kết luận:
 Khối lượng càng lớn thì nhiệt độ vật thu vào càng lớn
Hoạt động 4(7p) Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ
 Mục tiêu: tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?
 Gv: y/c các nhóm thảo luận phương án thí nghiệm theo hướng dẫn trả lời C3,C4.
 Hs: thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
 Gv treo bảng kết quả thí nghiệm cho hs quan sát rồi trả lời C5.
 Y/c hs ghi kết luận C5 vào vở
 2/. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ
C3/.
Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. 
Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước. 
Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ.
 C4/.
Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau
Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối cùng của hai cốc bằng nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
 C5/. Kết luận:
 Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
Hoạt động 5(6p) /. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
 Mục tiêu: tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
 Gv: y/c các nhóm thảo luận phương án thí nghiệm theo hướng dẫn trả lời C6, C7.
 Hs: thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
Y/c hs ghi kết luận C7 vào vở.
 3/. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
C6/. 
Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau
Để kiểm tr sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào chất làm vật.
 C7/. Kết luận 
 Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
Hoạt động 6 (6p) Công thức tính nhiệt lượng.
 Mục tiêu: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng 
 Y/c hs nhắc lại nhiệt lượng vật thu để nóng lên vào phụ thuộc vào những y/tố nào?
 Gv: giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Gv: giới thiệu bảng 24.4 nhiệt dung riêng của một số chất.
 Hs: xem sgk/86.
? Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết gì?
 Hs: nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C.
 II/. Công thức tính nhiệt lượng.
 Q = m.c. Dt
Trong đó: 
Q là nhiệt lượng vật thu vào (J)
m là khối lượng của vật(Kg)
 - Dt = t2 – t1 độ tăng nhiệt độ(0C) hoặc K
c là đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng (J/Kg.K)
 4.4. Tổng kết 
Y/c hs vận dụng trả lời C9.
? Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ?
? 24.1/svbt/115?
C9/. m = 5kg, t1 = 200C, t2 = 500C
c = 380 J/kg.K, Q = ? (J)
 Giải.
Aùp dụng công thức: Q = m.c. t.
 Q = 5. 380.(50-20) = 57000(J)
=> - Khối lượng.
 - Độ tăng nhiệt độ
 - Chất cấu tạo nên vật.
=> Hs: 1. A/. 2. C/.
 4.5. Hướng dẫn học tập : 
	* Đối với bài học ở tiết này.
 - Học thuộc bài: phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập: C10, 24.2, 24.3
 - HD:
 + C10: 1l = 1kg
 + 24.2: 1l = 1kg áp dụng Q= t.m.c.
 + 24.3: t = Q/m.c
- Đọc phần có thể em chưa biết.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo : “ phương trình cân bằng nhiệt” đọc trước phần thí nghiệm.
 5- PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docbai 24 cong thuc tinh nhiet luong.doc