Giáo án Vật lý 8 tiết 29: Đối lưu – bức xạ

Đối lưu.

Mục tiêu : Tìm hiểu hiện tượng đối lưu

 Gv hd hs làm thí nghiệm H23.2 theo nhóm. Từng bước như sau:

- Lắp đặt thí nghiệm theo hình 23.2, chú ý tránh đổ vỡ cốc thủy tinh và nhiệt kế.

- Gv: có thể dùng thìa nhỏ múc thuốc tím đưa xuống đáy cốc thủy tinh cho từng nhóm

- Hướng dẫn hs dùng đèn cồn .

- y/c hs quan sát hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm câu hỏi C1,C2, C3.

 Hs: Chia nhóm làm thí nghiệmvà thảo luận làm theo hd của gv.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 29: Đối lưu – bức xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT.
Tuần : ....– tiết PPCT :29
Ngày dạy: . . . . . . .
1/. Mục tiêu
 1.1/. Kiến thức: 
 Hs biết: Nêu được khái niệm về sự đối lưu, về bức xạ nhiệt 
 Hs hiểu: lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, về bức xạ nhiệt 
 1.2/. Kĩ năng: 
 HS thực hiện vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
 1.3/. Thái độ : 
 Thĩi quen: Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong đời sống.
 Tính cách: Yêu thích mơn học
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Chuẩn bị:
 3.1/.Gv: thí nghiệm hình 23.1, hình 23.4, 23.5
 3.2/.Hs: đọc trước nội dung thí nghiệm hình 23.2, 23.3.
 –
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 8A1: .
 8A2:  
 4.2. kiểm tra miệng .
? Chất rắn dẫn nhiệt ntn so với c/lỏng, khí ?(3đ)
? Dẫn nhiệt là gì ?(5đ)
? Làm bài tập 22.a/svbt/106 ?(2đ)
Hs: Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất
 Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Hs: Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật, từ vật này sang vật khác.
Hs: A/.
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1(3p)
 Giới thiệu bài : 
 Gv làm thí nghiệm hình 23.1. Y/c hs quan sát, nêu hiện tượng quan sát được.
 Hs: Nhận thấy: sáp nóng chảy.
 Gv: bài trước ta biết được nước dẫn nhiệt kém. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động 2(10p) Đối lưu.
Mục tiêu : Tìm hiểu hiện tượng đối lưu 
 Gv hd hs làm thí nghiệm H23.2 theo nhóm. Từng bước như sau:
Lắp đặt thí nghiệm theo hình 23.2, chú ý tránh đổ vỡ cốc thủy tinh và nhiệt kế.
Gv: có thể dùng thìa nhỏ múc thuốc tím đưa xuống đáy cốc thủy tinh cho từng nhóm
Hướng dẫn hs dùng đèn cồn .
y/c hs quan sát hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm câu hỏi C1,C2, C3.
 Hs: Chia nhóm làm thí nghiệmvà thảo luận làm theo hd của gv.
 Hs: làm thí nghiệm xong 
 Gv: mời đại diện nhóm trả lời và ý kiến đóng góp của các nhóm khác. Sau đó gv thống nhất câu trả lời.
 Gv: thông báo: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu có thể xảy ra trong chất khí hay không? Chúng ta cùng trả lời C4
 Gv y/c hs q/s thí nghiệm hình 23.3 và trả lời C4
 Gợi ý C4: 
? Khói hương ở đây có tác dụng gì?
 Hs: giúp ta quan sát hiện tượng đối lưu của kk rõ hơn 
? Đối lưu là gì? 
 Gv y/c hs nghiên cứu và trả lời C5,C6.
I/. Đối lưu.
 1/. Thí nghiệm.
 2/. Trả lời câu hỏi.
 C1/. Nước màu tím di chuyển thành từng dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
 C2/. Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
 C3/. Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên.
Nhận xét: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng gọi là sự đối lưu.
 C4/. Hiện tượng xảy ra thấy khói hương củng c/đ thành dòng.
Nhận xét:
 Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng dòng chất lỏng, chất khí.
 C5/. Tương tự C2
 C6/.Trong chân không và chất rắn không xảy ra đối lưu vì Trong chân không và chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.
Hoạt động 3(10p) Bức xạ nhiệt.
Mục tiêu : tìm hiểu về bức xạ nhiệt
 Gv: Năng lượng Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
 Sau đây ta cùng tìm hiểu qua thí nghiệm hình 23.4.
 Gv : giới thiệu dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ và cách tiến hành thí nghiệm. Y/c hs quan sát và trả lời C7, C8.
 Hs: quan sát trả lời
 Y/c hs đọc và trả lời C9
? Bức xạ nhiệt là gì?
Hs: là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
 Gv: thông báo.
 Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở chân không.
 Khả năng hấp thụ nhiệt phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng xẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều
 II/. Bức xạ nhiệt.
C7/. KK trong bình đã nóng lên và nở ra.
 C8/.KK trong bình đã lạnh đi. Miếng gỗ đã ngăn nhiệt truyền từ đèn qua bình. Chứng tỏ nhiệt đã truyền từ đèn đến bình theo đường thẳng
 C9/. Không, vì kk dẫn nhiệt kém và cũng không phải đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng 
 Nhận xét: 
 Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
 Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở chân không.
 Khả năng hấp thụ nhiệt phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng xẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều
 Hoạt động 4(10p) Vận dụng.)
 Mục tiêu: HS thực hiện vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
 Y/c hs đọc C10, C11, C12 và trả lời.
 Hs: làm vào vbt.
 III/. Vận dụng.
C10/. Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt
C11/. Để giảm sự hấp thụ tia nhiệt.
C12/.Bảng 23.1
Chất
rắn
lỏng
khí
Chân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Đối lưu
Bức xạ nhiệt.
 4.4. Tổng kết 
?/. 23.1/svbt/110 ?
*Giáo dục môi trường: Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy oi bức khó chịu
 Nhiệt tryền từ Mặt Trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng. Vậy ta cần có biện pháp gì để khắc phục?. 
*Giáo dục hướng nghiệp: Nội dung bài giúp ích gì cho ta sau này ?.
Hs: C/.
=> Tại các nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để lưu thông không khí
 Khí xây dựng nhà cần chú ý đến mật độ nhà, hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông
 => Ở các xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính 
 Ở các xứ lạnh nên làm nhà có nhiều cửa kính
 => lựa chọn sản phẩm cho các ngành sản xuất(ví dụ: ấm đun nước bằng nhôm, tay cầm bằng nhựa), thiết kế các công trình xây dựng
 4.5. Hướng dẫn học tập :	
 * Đối với bài học ở tiết này.
 - Học thuộc bài.
 - Làm bài tập: 23.2, 23.3, 23.5, 23.a, 23.b.
 Hd:
 + 23.3: nên đốt ở đáy ống , ta dựa vào k/n đối lưu để giải thích.
 + 23.5: không giống nhau, ban đầu là hình thức dẫn nhiệt hay bức xạ nhiệt, lúc sau là hình thức dẫn nhiệt hay bức xạ nhiệt ?
Đọc phần có thể em chưa biết.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo 
Xem bài: “ công thức tính nhiệt lượng” tìm hiểu trước phần thí nghiệm và công thức tính nhiệt lượng được viết như thế nào?.
5- PHỤ LỤC :

File đính kèm:

  • docbai 23 doi luu - buc xa nhiet.doc