Giáo án Vật lý 8 - Tiết 26, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Ánh

Hoạt động 2: (15 phút) : Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng

- Thông báo: Ta không thấy các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động. Vì vậy để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không thì ta phải dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của vật đó.

- Yêu cầu thảo luận nhóm: (2 bàn 1 nhóm) : Tìm các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật(1 đồng xu bằng kim loại) (2 phút)

- Thông báo: ở trên các em đã nêu rất nhiều cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Nhưng chúng đều thuộc trong 2 hình thức làm thay đổi nhiệt năng sau đó là thực hiện công và truyền nhiệt.

- Thông báo: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công.

- Yêu cầu HS đọcC1.

- Gọi HS trả lời C1.

- Cho HS tiến hành thực hiện cách thay đổi nhiệt năng của đồng xu bằng cách thực hiện công như cọ xát đồng xu vào vải mềm (mặt bàn): (2 bàn 1 nhóm).

(?)Cọ xát đồng xu vào vải mềm( mặt bàn) thì đồng xu sẽ như thế nào?

(?) Đồng xu nóng lên, chứng tỏ nhiệt năng của đồng xu thay đổi như thế nào?

(?) Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng của đồng xu.

- Cho HS quan sát một số hình ảnh về cách thay đổi nhiệt năng bằng thực hiện công.

(?) Em hiểu như thế nào là truyền nhiệt?

- Thông báo: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt.

- Yêu cầu HS đọc C2.

- Gọi HS trả lời C2.

- Thay đồng xu bằng 1 chiếc thìa( muỗng) thả vào trong nước nóng. Sau 1 phút thì lấy thìa ra và yêu cầu HS dùng tay để cảm nhận.

- Gọi HS trả lời.

(?)Chiếc thìa nóng lên, nhiệt năng của chiếc thìa thay đổi như thế nào?

(?)Do đâu mà nhiệt năng của chiếc thìa trong nước nóng tăng?

(?)Khi đó nhiệt năng của nước nóng thay đổi như thế nào?

(?) Tìm cách làm giảm nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt?

- Cho HS quan sát 1 số ứng dụng của truyền nhiệt.

(?)Quá trình truyền nhiệt xảy ra khi hai vật có nhiệt độ như thế nào?

(?) Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc thì nhiệt năng truyền từ vật nào sang vật nào?

- Thảo luận nhóm: (3 bàn 1 nhóm): Hãy so sánh sự khác nhau về sự biến đổi nhiệt năng của hai vật khi tham gia

trực tiếp vào quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công? (2 phút).

- Thông báo: Truyền nhiệt xảy ra khi một vật có nhiệt độ cao mới truyền cho vật ở nhiệt độ thấp. Nếu hai vật có cùng nhiệt độ thì không xảy ra truyền nhiệt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 26, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CDSP Đà Lạt
Đoàn TSP năm 3:Trường THCS-THPT Tây Sơn
Tên giáo sinh: LÊ THỊ NGỌC ÁNH
Lớp: LÝ-KTCN K38 Khoa: Tự nhiên
GV hướng dẫn: Trương Thị Ánh Tuyết
Tuần:26 Ngày soạn:26/02/2016
Tiết: Ngày dạy:05/03/2016
Lớp: 8A3
Tên bài dạy:
Bài 21:
NHIỆT NĂNG
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
2. Kỹ năng- năng lực:
a.Kỹ năng: Phân biệt được hai cách làm thay đổi nhiệt năng.
b. Năng lực:
- Kiến thức: K1, K2, K3,K4.
- Phương pháp: P1, P2, P3, P4.
- Trao đổi thông tin: X1,X2, X5, X6, X7, X8.
3. Thái độ- phẩm chất:
- Nghiêm túc, ham thích tìm hiểu môn học.
- Trung thực, thật thà, cẩn thận, tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, giáo án, giáo án điện tử.
-Đồng xu bằng kim loại, cốc nước, phích đựng nước nóng, thìa kim loại.
2. Học sinh: 
- SGK,dụng cụ học tập.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút):
Câu hỏi: Nêu những hiểu biết về phân tử nguyên tử? Nếu thả đường vào nước nóng và nước lạnh thì trường hợp nào nhanh tan hơn? Vì sao?
Đáp án: Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Thả đường vào nước nóng nhanh tan hơn vì khi nhiệt độ cao các phân tử nước chuyển động nhanh hơn va chạm vào các phân tử đường nhiều hơn nên làm đường tan nhanh hơn. 
2. Đặt vấn đề:(3 phút): Xét thí nghiệm về chuyển động của quả bóng khi rơi! Trong hiện tượng này, cơ năng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ở bài hôm nay.
Bài 21: NHIỆT NĂNG
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: (7 phút): Tìm hiểu vế nhiệt năng
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về động năng.
(?) Các vật được cấu tạo như thế nào?
(?) Các nguyên tử,phân tử chuyển động hay đứng yên?
(?) Khi chuyển động các nguyên tử, phân có dạng năng lượng nào? 
- Thông báo: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó. Đơn vị của nhiệt năng là Jun(J).
- Cho HS xem mô hình chuyển động nhiệt của phân tử đồng.
(?) Giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật quan hệ với nhau như thế nào?
- Cho HS quan sát mô hình chuyển động nhiệt của các phân tử đồng.
- Nhận xét, kết luận.
(?) Có một cốc nước, nước trong cốc có nhiệt năng không? Tại sao?
(?) Nếu đun nóng cốc nước đó lên thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Tại sao?
- HS trả lời: Cơ năng của vật do chuyển động mà gọi là động năng.
- HS trả lời: Các vật được cấu tạo từ những nguyên tử và phân tử.
- HS trả lời: Các nguyên tử, phân tử chuyện động hỗn độn không ngừng.
- HS trả lời: Khi chuyển động các nguyên tử, phân có động năng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời:Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Nước trong cốc có nhiệt năng vì Các phân tử nước chuyển động không ngừng, như vậy mỗi phân tử cấu tạo nên nước đều có động năng.
- HS trả lời: Nhiệt năng của nước tăng lên vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vât chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K2, K3,K4, P1, P2, P4, X1, X2, X5, X7, X8.
- Kiến thức:[NB]: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
Hoạt động 2: (15 phút) : Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng
- Thông báo: Ta không thấy các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động. Vì vậy để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không thì ta phải dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của vật đó.
- Yêu cầu thảo luận nhóm: (2 bàn 1 nhóm) : Tìm các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật(1 đồng xu bằng kim loại) (2 phút)
- Thông báo: ở trên các em đã nêu rất nhiều cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Nhưng chúng đều thuộc trong 2 hình thức làm thay đổi nhiệt năng sau đó là thực hiện công và truyền nhiệt. 
- Thông báo: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công.
- Yêu cầu HS đọcC1.
- Gọi HS trả lời C1.
- Cho HS tiến hành thực hiện cách thay đổi nhiệt năng của đồng xu bằng cách thực hiện công như cọ xát đồng xu vào vải mềm (mặt bàn): (2 bàn 1 nhóm).
(?)Cọ xát đồng xu vào vải mềm( mặt bàn) thì đồng xu sẽ như thế nào?
(?) Đồng xu nóng lên, chứng tỏ nhiệt năng của đồng xu thay đổi như thế nào?
(?) Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng của đồng xu.
- Cho HS quan sát một số hình ảnh về cách thay đổi nhiệt năng bằng thực hiện công.
(?) Em hiểu như thế nào là truyền nhiệt?
- Thông báo: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt.
- Yêu cầu HS đọc C2.
- Gọi HS trả lời C2.
- Thay đồng xu bằng 1 chiếc thìa( muỗng) thả vào trong nước nóng. Sau 1 phút thì lấy thìa ra và yêu cầu HS dùng tay để cảm nhận.
- Gọi HS trả lời.
(?)Chiếc thìa nóng lên, nhiệt năng của chiếc thìa thay đổi như thế nào?
(?)Do đâu mà nhiệt năng của chiếc thìa trong nước nóng tăng?
(?)Khi đó nhiệt năng của nước nóng thay đổi như thế nào?
(?) Tìm cách làm giảm nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt?
- Cho HS quan sát 1 số ứng dụng của truyền nhiệt.
(?)Quá trình truyền nhiệt xảy ra khi hai vật có nhiệt độ như thế nào?
(?) Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc thì nhiệt năng truyền từ vật nào sang vật nào?
- Thảo luận nhóm: (3 bàn 1 nhóm): Hãy so sánh sự khác nhau về sự biến đổi nhiệt năng của hai vật khi tham gia 
trực tiếp vào quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công? (2 phút).
- Thông báo: Truyền nhiệt xảy ra khi một vật có nhiệt độ cao mới truyền cho vật ở nhiệt độ thấp. Nếu hai vật có cùng nhiệt độ thì không xảy ra truyền nhiệt.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi: cọ xát đồng xu vào vải mền( nền nhà), dùng búa đập,mài, bẻ cong nhiều lần, hơ trên lửa, phơi nắng, ủ trong lòng bàn tay, cho vào cốc nước nóng, cho vào cốc nước lạnh..
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- HS trả lời: Cọ xát đồng xu vào vải mền( nền nhà), dùng búa đập,mài, bẻ cong nhiều lần.
- HS tiến hành thực hiện.
- HS trả lời: Đồng xu sẽ nóng lên.
- HS trả lời: Đồng xu nóng lên, nhiệt năng của đồng xu tăng.
- HS trả lời: Do thực hiện công.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
- Lắng nghe.
- HS đọc C2.
- HS trả lời: : Hơ vật đó trên lửa, thả vật đó vào nước nóng
- HS trả lời: cảm thấy thìa ấm nóng.
- HS trả lời: Chiếc thìa nóng lên, nhiệt năng của chiếc thìa tăng.
- HS trả lời: Do nước nóng truyền nhiệt cho chiếc thìa.
- HS trả lời: Nhiệt năng của nước nóng giảm.
- HS trả lời: Thả vật đó vào cốc nước đá.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Quá trình truyền nhiệt xảy ra khi hai vật có nhiệt độ khác nhau.
- HS trả lời: Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- HS trả lời: 
+ Thực hiện công: Cả hai vật đều tăng nhiệt năng.
+ Truyền nhiệt: Một vật tăng nhiệt năng, còn vật kia giảm nhiệt năng.
- Lắng nghe.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K2, K3,K4, P1, P2, P4, X1, X2, X5, X7, X8.
- Kiến thức:[TH]: Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
Hoạt động 3: (5 phút): Tìm hiểu nhiệt lượng
(?)Trong thí nghiệm thả chiếc thìa vào cốc nước nóng thì nhiệt năng vật nào nhận thêm và nhiệt năng của vật nào mất bớt?
 - Thông báo định nghĩa nhiệt lượng: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi đó gọi là nhiệt lượng. 
+ Kí hiệu: Q
+ Đơn vị: J
- Thông báo: Muốn cho 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J.
- HS trả lời: Nhiệt năng của thìa nhận thêm và nhiệt năng của nước nóng mất bớt.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K2, P1, P2, X1, X5, X7.
- Kiến thức:[NB]: Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
Hoạt đông 4: (9 Phút): Vận dụng và củng cố
- Cho HS thảo luận nhóm: (2 bàn 1 nhóm): trả lời C3, C4, C5.
- Yêu cầu HS đọc C3.
(?) Nhiệt năng của miếng đồng thay đổi như thế nào?
(?) Nhiệt năng của nước thay đổi như thế nào?
(?) Vậy đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Yêu cầu HS đọc C4.
(?) Trong hiện tượng xoa hai bàn tay vào nhau thì đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
(?) Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Yêu cầu HS đọc C5.
- Gọi HS trả lời.
- Củng cố bài học bằng sơ đồ tuy duy.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/75.
- HS thảo luận và trả lời.
- HS đọc C3.
- HS trả lời: Nhiệt năng của miếng đồng giảm.
- HS trả lời: Nhiệt năng của nước tăng.
- HS trả lời: Đây là sự truyền nhiệt. ( đồng đã truyền nhiệt cho nước).
- HS đọc C4.
- HS trả lời: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. 
- HS trả lời: Đây là sự thực hiện công.
- HS đọc C5.
- HS trả lời C5:Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá dần thành nhiệt năng của quả bóng, không khí quanh quả bóng và mặt sàn.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K3, K4, P1, P3, X1, X5, X6, X7, X8.
- Kỹ năng:[VD]: Vân dụng kiến thức đã học để phân biệt được hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật.
4.Dặn dò:(1 phút):
- Đọc có thể em chua biết trong SGK.
- Học bài và chuẩn bị bài mới.
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu taọ nên vật chuyển động càng nhanh và năng lượng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1.Thực hiện công
C1: Dùng búa đập miếng đồng, cọ xát miếng đồng..
2.Truyền nhiệt
C2:Thả vật vào nước nóng, hơ trên ngọn lửa..
III. Nhiệt lượng
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Kí hiệu: Q.
- Đơn vị: J.
IV. Vận dụng 
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. ( đồng đã truyền nhiệt cho nước).
C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá dần thành nhiệt năng của quả bóng, không khí quanh quả bóng và mặt sàn.

File đính kèm:

  • docBai_21_Nhiet_nang.doc
Giáo án liên quan