Giáo án Vật lý 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc:
GV: Cho HS đọc phần này và cho HS ghi phần này vào vở.
HS: ghi
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc:
Treo bảng 2.2 lên bảng
GV: Em hãy điền đơn vị vận tốc vào dấu 3 chấm.
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Giảng cho HS phân biệt được vận tốc và tốc kế.
GV: Nói vận tốc ôtô là 36km/h, xe đạp 10,8km/h, tàu hỏa 10m/s nghĩa là gì?
HS: Vận tốc tàu hỏa bằng vận tốc ô tô. Vận tốc xe đạp nhỏ hơn tàu hỏa.
GV: Em hãy lấy VD trong cuộc sống của chúng ta, cái nào là tốc kế
Tuần 2: Ngày soạn: Tiết : 2 Bài 2.VẬN TỐC I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: So với quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Nắm vững công thức tính vận tốc. 2.Kỷ năng: Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian. 3.Thái độ: Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2.1 SGK. Tranh vẽ hình 2.2 SGK 2. Học sinh: Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ra bảng lớn bảng 2.1 và 2.2 SGK. III. Giảng dạy: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: a. Bài cũ GV: Hãy nêu phần kết luận bài: Chuyển động cơ học? Ta đi xe đạp trên đường thì ta chuyển động hay đứng yên so với cây cối? Hãy chỉ ra vật làm mốc HS: Trả lời GV: Nhận xét ghi điểm b. Sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới. 3. Tình huống bài mới Ở bài 1. Chúng ta đã biết thế nào là một vật chuyển động và đứng yên. Trong bài tiếp theo này ta sẽ biết vật đó chuyển động nhanh, chậm như thế nào? Ta vào bài mới. 4. Bài mới: PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu khái niệm vận tốc. GV: Treo bảng phụ phóng lớn bảng 2.1 lên bảng. HS: Quan sát GV: Các em thảo luận và điền vào cột 4 và 5. HS: Thảo luận GV: Làm thế nào để biết ai nhanh hơn, ai chậm hơn? HS: Ai chạy với thời gian ít nhất thì nhanh hơn, ai có thời gian chạy nhiều nhất thì chậm hơn. GV: cho HS xếp hạng vào cột 4. GV: Hãy tính quãng đường hs chạy được trong 1 giây? HS: Dùng công thức: Quãng đường chạy/ thời gian chạy. GV: Cho HS lên bảng ghi vào cột 5. Như vậy Quãng đường/1s là gì? GV: Nhấn mạnh: Quảng đường chạy trên 1s gọi là vận tốc. GV: Cho hs thảo luận và trả lời C3 HS: (1) Nhanh (2) chậm (3) Quãng đường (4) đơn vị HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc: GV: Cho HS đọc phần này và cho HS ghi phần này vào vở. HS: ghi HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc: Treo bảng 2.2 lên bảng GV: Em hãy điền đơn vị vận tốc vào dấu 3 chấm. HS: Lên bảng thực hiện GV: Giảng cho HS phân biệt được vận tốc và tốc kế. GV: Nói vận tốc ôtô là 36km/h, xe đạp 10,8km/h, tàu hỏa 10m/s nghĩa là gì? HS: Vận tốc tàu hỏa bằng vận tốc ô tô. Vận tốc xe đạp nhỏ hơn tàu hỏa. GV: Em hãy lấy VD trong cuộc sống của chúng ta, cái nào là tốc kế HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu phần vận dụng: GV: cho HS thảo luận C6 HS: thảo luận 2 phút GV: gọi HS lên bảng tóm tắt và giải HS: lên bảng thực hiện GV: Các HS khác làm vào giấy nháp. GV: Cho HS thảo luận C7. HS: thảo luận trong 2 phút GV: Em nào tóm tắt được bài này? HS: Lên bảng tóm tắt GV: Em nào giải được bài này? HS: Lên bảng giải. Các em khác làm vào nháp GV: Tương tự hướng dẫn HS giải C8. I/ Vận tốc là gì? C1: Ai có thời gian chạy ít nhất là nhanh nhất, ai có thời gian chạy nhiều nhất là chậm nhất. C2: Dùng quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy được. C3: Độ lớn vận tốc biểu thị mức độ nhanh chậm của chuyển động. (1) Nhanh (2) Chậm (3) Quãng đường (4) đơn vị II/ Công thức tính vận tốc: S V = t Trong đó V: vận tốc S: Quãng đường t: thời gian III/ Đơn vị vận tốc: Đơn vị vận tốc là mét/giây (m/s) hay kilômet/h (km/h) C4: C5: - Vận tốc ôtô = vận tốc tàu hỏa Vận tốc xe đạp nhỏ hơn. C6: Tóm tắt: t=1,5h; s= 81 km Tính v = km/h, m/s Giải: Áp dụng: v = s/t = 81/1,5 = 54 km/h = 15m/s C7: Tóm tắt t = 40phút = 2/3h v= 12 km/h Giải: Áp dụng CT: v = s/t => s= v.t = 12 x 2/3 = 8 km C8: Tóm tắt: v = 4km/h; t =30 phút = ½ giờ Tính s =? Giải: Áp dụng: v = s/t => s= v .t = 4 x ½ = 2 (km) HOẠT ĐỌNG 5: Củng cố. Hướng dẫn tự học Củng cố: Hệ thống lại cho học sinh những kiến thức chính. Hướng dẫn HS làm bài tập 2.1 SBT Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ SGK” Làm bài tập từ 2.2 đến 2.5 SBT Bài sắp học: Chuyển động đều, chuyển động không đều. * Câu hỏi soạn bài: - Độ lớn vận tốc xác định như thế nào? - Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều. IV. Bổ sung:
File đính kèm:
- Bai_2_Van_toc.doc