Giáo án Vật lý 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ac-Si-Met - Nguyễn Thanh Phương

HĐ1. Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

Đặt vấn đề: Như phần mở bài trong SGK. Tại sao Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?

HĐ2. Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (12phút)

-GV phân phối và giới thiệu các dụng cụ TN cho HS.

-Y/C HS làm TN như trong SGK, rồi lần lượt trả lời các câu hỏi C1,C2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ac-Si-Met - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 13 , Tuần 13
Tên bài dạy 
Bài 10
LỰC ĐẨY AC-SI-MET
I. Mục tiêu
1. KT: Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-met, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met, nêu tên các đại và đơn vị các đại lượng trong công thức.
2. Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan.Vận dụng công thức tính lực đẩy Ac-si-met để giải các bài tập đơn giản.
3. TĐ: Nghiêm túc khi học
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Dụng cụ TN ở H.10.2; 103 SGK theo nhóm.
2. Trò: Xem bài trước ở nhà
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài củ: 	
	 Trọng lực là gì? phương, chiều, độ lớn của trọng lực như thế nào? Dụng cụ để đo trọng lực trong phòng TN?
3. ND bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tổ chức tình huống học tập (3 phút) 
Đặt vấn đề: Như phần mở bài trong SGK. Tại sao Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?
HĐ2. Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (12phút) 
-GV phân phối và giới thiệu các dụng cụ TN cho HS.
-Y/C HS làm TN như trong SGK, rồi lần lượt trả lời các câu hỏi C1,C2.
HĐ3. Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac-si-met 
-GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Ac-si-met.
-GV nêu rõ dự đoán độ lớn của Ac-si-met đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-GV Y/C HS mô tả TN kiểm chứng dự đoán của lực đẩy Ac-si-met trong SGK.
-GV Y/C HS mô tả TH H 103 trả lời câu hỏi C3.
 PL: là trọng lượng của ly,
 PV : là trọng lượng của vật, 
 FA : là lực đẩy Ác-si-met, 
 PNTR: là trọng lượng của nước tràn ra. (Chính là trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ). 
-GV Y/C HS viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức. 
-GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi 
-GV nhắc lại cách so sánh 2 đại lượng
C5:
-Y/C HS dựa vào công thức để trả lời cho chặt chẽ.
C6:
-GV y/c HS trả lời.
C7:
 Hãy nêu phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4 thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-met.
-GVhướng dẫn ngoài cân ra ta cần những dụng cụ nào?
-GV rút ra những dụng cụ cần thiết để tiến hành TN.
-GV chỉ hướng dẫn, y/c HS nêu phương án làm TN.
-GV y/c HS vẽ hình thể hiện các bước tiến hành TN.
-GV y/c HS rút ra kết luận.
-HS nghe GV ĐVĐ .
-HS nghe GV giới thiệu các dụng cụ TN.
-HS nhận dụng cụ và tiến hành TN ( SGK).
-HS trả lời câu hỏi C1, C2.
-HS nghe GV kể chuyện và dự đoán độ lớn của Ac-si-met.
-HS mô tả TN kiểm chứng.
-HS hoạt động theo nhóm, tiến hành TN.
-HS thảo luận theo nhóm về kết quả của TN.
-HS hoạt động theo nhóm thảo luận để trả lời câu C3
dưới sự hướng dẫn của GV, HS rút ra:
 P1 = ... 
 P2 = ....
 P3 = ..... 
-HS viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met (cá nhân). 
-HS , nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức. 
C4: HS trả lời
-HS viết tóm tắt,
-HS viết công thức tính lực đẩy ASM tác dụng lên thỏi nhôm và thỏi thép: FAnh và FAth 
-HS so sánh FAnh và FAth rồi rút ra kết luận.
C6:HS viết tóm tắt,
-HS viết công thức tính lực đẩy ASM tác dụng lên thỏi đồng thứ 1 và thỏi đồng thứ 2: FA1, FA2
-HS nhắc lại dn=10000N/m3, dd=8000N/m3
-HS so sánh FA1 với FA2 rồi rút ra kết luận.
C7:
-HS thảo luận theo nhóm.
-HS: cần hộp quả cân, ly đựng nước tràn ra, bình tràn, ly không để đổ nước vào, vật, 1 cái móc để móc vật.
-HS đưa ra các bước TN:
Có 3 bước
-Sau mỗi bước HS vẽ hình để minh họa.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó 
1.TN:
a. Lần lượt lắp các dụng cụ TN như các hình vẽ 10.2a, 10.2b và tiến hành đo.
Kết quả: P1 < P.
b. Trả lời câu hỏi
C1. P1 < P chứng tỏ 
 Chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên.
C2. 
2. Kết luận: 
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên.
Lực đó gọi là lực đẩy Ác-si-met (FA).
* Tích Hợp (củng cố)
II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-met 
 1. Dự đoán: 
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-met bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra: 
a. Lắp các dụng cụ TN như các hình vẽ và tiến hành đo
Kết quả thí nghiệm cho thấy: P3 = P1
b. Trả lời câu hỏi:
C3: : Gọi 
P1 = PL + PV (1)
P2 = PL + PV – FA (2)
P3 = PL + PV – FA + PNTR (3)
P1 = P3 và từ (1) và (3) ta suy ra
FA = PNTR . Vậy điều dự đoán là đúng
3. Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-met
 FA = d.V
 Trong đó 
d
: là t/ lượng riêng của chất lỏng (N/m3), 
V: là của chất lỏng bị vật chiếm chỗ /m3), 
FA: là lực đẩy Ác-si-met (N). 
III. Vận dụng
C4: Khi chìm trong nước, gàu nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác-si-met hướng từ dưới lên
C5: FA nh = dn.Vnh, FA th = dn.Vth.
Mà Vnh = Vth=> FA nh = FA th
Vậy lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên hai thỏi nhôm và thép có độ lớn bằng nhau.
C6:
Ta có FA1 = dn.V1 
 FA2 = dd.V2 
 Mà V1 = V2 và dn > dd
=> FA1 > FA2
Vậy thỏi đồng nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-met lớn hơn. 
C7:
Bước 1: Đặt ly 1 (không chứa nước) và móc vật vào đĩa cân bên trái. Đặt một số quả cân vào đĩa cân bên phải sao cho đĩa cân thăng bằng.
HV....
Bước 2: Nhúng vật vào trong bình tràn đựng đầy nước, đồng thời lấy ly 2 hứng nước tràn ra.
HV....
Bước 3: Đổ nước ở trong ly 2 vào ly 1.
Nhận xét rồi rút ra kết luận. 
HV....
4. Củng cố 
-GV y/c HS nhắc lại: phương chiều, độ lớn, công thức tính độ lớn lực đẩy Ac-si-met.
* Tích Hợp - Các tàu thủy lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Biện pháp GDBVMT: Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất.
5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:	
Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 10.1 → 10.6 SBT, đọc thêm mục có thể em chưa biết .
IV. Rút kinh nghiệm
* Ưu: .............................................................................................................................
* Khuyết:.......................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:............................................................................................
Phong Thạnh A, ngày...../...../2015
Ký duyệt T13
Long Thái Vương

File đính kèm:

  • docBai_10_Luc_day_Acsimet.doc