Giáo án Vật lý 8 bài 2: Vận tốc

Hoạt động 3: Tìm hiểu về vận tốc.

- Cho HS đọc bảng 2.1 – SGK/8 để trả lời câu C1.

- Như vậy nếu đi cùng 1 quãng đường thời gian đi càng ít thì chuyển động càng nhanh.

- Bây giờ ta thử làm theo cách khác. So sánh quãng đường đi được trong cùng thời gian xem thế nào là người chạy nhanh hơn?

- Cho HS tính quãng đường đi được trong 1 giây và ghi vào bảng 2.1 SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6387 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 2: Vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngy soạn: 22/08/210
Tuần 2 - Tiết 2 Bài 2: VẬN TỐC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động đẻ rút ra cách nhậ biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó ( gọi là vận tốc )
- Nắm vững công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. 
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
3. Thái độ: Giáo dục các em biết làm chủ tốc độ khi điều khiển các phương tiện giao thông.
II. Chuẩn bị: 
- Đồng hồ bấm giây.
- Tranh vẽ tốc kế xe máy.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên 
 Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Chuyển động cơ học là gì? Làm thế nào để biết được một vật chuyển động hay đứng yên?
- Vật đứng yên khi nào? Vì sao nói chuyển động có tính tương đối? Cho ví dụ.
- Làm BT 1.3 – SBT
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập.
- Trong cuộc thi chạy, người chạy như thế nào là người đoạt giải nhất?
- Làm thế nào phân biệt được người về đích thứ 1,2,3?
- Người chạy nhan hơn là người có vận tốc lớn hơn. Hôm nay chúng ta nghiên cứu về vận tốc.
- HS: Là người chạy nhanh nhất.
- HS: Trên cùng một quãng đường ai chạy ít thời gian hơn thì người đó chạy nhanh hơn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vận tốc.
- Cho HS đọc bảng 2.1 – SGK/8 để trả lời câu C1. 
- Như vậy nếu đi cùng 1 quãng đường thời gian đi càng ít thì chuyển động càng nhanh.
- Bây giờ ta thử làm theo cách khác. So sánh quãng đường đi được trong cùng thời gian xem thế nào là người chạy nhanh hơn?
- Cho HS tính quãng đường đi được trong 1 giây và ghi vào bảng 2.1 SGK
- GV: Quãng đường đi được trong 1 giây gọi là vận tốc.
- Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C3.
- Vậy làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động?
I. Vận tốc là gì?
- Đọc bảng 2.1.
 C1: Cùng chạy 60m, ai chạy ít thời gian thì chạy nhanh hơn.
- HS ghi kết quả xếp hạng vào bảng.
- HS hoàn thành bảng 2.1 SGK
 C2 
- Quãng đường đi được trong 1 giây gọi là vận tốc.
- C3: (1) nhanh,(2) chậm, (3) quãng đường đi được, (4) đơn vị.
Hoạt động 4: Lập công thức tính vận tốc.
- Từ bảng kết quả, hãy tìm công thức tính vận tốc, tức là tính quãng đường đi được trong 1 giây.
- Cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn/ nhóm )
II. Công thức tính vận tốc:
- HS thảo luận nhóm tìm ra công thức tính vận tốc.
* Công thức: v = 
- Trong đó: v : vận tốc ( m/s, km/h )
 s: quãng đường đi được ( m, km )
 t: thời gian đi hết quãng đường đó ( s, h )
Hoạt động 5: Tìm hiểu đơn vị đo vận tốc.
- GV: Theo công thức: v = , vậy nếu s = 1m, t = 1s thì v = = m/s
- Vậy đơn vị đo vận tốc là m/s.
- Vậy đơn vị vận tốc phụ thuộc vào gì?
- Hãy căn cứ vào bảng 2.2 – SGK/9 để xem có thể có những đơn vị vận tốc nào?
- GV: Trong các đơn vị vận tốc thì đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
- Cho HS quan sát H 2.2- SGK/9 để biết về tốc kế của xe máy.
- GV: Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế còn gọi là đồng hồ vận tốc.
III. Đơn vị đo vận tốc:
 C4
- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- Đọc bảng 2.2 và hoàn thành bảng 2.2.
- Đơn vị vận tốc là m/s và km/h.
- Quan sát tốc kế của xe máy trên H 2.2.
- Vận tốc được đo bằng tốc kế.
Hoạt động 6: Củng cố – Vận dụng.
* Củng cố:
- Vận tốc là gì? Nêu công thức và đơn vị của vận tốc?
- Làm sao để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc các câu C5,C6,C7,C8.
- GV gợi ý, hướng dẫn cho Hs trả lời các câu hỏi.
- Câu C5: Muốn so sánh vận tốc của 3 chuyển động thì phải sử dụng đơn vị vận tốc nào?
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng giải.
- Cho HS nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Muốn áp dụng được công thức v = thì phải sử dụng các đơn vị đo các đại lượng như thế nào?
- HS trả lời các câu hỏi để củng cố lại nội dung bài học.
IV. Vận dụng: C5, C6, C7, C8
- Đọc các câu hỏi trong phần Vận dụng.
- HS: Phải đổi ra cùng một đơn vị vận tốc để so sánh.
- Giải các bài tập.
- HS sửa bài vào vở.
- HS: Phải sử dụng cùng một đơn vị độ dài và thời gian.
Hoạt động 7: Ghi nhớ – Dặn dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ,yêu cầu HS ghi vào vở.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi.
- Làm bài tập 2.1 – 2.5 SBT.
- Chuẩn bị bài 3.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_2_Van_toc_20150725_092609.doc