Giáo án Vật lý 7 tiết 35: Thi học kỳ II

Câu 10: Trong những trường hợp nào dười đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu điện thế)?

a) Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng;

b) Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin;

c) Giữa hai cực của pin còn mới;

d) Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy.

Câu 11: Trong các dụng cụ sau dụng cụ nào được gọi là nguồn điện:

a) Chuông điện, bàn là, nam châm điện;

b) Bếp điện, nồi cơm điện, bóng điện;

c) Đồng hồ dùng pin và máy tính bỏ túi dùng pin;

d) Pin, acquy, máy phát điện.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 35: Thi học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35	 Ngày soạn:22 -05-2015
Tiết : 35 	 Ngày dạy : 07-05-2015
THI HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
Phạm vi kiến thức:
Từ tiết 19 đến tiết thứ 34(sau khi học xong bài 34: Tổng kết chương III)
Mục đích:
Đối với học sinh: Cần nắm những kiến thức trọng tâm của các chương để thi HKII có hiệu quả cao.
Đối với GV: Cần kiểm tra đánh giá học chuẩn kiến thức - kĩ năng mà học sinh đã học trong chương trình.
II. Hình thức kiểm tra:
TNKQ và TL (30%:70%)
III. Ma trận, trọng số, số câu ,số điểm.
BẢNG TRỌNG SỐ: 
Nội dung
Tổng tiết
Tổng tiết LT
Số tiết thực dạy
Trọng số
Số câu
Điểm số
LT1
VD1
LT2
VD2
LT3
VD3
TN
TL
Tổng điểm
LT4
VD4
Điện tích
2
2
1.4
0.6
12
5
2
0
2
0
0.5
0.5
0
Dòng điện- sơ đồ mạch điện - các tác dụng của dòng điện
5
5
3.5
1.5
29
12.5
5
2
5
2
4.75
3.5
1.25
Cường độ dòng điện- Hiệu điện thế - An toàn khi sử dụng điện
5
4
3.5
1.5
29
12.5
5
2
5
2
4.75
3.0
1.75
Tổng
12
11
8.4
8
70
30
12
4
12
4
10
7.0
3.0
MA TRẬN CHUẨN:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TN
TL
1. Điện tích
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ và làm sáng bóng đèn bút thử điện
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Số câu hỏi
C2
C1
2
Số điểm
0.25
0.25 
0.5 (5%)
2. Dòng điện - sơ đồ mạch điện - các tác dụng của dòng điện
- Nhận biết được chiều dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương. ở mạch ngoài, dòng điện có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Nhận biết được chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.
- Nhận biết được chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
- Hiểu được biểu hiện của tác dụng từ, tác dụng phát sáng,ứng dụng của tác dụng hóa học trong thực tế.
- Chỉ được chiều của dòng điện trong mạch điện.
- Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn. và chỉ được chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện bằng mũi tên trên dây dẫn.
Số câu hỏi
C4
C16
(TL)
C3, C6, C7
C5
C13
(TL)
7
Số điểm
0.25
2.5
0.75
0.25
1.0
4.75 
(47.5%)
3. Cường độ dòng điện - Hiệu điện thế - An toàn khi sử dụng điện
- Nhận biết được Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. 
- Hiểu được kí hiệu, dụng cụ đo hiệu điện thế 
- Nhận biết được thế nào là nguồn điện và nhận dạng các nguồn điện trong thực tế
- Hiểu được trong trường hợp nào thì không có hiệu điện thế.
- Nhận biết được ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. Kí hiệu cường độ dòng điện và một số chú ý khi đo cường độ dòng điện
- cường độ dòng điện giữa hai đầu đoạn mạch bằng các cường độ dòng điện trên từng phần đoạn mạch.
- Đổi được đơn vị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Số câu hỏi
C8, C11, C12
C10
C15 (TL)
C9
C14 (TL)
7
Số điểm
0.75
0.25
2.0
0.25
1.5
4.75
(47.5%)
TS câu hỏi
5
1
5
1
2
2
16
Số điểm
1.25
2.5
1.25
2.0
0.5
2.5
10 (100%)
IV. NỘI DUNG ĐỀ
A.TRẮC NGHIỆM:(3.0đ) 
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái (a, b, c, d) đứng trước mỗi câu cho đáp án đúng nhất:
Câu 1: Hai vật nhiễm điện tích khác loại, khi đưa lại gần nhau thì chúng sẽ
hút nhau. 
đẩy nhau. 
vừa hút vừa đẩy nhau.	 
không có hiện tượng gì cả.
Câu 2: Một vật nhiễm điện dương khi
vật đó nhận thêm các êlectrôn. 
vật đó mất các êlectrôn. 
vật đó không có các điện tích âm. 
vật đó nhận thêm các điện tích dương.
Câu 3: Người ta ứng dụng tác dụng hóa của dòng điện vào công việc gì sau đây?
Mạ điện; 
Làm đinamô phát điện; 
Chế tạo loa; 
Chế tạo micrô.
Câu 4: Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi
từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
không theo một quy luật nào cả.
Câu 5: Chọn sơ đồ mạch điện đúng trong các sơ đồ sau?
Hình 1;
Hình 2;
Hình 3;
Hình 4.
 a) Hình 1;	 b) Hình 2;	c) Hình 3;	d) Hình 4;
Câu 6: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện?
Tác dụng nhiệt;
Tác dụng sinh lí.
Tác dụng hóa học;
Tác dụng từ;
Câu 7: Bóng đèn bút thử điện, bóng đèn LED hoạt động là nhờ tác dụng gì của dòng điện?
Tác dụng nhiệt;
Tác dụng hóa học;
Tác dụng phát sáng; 
Tác dụng sinh lí.
Câu 8: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo
hiệu điện thế. 
khối lượng. 
cường độ dòng điện. 
nhiệt độ. 
Câu 9: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp dòng điện chạy qua mỗi đèn có giá trị tương ứng là I1 , I2. Cường độ dòng điện (I) chạy trong mạch chính được tính là:
I = I1 - I2;
I = I1 = I2;
I = I1 + I2;
I = I1 : I2.
Câu 10: Trong những trường hợp nào dười đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu điện thế)?
Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng;
Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin; 
Giữa hai cực của pin còn mới;
Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy.
Câu 11: Trong các dụng cụ sau dụng cụ nào được gọi là nguồn điện:
Chuông điện, bàn là, nam châm điện;
Bếp điện, nồi cơm điện, bóng điện;
Đồng hồ dùng pin và máy tính bỏ túi dùng pin;
Pin, acquy, máy phát điện.
Câu 12 : Hiệu điện thế được kí hiệu là:
chữ V;
chữ A;
chữ U;
chữ I.
B. TỰ LUẬN: (7.0đ)
Câu 13:(1.0đ) Cho nguồn 2 pin, 2 bóng đèn giống nhau, 1 khóa K đóng và một số dây dẫn. Khi đóng khóa K đèn sáng bình thường. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp 2 đèn mắc nối tiếp. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch?
Câu 14:(1.5đ) Đổi các đơn vị sau:
3V =mV;
4,5 V =mV;
4,5A =mA;
0,2A =mA;
50V =...............kV;
250mA =............A.
Câu 15:(2.0đ) Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Ký hiệu? Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện? Những chú ý khi sử dụng dụng cụ này?
Câu 16:(2.5đ) a) Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ mỗi loại?
b) Hãy nêu tác dụng của sơ đồ mạch điện? Qui ước về chiều dòng điện?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. Trắc nghiệm khách quan: (3.0đ) mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
a
b
a
a
B
b
c
c
b
b
D
c
B. Tự luận: (7.0đ)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
Câu 13
(1.0đ)
Đ1
Đ2
K
+
-
Vẽ đúng được 0.5 đ.
Xác định đúng chiều dòng điện được 0.5đ
Câu 14
(1.5đ)
3V = 3000 mV; b) 4,5 V = 4500 mV;
 c) 4,5A = 4500 mA; d) 0,2A = 200 mA;
 e) 50V =0.05kV; f) 250mA = 0.25A. 
Đổi đúng mỗi đơn vị đạt 0,25 đ
Câu 15
(2.0đ)
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, ký hiệu A
- Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là Ampe kế
- Những chú ý khi sử dụng dụng cụ này: 
+) Chọn Ampe kế phù hợp để đo;
+) Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo;
+) Mắc chốt (+) của ampe kế vào cực (+) của nguồn điện, chốt (-) vào cực (-).
+) Phải điều chỉnh số 0 trước khi đo.
0,5 đ
0,5 đ
1.0 đ
Câu 16
(2.5đ)
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua
Ví dụ: đồng, nhôm.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 
Ví dụ: thủy tinh, nhựa..
- Tác dụng của sơ đồ mạch điện: nhằm biểu điễn đầy đủ, chính xác các mạch điện để có thể căn cứ vào đó mà lắp ráp hay sửa chữa với mạch điện trong thực tế.
- Qui ước về chiều dòng điện: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện sang cực âm của nguồn điện 
0.5 đ
 0.25 đ
0.5 đ
 0.25 đ
 0.5 đ
0.5 đ
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
 Loại
Lớp
8,9,10
Trên TB
Dưới TB
Từ 0,1,2,3
7a1
7a2
Nhận xét
...
VII. Rút kinh nghiệm
.

File đính kèm:

  • doctuan_35__tiet_35_ly_7_nam_20142015_20150725_091715.doc