Giáo án Vật lý 7 - Tiết 26, Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thảo Vy

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ampe kế (10 phút )

- Ở thí nghiệm trên ta đã dựa vào số chỉ của dụng cụ nào để biết được mức độ mạnh hay yếu của dòng điện?

- Ampe kế dùng để làm gì?

* Tìm hiểu ampe kế.

- Yêu cầu HS đọc C1.

- GV phát cho mỗi nhóm 1 ampe kế.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế:

+ Nhận biết: GV đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vôn kế. Đâu là ampe kế? Vì sao?

- Vậy ampe kế ghi mA thì dùng để đo dòng điện như thế nào?

- Yêu cầu HS nhắc lại về GHĐ và ĐCNN.

- Yêu cầu HS làm C1.

a) Ghi GHĐ và độ chia nhỏ nhất của ampe kế hình 24.2a và 24.2b ?

b) Cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế có ghi dấu là gì?

- HS chỉ ra chốt điều chỉnh ampe kế

c) Trên các chốt có dấu gì?

+ Chốt dương của ampe kế nối với cái gì?

+ Chốt âm của ampe kế nối với cái gì?

- Cho HS quan sát một số loại ampe kế.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 26, Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thảo Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CĐSP Đà Lạt.
Đoàn TSP năm 3:Trường THCS-THPT Tây Sơn.
Tên giáo sinh: Nguyễn Thị Thảo Vy.
Lớp: LÝ-KTCN K38 Khoa: Tự nhiên.
GV hướng dẫn: Dương Thị Giàu.
Tuần: 27 Ngày soạn: 04/03/2016
Tiết: 26 Ngày dạy: 08/03/2016
Lớp: 7a6
Tên bài dạy:
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
2. Kỹ năng- năng lực:
a. Kỹ năng : Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
b. Năng lực:
- Kiến thức : K1, K2, K3, K4.
- Phương pháp : P1, P2, P3, P4, P8.
- Trao đổi thông tin : X1, X5, X6, X7,X8.
3. Thái độ - Phẩm chất:
- Ham hiểu biết. có ý thức sử dụng an toàn điện.
- Nghiêm túc trong học tập, linh hoạt và hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo viên, giáo án điện tử.
- Nguồn (pin), 1 bóng đèn, 1 biến trở, 1 công tắc, 4 ampe kế, dây dẫn, 1 vôn kế.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Nghiên cứu trước phần thí nghiệm.
- Chuần bị bài mới. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :(5 phút )
Câu 1: Em hãy trình bày các tác dụng của dòng điện ?
Câu 2: Em hãy cho ví dụ về ứng dụng của các tác dụng của dòng điện?
2. Đặt vấn đề :(3 phút )
- Chúng ta đã được học tác dụng sinh lí của dòng điện. Khi dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Nhưng bên cạnh đó dòng điện còn có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, kích tim điều này cho ta thấy dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Tùy thuộc vào cường độ dòng điện thì mỗi tác dụng này mạnh yếu khác nhau. Vậy cường độ dòng điện là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.Bài 24: “CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN”.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cường độ dòng điện (7 phút)
- Yêu cầu HS quan sát hình 24.1.
- GV giới thiệu các dụng cụ và nêu các tác dụng của dụng cụ trong mạch điện.
+ Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
 + Biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- GV nêu mục đích thí nghiệm: Đèn sáng mạnh thì số chỉ trên ampe kế như thế nào? Ngược lại, đèn sáng yếu thì yếu thì số chỉ ampe kế như thế nào?
- GV tiến hành làm thí nghiệm hình 24.1. 
- Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế khi chưa mắc mạch.
- Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế khi mắc mạch xong. Dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn. Tiếp tục quan sát số chỉ của ampe kế.
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc thông tin cường độ dòng điện.
+ Số chỉ của ampe kế cho chúng ta biết điều gì?
+ Kí hiệu của cường độ dòng điện là gì?
+ Đơn vị đo của cường độ dòng điện? Kí hiệu là gì?
- GV thông báo: Ngoài ra còn dùng đơn vị miliampe (mA) để đo dòng điện có cường độ nhỏ.
Þ 1mA = 0,001A;
 1A = 1000mA
- Mở rộng: Cường độ dòng điện định mức.
+ Cho HS quan sát 1 số vật dụng và chỉ ra cường độ dòng điện định mức.
+ Nếu sử dụng dòng điện có cường độ khác cường độ định mức đi qua đồ dung điện thì gây ảnh hưởng gì không?
=> Phải sử dụng dòng điện có cường độ phù hợp để tránh bị hư hỏng thiết bị điện.
- Quan sát hình 24.1.
- Lắng nghe hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Vạch số 0.
- Quán sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh hay yếu.
- NX: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh( yếu) thì số chỉ ampe kế càng lớn( nhỏ).
- Đọc thông tin.
+ Số chỉ của ampe kế cho ta biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.
+ Kí hiệu: I.
+ Đơn vị của I là Ampe (A).
- Thu thập thông tin.
- Quan sát.
- Gây hư hỏng các đồ dùng thiết bị điện.
-Năng lực thành phần cần bồi dưỡng : K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P8, X1, X5, X6, X7,X8.
-Kiến thức [TH] :
 + Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
+ Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ampe kế (10 phút )
- Ở thí nghiệm trên ta đã dựa vào số chỉ của dụng cụ nào để biết được mức độ mạnh hay yếu của dòng điện? 
- Ampe kế dùng để làm gì?
* Tìm hiểu ampe kế.
- Yêu cầu HS đọc C1.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 ampe kế.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế:
+ Nhận biết: GV đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vôn kế. Đâu là ampe kế? Vì sao?
- Vậy ampe kế ghi mA thì dùng để đo dòng điện như thế nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại về GHĐ và ĐCNN.
- Yêu cầu HS làm C1.
a) Ghi GHĐ và độ chia nhỏ nhất của ampe kế hình 24.2a và 24.2b ? 
b) Cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế có ghi dấu là gì?
- HS chỉ ra chốt điều chỉnh ampe kế
c) Trên các chốt có dấu gì?
+ Chốt dương của ampe kế nối với cái gì?
+ Chốt âm của ampe kế nối với cái gì?
- Cho HS quan sát một số loại ampe kế.
- Đó là ampe kế.
- Là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
- Đọc C1.
- Quan sát ampe kế để trả lời C1.
- Vì trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc chữ mA.
- Dùng để đo dòng điện có cường độ nhỏ.
- Số ghi lớn nhất trên thang đo được gọi là GHĐ.
- Khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên 1 thang đo được gọi là ĐCNN.
C1: 
a)
+ Hình 24.2a: GHĐ: 100mA; ĐCNN:10mA.
+ Hình24.2b: GHĐ: 6A; ĐCNN: 0.5A.
b) 24.2a,b: chỉ thị kim.
 24.2c: hiển thị số.
- HS chỉ ra.
c) dấu (+) và dấu (-).
- Nối với cực dương của nguồn điện.
- Nối với đèn.
 - Quan sát.
-Năng lực thành phần cần bồi dưỡng : K1, K2, P3, X1, X5, X6, X7,X8.
-Kiến thức [TH] : Nhận biết được ampe kế.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đo cường độ dòng điện (12 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại kí hiệu của: nguồn điện, công tắc và bóng đèn.
 - GV giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện.Thêm kí hiệu cho chốt (+), chốt (-) của ampe kế .
 A
 +	 -
- Cho HS thảo luận nhóm vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3. Chỉ rõ chốt (+), chốt (-) của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
- Cho các nhóm thi đua rồi treo bảng nhóm lên bảng.
- Nhận xét sơ đồ của các nhóm.
- Yêu cầu HS hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của ampe kế của nhóm em ?
- Ampe kế nhóm em có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào trong bảng 2? Tại sao?
- GV thông báo: Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp. Trong các ampe kế đó ampe kế có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
- Quan sát hình 24.3 và nêu dụng cụ cần thiết? 
- GV nêu cách tiến hành TN và, nêu mục đích TN: xác định cường độ dòng điện.
GV thông báo quy tắc sử dụng ampe kế :
1. Ước lượng giá trị cường độ dòng điện cần đo.
2. Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp.
3.Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
4. Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực dương (+) của nguồn điện , không mắc trực tiếp hai chốt ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
5. Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
- HS đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- Cho nhóm HS nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Qua TN rút ra nhận xét hoàn thành C2.
- Nhắc lại.
- Theo dõi hướng dẫn của GV.
- Tập trung thảo luận.
- Sơ đồ mạch điện hình 24.3
K
+ -
+ -
 A
- Có 2 thang đo:
GHĐ: 0.6 V, ĐCNN : 0.02
GHĐ: 3V, ĐCNN : 0.1	
- Đo được cường độ dòng điện qua: Bóng đèn dây tóc, quạt điện.
- Lắng nghe.
- Gồm : nguồn(pin), khóa k, bóng đèn, ampe kế.
- Lắng nghe.
- HS thu thập thông tin
- HS đọc thông tin.
- Các nhóm nhận dụng cụ và làm TN.
- HS thực hiện thí nghiệm.
-Ghi nhận I1=A.
-Ghi nhận I2=.A.
C2: Dòng điện qua đèn có cường độ lớn (nhỏ) hơn thì đèn sáng mạnh (yếu) hơn.
-Năng lực thành phần cần bồi dưỡng : K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P8, X1, X5, X6, X7,X8.
-Kiến thức [TH] :
 + Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
Hoạt động 4 : Vận dụng và củng cố (6 phút )
- Gọi HS đọc câu hỏi C3.
+ HS nhắc lại: 1mA= ?A, 1 1A=?mA.
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS đọc C4.
- Đổi đơn vị các giá trị: 2mA, 20mA, 250mA ra A và 2A ra mA
- Chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện.
- Gọi HS đọc C5.
- Phải mắc cực dương của ampe kế với cái gì?
- Củng cố:
+Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
+Làm các bài tập trắc nghiệm.
- HS đọc C3.
C3:
a) 0,175A = 175 mA.
b) 0,8A = 380 mA.
c) 1250mA = 1,25 A.
d) 280mA = 0,28 A.
- HS đọc C4
+ 2mA = 0.002 A.
+ 20mA = 0.02A.
+ 250 mA = 0.25 A.
+ 2A = 2000mA.
C4 : 2 – a ; 3 – b ; 4 – c.
C5: a) Đúng. Vì chốt dương của Ampe kế được mắc với cực dương của nguồn.
+ HS trả lời câu hỏi.
-Năng lực thành phần cần bồi dưỡng : K1, K2, P3, X1, X5, X6, X7,X8.
-Kỹ năng [VD] : Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
4.Dặn dò (1 phút ):
-Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
-Làm bài tập trong sách bài tập.
-Chuẩn bị bài mới bài “Hiệu điện thế”.
NỘI DUNG GHI BẢNG
BÀI 24 : CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I – Cường độ dòng điện
1.Quan sát thí ngiệm
- Nhận xét: với 1 bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện:
- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
- Kí hiệu: I.
- Đơn vị là Ampe (A).
- Ngoài ra còn dùng đơn vị miliampe (mA).
 1mA = 0,001A;
 1A = 1000mA.
II. Ampe kế:
1. Công dụng:
- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
2. Các nhận biết:
C1:
a) Hình 24.2a: GHĐ: 100mA; ĐCNN:10mA.
 Hình 24.2b: ĐCNN: 0.5A.
b) 
+ Ampe kế hình 24.2a, b : dùng kim chỉ . 
+Ampe kế hình 24.2 c: hiện số.
c) - chốt dương (+).
 - chốt âm (-).
III – ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Kí hiệu của ampe kế trong mạch điện.
 A
 + 	 -
Sơ đồ mạch điện hình 24.3 
K
+ -
+ -
 A
C2 : Nhận xét: Dòng điện qua đèn có cường độ lớn (nhỏ) hơn thì đèn sáng mạnh (yếu) hơn.
IV – VẬN DỤNG:
C3:	a) 0,175A = 175 mA.	b) 0,38A = 380 mA.
c) 1250mA = 1,25 A.	d) 280mA = 0,28 A.
C4: 2 – a ; 3 – b ; 4 – c 
C5:
Đúng.
 Vì chốt dương của Ampe kế được mắc với cựu dương của nguồn.
Ghi nhớ SGK/ 68.

File đính kèm:

  • docxBai 24 Cuong do dong dien.docx