Giáo án Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Tuyết Vân

A. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. So sánh

 được âm to, âm nhỏ

 2.Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động, Độ ta nhỏ của âm

 phụ thuộc vào biên độ.

 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ .

B. PHƯƠNG PHÁP: Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan

C. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: Đàn ghi ta, 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc bốc,

 1 lá thép ( 0,7 x 15 x 300) mm

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 II. Bài cũ: Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau?

 Chữa bài tập số 3 và trình bày kết quả bài tập 10.5 (SBT)?

III. Bài mới

 

doc84 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Tuyết Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tập 14.1; 14.2; 14.3
 III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:(3ph) Tổ chức tình huống học tập
Yêu cầu học sinh tìm hiểu phần mở bài.
Nếu cuộc sống khg có âm thanh thì sẽ ntn?
Nếu âm thanh quá lớn sẽ như thế nào?
Học sinh tìm hiểu phần mở bài ở SGK.
HOẠT ĐỘNG 2:(9ph) Tìm hiểu sự ô nhiễm tiếng ồn
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.1; 15.2;15.3 SGK và cho biết tiếng ồn đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 
Dựa vào các hiện tượng ở hình vẽ 15.1; 15.2; 15.3 chọn từ thích hợp hoàn thành kết luận. 
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2.
HS trả lời.
 Vậy có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó?
HS: Trảlời theo yêu cầu của câu hỏi.
I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
 H15.1 SGK tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng đến sức khỏe -> không gây ô nhiễm tiếng ồn.
 H15.2; 15.3 Tiếng ồn của máy khoan của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe -> ô nhiễm tiếng ồn
C2: Trường hợp b, c, d tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 
 HOẠT ĐỘNG 3:(15ph) Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu biện pháp?
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3
HS trả lời theo yêu cầu.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4
Học sinh thảo luận để đưa ra phương án trả lời.
II. Tìm hiểu biện pháp chốnh ô nhiễm tiếng ồn:
C3: Có 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 + Cấm bóp còi ở gần trường học, bệnh viện
 + Xây tường ngăn.
 + Trồng nhiều cây xanh
 + Làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ.
C4: -Vật phản xạ âm tốt 
 -Vật ngăn chặn âm 
HOẠT ĐỘNG 4:(8ph) Vận dụng
Vận dụng kiến thức trong bài học yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6. 
GV gọi 1 số em nêu biện pháp của mình, trao đổi xem biện pháp nào khả thi.
Ở cạnh nhà mình, hàng xóm ở karaoke ta và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn?
C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2; 15.3
 + Máy khoan không làm vào giờ vào giờ làm việc.
 + Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học.
C6: 
 - Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ, giờ học...
 - Phòng hát đảm bảo tính chát không truyền âm ra bên ngoài.
 IV. CỦNG CỐ:
- Gần nhà em có quán mổ lợn vào lúc gần sáng tiếng mổ lợn rất ồn.
- Theo em có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó.
- Các anh công nhân làm việc ở các nhà máy có tiếng ồn to và kéo dài. Vậy các anh 
 đó có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng đó?
 V. DẶN DÒ: 
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập từ 15.1 đến 15.6 ở SBT.
- Chuẩn bị trước bài tỏng kết chương Âm học.
Tuần:17	 Ngày soạn: 09-12-2018
Tiết:17 	 
TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ÂM HỌC
ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU: 
Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh
Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. Hệ thống hóa lại 
kiến thức của chương I và chương II
B. PHƯƠNG PHÁP: Chủ yếu sử dụng phương pháp hỏi đáp
C. CHUẨN BỊ: 	HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức:	Kiểm tra sĩ số 
 II. Bài cũ: 	Lòng vào nội dung ôn tập
 III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:(3ph) Tổ chứchọc tập. 
Yêu cầu học sinh tự kiểm tra trong nhóm về phần tự kiểm tra.
HS đưa vở bài tập theo sự hướng dẫn bài trước để nhóm kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 2:(20ph) Yêu cầu lần lượt học sinh phát biểu phần tự kiểm 
tra của mình theo các câu
Mỗi câu yêu cầu 2 học sinh trả lời.
HS thảo luận để lựa chọn ra câu trả lời đúng.
I. Tự kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG 3 : (15ph) Vận dụng 
GV: Yêu cầu học sinh xem lại câu hỏi 1, 2, 3 và chuẩn bị 1 phút rồi trả lời 
Yêu cầu học sinh trả lời câu 4 
Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành?. 
Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp đực được?
?Khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua môi trường nào?
Yêu cầu học sinh xây dựng được từ ngữ nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài -> tạo ra tiếng vang.
Yêu cầu học sinh nêu được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và giải thích tại sao phải sử dụng biện pháp ấy.
II. Vận dụng:
 1.Đàn ghi ta: Dây đàn phát ra âm. 
Kèn lá: Phần đầu lá chuối dao động phát ra âm. 
Sáo : hơi dao động phát ra âm. Trống: Mặt trống dao động phát ra âm. 
 2. c.
 3. a)Dao động có biên độ lớn -> âm to Dao động có biên độ nhỏ -> âm nhỏ 
 b)Dao động dây đàn nhanh (tần số lớn - > âm cao), tần số nhỏ âm thấp. 
 4.Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua không khí, qua mũ đến tai. 
 5.Ngõ hẹp. 
-Học sinh đưa ra biện pháp và giải thích.
HOẠT ĐỘNG 4:Trò chơi ô chữ
GV: Yêu cầu cán bộ lớp (lớp phó học tập) dẫn chương trình.
HS: Toàn bộ lớp tham gia trả lời theo sự xung phong.
Nội dung ô chữ:
ÁNH SÁNG
 IV. CỦNG CỐ:
Lồng vào nôi dung bài học.
 V. DẶN DÒ: Về nhà các em trả lời một số câu hỏi. 
1.Đặc điểm chung của nguồn âm? 
2.Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
3.Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị độ to. Giới hạn độ to của âm 
 để không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn nghe ấm tốt?
4.Âm truyền qua môi trường nào ? Trong môi trường nào âm truyền tốt? 
5.Âm phản xạ là gì ? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? Vật nào phản xạ âm 
 tốt, vật nào phản xạ âm kém. 
6.Nêu các phương pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 
Ngày soạn: 17/12/2017
Ngày dạy: 18 – 23/12/2017
Tuần: 18
Tiết: 18
THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018
I. Mục tiêu:
- Nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản đã học: 
+ Quang học
+ Âm học
- Vân dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập liên quan
II. Hình thức kiểm tra:
- TNKQ: 30%
- TL: 70%
III. Ma trận đề kiểm tra:
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1:
Quang học
1. Tính được góc phản xạ
2. Tính được góc tạo bởi tia phản xạ với gương
3. Tính được chiều cao của ảnh tạo bởi gương phẳng
4. Tính được khoảng cách từ vật đến gương phẳng
5. Vẽ được tia phản xạ
6. Tính được góc phản xạ bằng cách trình bày phép tính
7. Tính được góc hợp bởi tia tới và gương khi biết góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới bằng cách trình bày phép tính
Số câu 
Chuẩn
Số điểm 
Tỉ lệ %
C9,10,11,12
Ch1,2,3,4
1,0
10%
C15a,b
Ch5,6
2,0
20%
C15c
Ch7
1,0
10%
5
4,0
40%
Chủ đề 2:
Âm học
8. Biết được đơn vị của tần số
9. Biết được ngưỡng đau của tai người
10. Biết được môi trường âm thanh không truyền được
11. Biết được âm phản xạ cách âm trực tiếp bao lâu để được gọi là tiếng vang
12. Biết được âm thanh có thể truyền được trong môi trường nào và so sánh vận tốc truyền âm giữa các môi trường đó
13. Hiểu được giới hạn nghe của tai người
14. Hiểu được yếu tố quyết định đến độ to của âm
15. Hiểu được môi trường truyền âm
16. Hiểu được cách chống ô nhiễm tiếng ồn
17. Hiểu được sự khác nhau giữa các âm thanh
Số câu 
Ch
Số điểm 
Tỉ lệ %
C1,2,3,4
Ch8,9,10,11
1,0
10%
C13
Ch12
2,0
20%
C5,6,7,8
Ch13,14,15,16
1,0
10%
C14
Ch17
2,0
20%
10
6,0
60%
Tổng câu 
T. điểm
Tỉ lệ %
5
3,0đ
30%
5
3,0đ
30%
5
4,0đ
40%
15
10,0
100%
IV. Đề kiểm tra:
Trắc Nghiệm (3đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1 (0.25đ): Đơn vị của tần số là:
 A. m	C. Hz
 B. mm	D. dB
Câu 2 (0.25đ): Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) là:
 A. 120dB	C. 140dB
 B. 130dB	D. 150dB
Câu 3 (0.25đ): Âm thanh không thể truyền được trong môi trường nào sau đây:
 A. Chất rắn	C. Chất khí
 B. Chất lỏng	D. Chân không
Câu 4 (0.25đ): Âm phản xạ cách âm trực tiếp bao lâu thì được gọi là tiếng vang?
Ít nhất 1/13 giây 	C. Ít nhất 1/17 giây 
B. Ít nhất 1/15 giây 	D. Ít nhất 1/19 giây 
Câu 5 (0.25đ): Tai người sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe một âm thanh có tần số 22000Hz?
 A. Nghe thấy rất to	C. Đau nhức
 B. Nghe thấy rất cao	D. Không nghe thấy
Câu 6 (0.25đ): Yếu tố quyết định đến độ to của âm:
 A. Tần số	C. Nhiệt độ
 B. Biên độ dao động	D. Ánh sáng	
Câu 7 (0.25đ): Tại sao để muốn nghe rõ tiếng bước chân cần áp tai xuống mặt đất?
 A. Vì mặt đất mềm nên truyền âm tốt	C. Vì mặt đất là chất rắn nên truyền âm tốt
 B. Vì mặt đất là môi trường chân không	D. Vì cần sự yên tĩnh
Câu 8 (0.25đ): Cách nào sau đây có thể chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học:
 A. Làm sân bê tông	C. Trồng cỏ xung quang trường
 B. Sơn tường màu sáng	D. Trồng hàng rào cây xanh xung quanh trường
Câu 9 (0.25đ): Chiếu một tia sáng đến gương phẳng hợp với gương một góc 300. Vậy góc phản xạ bằng:
 A. 300	C. 500	
 B. 400	D. 600	
Câu 10 (0.25đ): Chiếu một tia sáng đến gương phẳng sao cho góc phản xạ bằng 550. Vậy tia phản xạ hợp với gương một góc bằng:
 A. 350	C. 550
 B. 450	D. 650
Câu 11 (0.25đ): Đặt một vật cao 70cm trước gương phẳng. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng cao bao nhiêu mét?
0,007m	C. 0,7m	 
B. 0,07m	 	D. 7m	 
Câu 12 (0.25đ): Một vật đặt cách gương phẳng 4m. Khoảng cách từ ảnh đến vật là:
4m	C. 8m	 
 B. 6m	 	D. 10m
II: Tự Luận (7đ)
Câu 13 (2đ): Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm giữa những môi trường đó.
Câu 14 (2đ): Quan sát bảng dưới và trả lời các câu hỏi:
Tần số (Hz)
Độ to của âm (dB)
Môi trường truyền âm
Âm thanh 1
500Hz
60dB
Đồng
Âm thanh 2
1000Hz
40dB
Không khí
Âm thanh 3
1500Hz
80dB
Nước biển
a/ Âm thanh nào dao động chậm nhất?
b/ Âm thanh nào cao (bổng) nhất?
c/ Âm thanh nào có biên độ dao động nhỏ nhất?
d/ Âm thanh nào có vận tốc truyền âm lớn nhất?
Câu 15 (3đ): Chiếu một tia sáng SI đến gương phẳng, hợp với gương một góc 400.
a/ Vẽ tia phản xạ IR.
b/ Tính góc phản xạ.
c/ Để tia phản xạ hợp với tia tới một góc 1200 thì phải chiếu tia tới SI hợp với gương một góc bao nhiêu?
V. Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
C
0,25đ
Câu 2
B
0,25đ
Câu 3
D
0,25đ
Câu 4
B
0,25đ
Câu 5
D
0,25đ
Câu 6 
B
0,25đ
Câu 7
C
0,25đ
Câu 8
D
0,25đ
Câu 9
D
0,25đ
Câu 10
A
0,25đ
Câu 11
C
0,25đ
Câu 12
C
0,25đ
Câu 13
- Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường: Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
- Vận tốc truyền âm trong các môi trường: Rắn > Lỏng > Khí
1,0đ
1,0đ
Câu 14
a/ Âm thanh 1
b/ Âm thanh 3
c/ Âm thanh 2
d/ Âm thanh 1
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 15
a/ Học sinh vẽ đúng
b/ Góc tới:
i1 = 900 - 400 = 500
Góc phản xạ:
i1' = i1 = 500
c/ Góc tới
i2 = 1200 : 2 = 600
Góc hợp bởi tia tới và gương:
v = 900 - 600 = 300
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Ngày soạn: 24/12/2017
Ngày dạy: 25 – 30/12/2017
Tuần: 19
Tiết: 19
TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I
I. Đề kiểm tra:
Trắc Nghiệm (3đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1 (0.25đ): Đơn vị của tần số là:
 A. m	C. Hz
 B. mm	D. dB
Câu 2 (0.25đ): Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) là:
 A. 120dB	C. 140dB
 B. 130dB	D. 150dB
Câu 3 (0.25đ): Âm thanh không thể truyền được trong môi trường nào sau đây:
 A. Chất rắn	C. Chất khí
 B. Chất lỏng	D. Chân không
Câu 4 (0.25đ): Âm phản xạ cách âm trực tiếp bao lâu thì được gọi là tiếng vang?
Ít nhất 1/13 giây 	C. Ít nhất 1/17 giây 
B. Ít nhất 1/15 giây 	D. Ít nhất 1/19 giây 
Câu 5 (0.25đ): Tai người sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe một âm thanh có tần số 22000Hz?
 A. Nghe thấy rất to	C. Đau nhức
 B. Nghe thấy rất cao	D. Không nghe thấy
Câu 6 (0.25đ): Yếu tố quyết định đến độ to của âm:
 A. Tần số	C. Nhiệt độ
 B. Biên độ dao động	D. Ánh sáng	
Câu 7 (0.25đ): Tại sao để muốn nghe rõ tiếng bước chân cần áp tai xuống mặt đất?
 A. Vì mặt đất mềm nên truyền âm tốt	C. Vì mặt đất là chất rắn nên truyền âm tốt
 B. Vì mặt đất là môi trường chân không	D. Vì cần sự yên tĩnh
Câu 8 (0.25đ): Cách nào sau đây có thể chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học:
 A. Làm sân bê tông	C. Trồng cỏ xung quang trường
 B. Sơn tường màu sáng	D. Trồng hàng rào cây xanh xung quanh trường
Câu 9 (0.25đ): Chiếu một tia sáng đến gương phẳng hợp với gương một góc 300. Vậy góc phản xạ bằng:
 A. 300	C. 500	
 B. 400	D. 600	
Câu 10 (0.25đ): Chiếu một tia sáng đến gương phẳng sao cho góc phản xạ bằng 550. Vậy tia phản xạ hợp với gương một góc bằng:
 A. 350	C. 550
 B. 450	D. 650
Câu 11 (0.25đ): Đặt một vật cao 70cm trước gương phẳng. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng cao bao nhiêu mét?
0,007m	C. 0,7m	 
B. 0,07m	 	D. 7m	 
Câu 12 (0.25đ): Một vật đặt cách gương phẳng 4m. Khoảng cách từ ảnh đến vật là:
4m	C. 8m	 
 B. 6m	 	D. 10m
II: Tự Luận (7đ)
Câu 13 (2đ): Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm giữa những môi trường đó.
Câu 14 (2đ): Quan sát bảng dưới và trả lời các câu hỏi:
Tần số (Hz)
Độ to của âm (dB)
Môi trường truyền âm
Âm thanh 1
500Hz
60dB
Đồng
Âm thanh 2
1000Hz
40dB
Không khí
Âm thanh 3
1500Hz
80dB
Nước biển
a/ Âm thanh nào dao động chậm nhất?
b/ Âm thanh nào cao (bổng) nhất?
c/ Âm thanh nào có biên độ dao động nhỏ nhất?
d/ Âm thanh nào có vận tốc truyền âm lớn nhất?
Câu 15 (3đ): Chiếu một tia sáng SI đến gương phẳng, hợp với gương một góc 400.
a/ Vẽ tia phản xạ IR.
b/ Tính góc phản xạ.
c/ Để tia phản xạ hợp với tia tới một góc 1200 thì phải chiếu tia tới SI hợp với gương một góc bao nhiêu?
II. Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
C
0,25đ
Câu 2
B
0,25đ
Câu 3
D
0,25đ
Câu 4
B
0,25đ
Câu 5
D
0,25đ
Câu 6 
B
0,25đ
Câu 7
C
0,25đ
Câu 8
D
0,25đ
Câu 9
D
0,25đ
Câu 10
A
0,25đ
Câu 11
C
0,25đ
Câu 12
C
0,25đ
Câu 13
- Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường: Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
- Vận tốc truyền âm trong các môi trường: Rắn > Lỏng > Khí
1,0đ
1,0đ
Câu 14
a/ Âm thanh 1
b/ Âm thanh 3
c/ Âm thanh 2
d/ Âm thanh 1
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 15
a/ Học sinh vẽ đúng
b/ Góc tới:
i1 = 900 - 400 = 500
Góc phản xạ:
i1' = i1 = 500
c/ Góc tới
i2 = 1200 : 2 = 600
Góc hợp bởi tia tới và gương:
v = 900 - 600 = 300
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Tuần:20	 Ngày soạn: 30-12-2018
Tiết:20 	 
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
A. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức: Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật 
 bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do 
 cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của 
 sự nhiễm điện)
 2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan và nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, cẩn phải sấy khô nếu thời tiết ẩm, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn kích thước khoảng ( 80 x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước (130 x 180 mm), 1 bút thử điện thông mạch (hoặc 1 bóng đèn nêon của bút thử điện)
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức:	Kiểm tra sĩ số 
 II. Bài cũ:	Giới thiệu chương mới Điện học
 III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:(5ph) Tổ chức huống học tập. 
GV: Đặt vấn đề: Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em có cảm thấy hiện tượng gì? Trong tự nhiên hiện tượng sấm sét -> hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
HOẠT ĐỘNG 2:(15ph) Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Y/c HS đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. 
-Các lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xãy ra chưa ?
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
 GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách cọ xát. 
-Khi đưa mảnh nhựa sau khi đã cọ xát đến gần giấy vụn thì có hiện tượng gì xãy ra. 
-Nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận chung.
I. Vật nhiễm điện:
Thí nghiệm 1: 
(SGK)
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
HOẠT ĐỘNG 3:(15ph) Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát có thể hút các vật khác ? 
-Các nhóm đưa ra phương án kiểm tra.
HS suy nghĩ rồi đưa ra phương án trả lời.
 -GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ? 
*B1: Chbị một mảnh phim nhựa chưa cọ xát ->chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như vẽ -> bút thử điện kg sáng. 
*B2: Dùng len, dạ cọ xát tấm phim -> dùng bút thử điện sáng. C/nhóm tiến hành th/ng.
 -GV kiểm tra việc tiến hành th/ng của một số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt thì giải thích cho học sinh nguyên nhân.. 
GV làm lại thí nghiệm cho học sinh quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2.
 -GV thông báo các vật bị cọ xát có khả nănghút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện, các hiện tượng đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Tích hợp BVMT:
- Vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2).
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
Thí nghiệm 2: 
(SGK)
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng đèn bút thử điện.
HOẠT ĐỘNG 4:(5ph) Vận dụng
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 và C3
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Vận dụng:	
 IV. CỦNG CỐ:
- Để một vật bị nhiễm điện ta dùng cách nào?
- Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì?
 V. DẶN DÒ: 
- Về nhà các em xem lại nội dung bài học.
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới.
Tuần:21	 Ngày soạn: 06-01-2019
Tiết:21 	 
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
A. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích 
 cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. 
 Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các 
 êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa 
 về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích
 dương thiếu êlectrôn.
 2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
 3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ: Cả lớp: Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội dung. Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược cấu tạo nguyên tử.
 Mỗi nhóm: Hai mảnh ni lông kích thước 70 x 12mm hoặc một mảnh 70 x 250 mm, 1 bút chì gỗ hay nhựa, + 1kẹp nhựa, 1mảnh dạ hoặc len cở 150 x 150 mm, 1mảnh lụa cở 150 x 150 mm, 1thanh thủy tinh hữu cơ kích thước (5x10x200)mm, 2đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước 10 dài 20 mm, 1mũi nhọn đặt trên đế nhựa
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: 	Kiểm tra sĩ số 
 II. Bài cũ:	Có thể làm cho một vật bị nhiễm điện bằng cách nào? 
 III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:(2ph) Tổ chức tình huống học tập
GV: Đặt vấn đề: (SGK). HS theo dõi nắm nội dung vấn đề.
HOẠT ĐỘNG 2:(10ph) Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và 
tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1:
Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông.
HS: Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng xẫy ra.
Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vsao?
Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không ?
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.2 .
 Khi chưa cọ xát các em đưa hai thanh nhựa đến gần thì có hiện tượng gì xảy ra?
 Khi cọ xát ở đầu thước nhựa và đưa lại gần thì có hiện tượng gì xảy ra?
Nếu hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau, chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra điều này. 
HS:Tiến hành th/ng và đưa ra nhận xét.
I.Hai loại điện tích.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tran_thi_tuyet_van.doc