Giáo án Vật lý 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc các yếu tố nào ?

a. Hiện tượng:

 - C1. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.

- C2. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.

- C3. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diên tích mặt thoáng chất lỏng.

b. Nhận xét :

-C4. (1) cao (thấp).

 (2) lớn (nhỏ).

 (3) mạnh (yếu).

 (4) lớn (nhỏ).

 (5) lớn (nhỏ).

 (6) lớn (nhỏ).

 (7) lớn (nhỏ).

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31	 Ngày soạn : 27-04-2005
Bài 26 :
 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
Tiết : 30 Ngày dạy : 02-04-2015	
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. 
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi.
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
3. Thái độ: 
 - Trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống .
II. Chuẩn bị: 
1. GV: - Tranh vẽ các hình trong sgk .
2. HS: - Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6a1: 6a2:
6a3: 6a4:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs1 : Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc 
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bi mới :
– Dùng khăn ướt để lau bảng y/c hs quan sát =>vậy nước trên bảng đã đi đâu mất ? Các em đều biết nước và mọi chất lỏng khác đều tồn tại ở ba thể rắn, lỏng, khí và có thể chuểyn từ thể này sang thể khác => bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển tư thể lỏng sang thể hơi
-Lắng nghe và suy nghĩ tìm phương án trả lời
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự bay hơi :
- Các em hãy tìm một ví dụ về sự bay hơi không phải là nước và ghi vào vở ?
- Gọi một vài hs nêu ví dụ của mình trước lớp ?
- Dưa vào các ví dụ của hs GV đi đến kết luận mọi chất lỏng đều có hể bay hơi ?
- Chuyển ý : Sự bay hơi nhanh hay chậm ( Tốc độ bay hơi ) phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Làm việc cá nhân cho ví dụ về sự bay hơi 
- Ghi : mọi chất lỏng đều có thể bay hơi 
I. Sự bay hơi :
1. Sự bay hơi :
- Qúa trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Hoạt động 3 : Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra kết luận về tốc độ bay hơi :
- Sư bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
- Treo hình 26.2a hướng dẫn hs quan sát hình A1 , A2 . mô tả lại cách phơi quân áo ở hai hình ( cho hs phải so sánh được : quần áo giống nhau cách phơi như nhau . Hình A1 trời râm , hình A2 trời nắng ) sau đó đọc và trả lời C1 
- Chốt lại tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ 
- Tương tự GV y/c hs quan sát hình B1, B2 C1, C2. so sánh và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió ,phụ thuộc vào mặt thoáng ?
- Cho hs hoàn thành C4 ?
- Chuyển ý : Từ việc phân tích ta rút ra nhận xét : tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ , gió , mặt thoáng của chất lỏng , nhận xét đó chỉ là dự đoán , để kiểm tra xem dự đoán đó có đúng hay sai thì ta làm thí nghiệm 
- Làm việc cá nhân quan sát hình vẽ, mô tả lại cách phơi 
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 
C1: Nhiệt độ 
C2 : Gió 
C3: Mặt thoáng 
- Làm việc cá nhân dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống => hoàn thành câu 4
C4 : (1)- cao hoặc (1) –thấp 
 (2) – lớn hoặc (2)- nhỏ 
 (3) – mạnh hoặc (3) – yếu 
 (4)- lớn hoặc (4) – nhỏ
 (5) – lớn hoặc (5) – nhỏ 
 (6) – lớn hoặc (6)- nhỏ
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc các yếu tố nào ?
a. Hiện tượng:
 - C1. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
- C2. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.
- C3. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diên tích mặt thoáng chất lỏng.
b. Nhận xét :
-C4. (1) cao (thấp).
 (2) lớn (nhỏ).
 (3) mạnh (yếu).
 (4) lớn (nhỏ).
 (5) lớn (nhỏ).
 (6) lớn (nhỏ).
 (7) lớn (nhỏ).
Hoạt động 4 : Thí nghiệm kiểm tra :
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố ta đi kiểm xem tác động của từng yếu tố một 
- Theo các em muốn kiểm tra xem sự tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi như thế nào ? 
- Xây dựng kĩ năng cho hs : Nghiên cứu tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào thì các yếu tố khác phải giữ nguyên không thay đổi 
- Vậy để kiểm tra sự tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi thì phương án thí nghiệm :Các dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm ra sao 
- Hướng dẫn hs bằng thí nghiệm mô phỏng :
+ Dùng kẹp vạn năng kẹp vào mép đĩa va 2 điều chỉnh sau cho đĩa nhôm đặt khớp với ngọn lửa đèn cồn . Đĩa thứ 2 dặt lên bàn để đối chứng 
+ Dùng đèn cồn đốt nóng một đĩa 
+ Dùng bình chia độ để đổ 2ml nước sau choi mặt thoáng của hai đĩa như sau 
+ Quan sát sự bay hơi của nước ở hai đĩa 
- Hướng dẫn hs thảo luận về kết quả thí nghiệm 
- Cho một vài nhóm mô tả lại thí nghiệm và nêu kết quả thí nghiệm = > Các nhóm nhận xét tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ 
- Cho hs lập kế hoạch kiểm tra tác động của gió vào tốc độ bay hơi 
- Tương tự kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mặt thoáng 
- Nêu rõ các bước tiến hành thí nghiệm để hs về nhà tiến hành kiểm tra dự đoán
- Thảo luận đưa ra phương án kiểm tra tác động của nhiệt độ vào tốc độ bay hơi, dụng cụ cách tiến hành làm thí nghiệm 
- Quan sát hiện tượng ,thảo luận trong nhóm về kết quả thí ngiệm và rút ra kết luận 
- Các nhóm cử đại diện mô tả thí nghiệm hoặc nhân xét kết quả của các nhóm khác 
-Vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi 
- Ghi lại các kết quả về nhà thực hiện 
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c. Thí nghiệm :
-C5. Để diện tích mặt thoáng chất lỏng hai đĩa là như nhau.
-C6. Để loại trừ tác động của gió.
-C7. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
-C8. Nước ở đĩa hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
Hoạt động 5 : Vận dụng:
- Hướng dẫn thảo luận trả lời C9-C10 ?
- C9. Giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít mất nước hơn.
-C10. Nắng nóng và có gió.
d. Vận dụng :
C9. Giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít mất nước hơn.
-C10. Nắng nóng và có gió.
IV. Củng cố : - Gọi một đến 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK ? 
V. Hướng dẫn về nh : 
 - Đọc mục có thể em chưa biết.
 - Học phần ghi nhớ ,chuẩn bị bài 27 SGK .
VI. Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • doctiet_30_li_6_20150725_111040.doc