Giáo án Vật lí 8 - Học kì I chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt

1.Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt

Phương pháp thực nghiệm

Hướng dẫn HS làm thí nghiệm H22.1 sgk

HS trả lời câu hỏi sgk và thảo luận câu trả lời

Gv chốt lại: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật , từ vật này sang vật khác bằng hình thức truyền nhiệt

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 8 - Học kì I chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÍ 8- HỌC KÌ I
Chủ đề : CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
Thời lượng: 3 tiết
Gồm các bài: Nhiệt năng, dẫn nhiệt, đối lưu - bức xạ nhiệt
Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng: 
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản
NỘI DUNG
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CÁC NĂNG LỰC THÀNH PHẦN
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Nhiệt năng
1/ Nhiệt năng
PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin
-Gv nêu câu hỏi:
?Động năng của vật là gì?
-Hs: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
?Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hay đứng yên?
-Hs: Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng
? Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, vậy các phân tử cấu tạo nên vật có dạng cơ năng nào?
-Hs: Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng nên chúng có động năng
-Gv thông báo: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng
?Nếu nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào?
-Hs: Nếu nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn
?Vì sao?
-Hs có thể giải thích: khi nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn nên nhiệt năng của vật lớn.
?Dựa vào dấu hiệu nào để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không?
-Hs: dựa vào nhiệt độ của vật.Nếu nhiệt độ của vật tăng lên thì nhiệt năng tăng và ngược lại.
2/ Các cách làm thay đổi nhiệt năng
PP: phương pháp dạy học theo trạm + bàn tay nặn bột
-Gv yêu cầu Hs thảo luận đưa ra cách làm tăng nhiệt năng của một miếng đồng
-Hs thảo thảo luận đưa ra các cách làm tăng nhiệt năng của một miếng đồng
-Từ đó Gv hướng dẫn Hs qui các cách đó về hai cách tổng quát: thực hiện công và truyền nhiệt
-Gv yêu cầu 
+trạm 1 và 3 đưa ra thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên
+trạm 2 và 4 nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của miếng đồng bằng cách truyền nhiệt
-Gv yêu cầu các trạm tiến hành thí nghiệm và nêu kết quả thu được
-Gv nêu yêu cầu: hãy đưa ra phương án thí nghiệm làm giảm nhiệt năng của miếng đồng đang có nhiệt năng tăng
-Hs độc lập suy nghĩ và đưa ra cách
-Gv nhận xét và chốt lại các cách
3/ Nhiệt lượng
PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin
?Khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
-Hs: Khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì xảy ra hiện tượng truyền nhiệt
?Lúc đó nhiệt năng của hai vật sẽ thay đổi như thế nào?
-Hs: Vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt, nó sẽ lạnh đi, nhiệt năng giảm. Vật có nhiệt độ thấp nhận thêm nhiệt, nó nóng lên, nhiệt năng tăng.
- Gv: phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
-Gv giới thiệu kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng
K1: Hs nắm được nhiệt năng là dạng năng lượng mà vật lúc nào cũng có
K2: Hs nắm được mối quan hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng của vật
K4: Hs giải thích được khi nào nhiệt năng của vật tăng hay giảm
K3; K4:: Hs xử dụng được kiến thức vật lí để thảo luận và đưa ra các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật 
P8: Hs đề xuất được phương án, tiến hành thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng của một vật 
X1: Hs trao đổi, diễn tả, giải thích được một số hiện tượng bằng ngôn ngữ vật lí
X6: Hs trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập vật lí của mình
X8: Hs tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
K1: Hs nắm được phần nhiệt năng vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
X5: Hs ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập vật lí của mình
1/(K1) Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã học?
2/(K2) Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì:
a.động năng của vật tăng lên
b.động năng của vật giảm đi
c.nhiệt năng của vật tăng lên
d.nhiệt năng của vật giảm đi
3/(K3)Một học sinh phát biểu: “khi đun nóng một miếng đồng thì chỉ có thể tích của miếng đồng tăng vì miếng đồng nóng lên thì nở ra,còn nhiệt năng của miếng đồng không thay đổi”. Theo em phát biểu này đúng hay sai, vì sao?
4/(K3,K4) Khi đun nước trong ấm đậy kín thì nước nóng dần lên và tới một lúc nào đó, nắp ấm có thể bị bật lên. Hỏi khi nào có sự truyền nhiệt, khi nào có thực hiện công?
5/(P8) Có một miếng đồng và một cốc nước lạnh. Em hãy nêu ra phương án làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng và nước? Chỉ rõ đó là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
6/(X1) Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:
a.Khi đun nước, nước nóng lên
b.Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên
7/(X1) Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
8/(K1) Phát biểu nào sau đây về nhiệt lượng là không đúng?
a.Nhiệt lượng có đơn vị là Jun
b.Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là Jun
c.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật có thể nhận thêm được trong quá trình truyền nhiệt
d. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật có thể mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Dẫn nhiệt
1.Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
Phương pháp thực nghiệm
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm H22.1 sgk
HS trả lời câu hỏi sgk và thảo luận câu trả lời
Gv chốt lại: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật , từ vật này sang vật khác bằng hình thức truyền nhiệt
2.Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất
HS làm TN, thảo luận và trả lời câu hỏi
Gv chốt lại:Chất rắn dẫn nhiệt tốt .Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
Hs tìm VD về sự dẫn nhiệt
P8.HS làm TN
P8.Hs làm TN
P3.Hs trả lời câu hỏi
K4. Tìm ví dụ về dẫn nhiệt
K4.Vận dung kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
P8. Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
P8.Các đinh rơi xuống theo thứ tự như thế nào?
P8.Làm thế nào để nhận xét về tính dẫn nhiệt của chất rắn , lỏng ,khí
P3.Hãy mô tả sự truyền nhiệt năng trong thí nghiệm
P3.Các đinh có rơi xuống cùng một lúc không?
P3.Từ TN23.3 nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
P3.Từ TN23.4 Nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?
K4.HS tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt
K4.Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dầy?
K4.Tại sao mùa đông chim thường đứng xù lông?
Đối lưu
1.Tìm hiểu hiện tượng đối lưu
Phương pháp thực nghiệm
Hướng dẫn HS làm TN như H23.2 sgk
HS trả lời và cùng nhau thảo luận
GV chốt lại: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu cùa chât lỏng và chất khí
2.Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm TN 23.3 và trả lời cau hỏi
P8.Hs làm TN
P3.Hs trả lời câu hỏi liên quan đến thí nghiệm
K4. Vân dụng kiến thức vào thực tế
P8.HS lắp ráp và tiến hành thí nghiệm
P3.Nước màu thuốc tím chuyển thành dòng từ dưới lên trên hay chuyển động hỗn độn theo mọi phương?
P3.Tại sao lớp nước đun bên dưới lại đi lên trên ,còn lớp nước trên lại đi xuống phía dưới?
P3.Làm sao biết được nước trong cốc đã nóng?
K4.Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ bên dưới?
Bức xạ nhiệt
1.Tìm hiểu về bức xạ nhiệt
Hướng dẫn Hs làm TN 23.4,23.5 sgk
Hs trả lời câu hỏi C7, C8, C9 và thảo luận câu trả lời
HS đọc thông báo về định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt
GV chốt lại:Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng .Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả trong chân không
2.Vận dung
HS trả lời câu hỏi vận dụng
P8. HS làm TN
P3.HS trả lời câu hỏi từ kết quả thí nghiệm
K4.Vận dụng kiến thức vào thực tế
P8. HS lắp ráp và tiến hành TN
P3.Giọt nước màu dịch chuyển chứng tỏ điều gì?
P3.Sự truyền nhiệt này có phải là dẫn nhiệt và dối lưu không?
K4.Tại sao vào mùa hè ta thường mặc áo trắng ma không mặc áo đen?
K4. Đèn kéo quân quay được là nhờ hình thức truyền nhiệt nào?

File đính kèm:

  • docBai_21_Nhiet_nangchu_de_cac_hinh_thuc_truyen_nhiet_20150725_092843.doc