Giáo án Văn 9 tiết 160: Kiểm tra tiếng việt

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

 I . Trắc nghiệm: ( 3 điểm)

 Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

 1/ Bộ phận gạch chân trong câu văn sau thuộc thành phần nào?

 Hoa cúc, loài hoa ấy mang vẽ đẹp dịu dàng.

 A- Thành phần chủ ngữ. C- Thành phần khởi ngữ.

 B- Thành phần vị ngữ. D- Thành phần trạng ngữ.

2/ Câu nào trong các câu sau không có khởi ngữ?

 A- Về sách Ngữ văn THCS, em thích nhất cuốn Ngữ văn 9.

 B- Sách Ngữ văn 9 có nhiều bài thơ hay.

 C- Đối với hoa sen, em thích nhất trong các loài hoa.

 D- Sấm sét, quân ta lại giáng xuống đồn giặc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn 9 tiết 160: Kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 25 /04 / 2015. Lớp 9A. 9C
Tiết 160	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian : 45 phút
--------oOo--------
I. MỤC TIÊU 
- Thu thập thơng tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về phần Tiếng Việt trong chương trình học kỳ II.
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm về từ vựng đã học từ đầu học kỳ II đến thời điểm bài kiểm tra tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 theo nội dung Tiếng Việt, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thơng hiểu, vận dụng của học sinh.
II. HÌNH THỨC
1. Hình thức : kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
2. Cách tổ chức kiểm tra : học sinh làm tại lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
1. Liệt kê các đơn vị bài học 
- Khởi ngữ (1 tiết)
- Các thành phần biệt lập (2 tiết)
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn (2 tiết)
- Nghĩa tường minh và hàm ý (2 tiết)
- Ơn tập tiếng Việt 9 (2 tiết)
- Tổng kết ngữ pháp (4 tiết)
+ Từ loại
▪ Danh từ, động từ, tính từ
▪ Các từ loại khác (số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phĩ từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ)
+ Cụm từ
▪ Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
▪ Phần trung tâm của các cụm từ
+ Thành phần câu
▪ Thành phần chính và thành phần phụ
▪ Thành phần biệt lập
+ Các kiểu câu
▪ Câu đơn
▪ Câu ghép
▪ Biến đổi câu (câu rút gọn,)
▪ Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán)
2 . Xây dựng khung ma trận :
 a- Phần trắc nghiệm:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Khởi ngữ 
1
1
2
Các thành phần biệt lập 
1
2
3
Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
1
2
3
 Nghĩa tường minh và hàm ý 
1
1
2
 Tổng kết ngữ pháp
1
1
2
Tổng số câu
5
7
12
Tổng điểm
1,25
1,75
3
 b- Phần tự luận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Khởi ngữ
1
1
Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
1
1
 Nghĩa tường minh và hàm ý 
1
1
Tổng số câu
3
3
Tổng điểm
7
7
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 I . Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 1/ Bộ phận gạch chân trong câu văn sau thuộc thành phần nào?
 Hoa cúc, loài hoa ấy mang vẽ đẹp dịu dàng.
 A- Thành phần chủ ngữ. C- Thành phần khởi ngữ. 
 B- Thành phần vị ngữ. D- Thành phần trạng ngữ.
2/ Câu nào trong các câu sau không có khởi ngữ?
 A- Về sách Ngữ văn THCS, em thích nhất cuốn Ngữ văn 9.
 B- Sách Ngữ văn 9 có nhiều bài thơ hay.
 C- Đối với hoa sen, em thích nhất trong các loài hoa.
 D- Sấm sét, quân ta lại giáng xuống đồn giặc.
 3/ Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. 
 Từ Dường như là : A- thành phần tình thái. C- thành phần cảm thán.
 B- khởi ngữ . D- thành phần phụ chú. 
4/ Cụm từ in đậm trong câu “Tác giả thay mặt đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.” Thuộc thành phần biệt lập nào?
 A. Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú.
 B. Thành phần cảm thán. D. Thành phần gọi đáp.
5/Tìm thành phần gọi đáp trong câu văn sau: “Thế à, cảm ơn các bạn!”
 A-Thế à B- cảm ơn C- các bạn D- cảm ơn các bạn!
6/ (1) Hoạ sĩ nào cũng đến Sa-Pa.(2 ) Ở đấy tha hồ vẽ. Trong đoạn văn trên từ được gạch dưới sử dụng phép liên kết nào?
 A- Khởi ngữ B- Phép lặp C- phép thế D- Phép nối 
7/ Đoạn văn: “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành (1). Muốn ác phải là kẻ mạnh”(2).” sử dụng phép liên kết nào?
 A- Phép đồng nghĩa B- Phép trái nghĩa. C- Phép thế D- Phép lặp 
8/ Những từ ngữ sử dụng phép liên kết trong đoạn văn “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành (1). Muốn ác phải là kẻ mạnh”(2) là:
 A- yếu đuối với ác với mạnh. C- yếu đuối với hiền lành, mạnh với ác.
 B- mạnh với hiền lành, yếu đuối với ác. D- yếu đuối với mạnh, hiền lành với ác.
9/ Trong 3 ví dụ sau, ví dụ nào có nghĩa tường minh?
 A- Đầu lòng hai ả tố nga C- “Người đồng mình thô sơ da thịt
 Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 B- Hoa tàn mà lại thêm tươi, Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa. Còn quê hương thì làm phong tục”. 
10/ Nghĩa Hàm ý của bài thơ “Bánh trôi nước” trên là:
 A- Một cuộc đời vất vả . 
 B- Một số phận, thân phận hẩm hiu, lệ thuộc.
 C-/ Một tấm lòng son sắt chung thủy.
 D- Một cuộc đời vất vả, thân phận hẩm hiu, nhưng tấm lòng son sắt chung thủy.
11/ Câu “Ba cô gái.” trong đoạn văn “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) thuộc loại:
 A. câu đơn. B. câu ghép. C. câu rút gọn. D. câu đặc biệt.
12/ Hãy xác định từ loại của các từ in đậm dưới đây (bằng cách ghi các chữ số hàng bên phải vào các khoảng trống ngay sau dòng các chữ cái):
 A.  thậm chí ngay cả với đồng loại (1) quan hệ từ
 B.  ngay cả với đồng loại chó sói của nó  (2) trợ từ
 C. Khi ta thấy nhiều con chó sói .. (3) đại từ
 D.  chúng lại mỗi con một nơi  (4) lượng từ
 A.  B C.  D. 
II/ Phần tự luận : (7 điểm)
 1/ Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép nối để liên kết câu trong đoạn trích sau: (2 điểm)
 Mưa phùn suốt đêm ngày. Mưa như rắc bụi trắng đất trời. Mưa suốt cả tháng giêng. Thế rồi, tháng hai trời hửng. Nắng xuân ấm áp chan hòa.
 2/ Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ . (2 điểm)
 “Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái”
 (Làng, Kim Lân)
..................................................................................................................................................................................................................................................... 
3/ Viết đoạn văn hội thoại (từ 5 – 7 câu) có sử dụng hàm ý.(xác định và nêu nội dung hàm ý đĩ) (3 điểm)
..
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
I- Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
A
C
A
C
B
D
A
D
D
A2-B1-C4-D3
II- Phần tự luận:
1/ Phép lặp từ ngữ và phép nối: (mỗi ý 1 điểm) 
Phép lặp từ ngữ : từ “mưa”
Phép nối: “thế rồi”
2/(mỗi ý 1 điểm)
 - Khởi ngữ : Bánh rán đường đây
 - Câu không có khởi ngữ: Chia cho em mỗi đứa một cái bánh rán đường.
3/ Viết đoạn văn hội thoại (từ 5 – 7 câu) có sử dụng hàm ý và xác định đúng (2 điểm) 
 Xác định nội dung hàm ý. (1 điểm).

File đính kèm:

  • docKIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT moi.doc